Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

Câu hỏi 1 :

Căn cứ của nghĩa quân Bãi Sậy được xây dựng trên vùng địa hình như thế nào? 

A. Vùng đầm, hồ, lau sậy um tùm. 

B. Vùng núi cao hiểm trở. 

C. Vùng sông nước. 

D. Vùng trung du có nhiều rừng rậm.

Câu hỏi 2 :

Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888 nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì? 

A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp 

B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu 

C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu 

D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp

Câu hỏi 3 :

Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì? 

A. Di chuyển lực lượng để các vùng tự do 

B. Tổ chức phản công để phá vòng vây 

C. Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp 

D. Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước

Câu hỏi 4 :

Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào? 

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.             

B. Khởi nghĩa Ba Đình. 

C. Khởi nghĩa Hương Khê. 

D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

Câu hỏi 5 :

Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Hương Khê 

B. Khởi nghĩa Yên Thế 

C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà 

D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

Câu hỏi 6 :

Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của nhân dân Xô Viết thực hiện trong hoàn cảnh nào?

A. Là nước thắng trận, Liên Xô thu được nhiều thành quả từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả nặng nề.

C. Khôi phục kinh tế, hằn gắn vết thương chiến tranh.

D. Liên Xô cần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Câu hỏi 7 :

Những sự kiện thể hiện sự biến đổi lớn về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Trung Quốc thu hồi được Hồng Công

B. Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ

C. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa và sự thành lập hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên

D. Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên

Câu hỏi 8 :

Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á?

A. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công

B. Nhật Bản, Hồng Công, Đài Loan

C. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công

D. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan

Câu hỏi 10 :

 Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 miền theo vĩ tuyến số bao nhiêu?

A. Vĩ tuyến 39

B. Vĩ tuyến 38

C. Vĩ tuyến 16

D. Vĩ tuyến 37

Câu hỏi 11 :

Đặc điểm chung của khu vực Đông Bắc Á nửa sau thế kỉ XX là

A. Các quốc gia đều tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít giành độc lập dân tộc

B. Trừ Nhật Bản, các quốc gia còn lại trong khu vực đều trong tình trạng kém phát triển

C. Các quốc gia đều nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục, xây dựng, phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ

D. Hầu hết các quốc gia giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

Câu hỏi 12 :

Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước

A. Quân chủ lập hiến

B. Quân chủ chuyên chế

C. Cộng hòa tổng thống

D. Cộng hòa đại nghị

Câu hỏi 13 :

Sự kiện nào là mốc mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917?

A. Cuộc bãi công của công nhân nổ ra khắp thành phố

B. Hơn 66 nghìn binh lính đã đứng về phía cách mạng

C. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat

D. Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố thoái vị

Câu hỏi 14 :

Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, thái độ của Nga hoàng như thế nào?

A. Đàn áp, dập tắt được phong trào của nhân dân.

B. Bỏ chạy ra nước ngoài.

C. Nhờ sự giúp đỡ của các đế quốc khác.

D. Bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.

Câu hỏi 15 :

Sau Cách mạng tháng Hai (1917), ở Nga đã xuất hiện hiện tượng gì đặc biệt?

A. Chính quyền phong kiến và tư sản 

B. Chính phủ tư sản và công nhân 

C. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính 

D. Chính quyền công nhân và nông dân

Câu hỏi 16 :

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga trở thành nước

A. Cộng hòa.

B. Quân chủ.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 17 :

Một cục diện chính trị đặc biệt đã diễn ra sau khi Nga Hoàng bị lật đổ là

A. hình thành 2 chính quyền song song của tư sản và của công nông.

B. chính quyền liên hợp được thành lập.

C. chính quyền phong kiến vẫn còn tồn tại.

D. giai cấp tư sản và vô sản cùng nắm chính quyền.

Câu hỏi 18 :

Tác phẩm nào đã vạch ra đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga năm 1917?

A. Luận cương tháng Hai 

B. Luận cương tháng Tư  

C. Luận cương tháng Mười 

D. Nhiệm vụ của giai cấp vô sản

Câu hỏi 19 :

Tháng 4 - 1917, Lê nin có bản báo cáo quan trọng, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa đi vào lịch sử với tên gọi là

A. Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản

B. Sắc lệnh hòa bình và ruộng đất

C. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa

D. Luận cương tháng tư.

Câu hỏi 20 :

Ngày 25-10-1917, ở Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trọng đại?

A. Lê -nin bí mật rời từ Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.

B. Cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ

C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thắng lợi

D. Cách mạng tháng Mười thành công trên cả nước

Câu hỏi 21 :

Tháng 11 - 1917 có sự kiện gì xảy ra ở Nga?

A. Cách mạng dân chủ tư sản thành công ở Nga.

B. Chính phủ tư sản tuyên bố rút khỏi cuộc CTTG I.

C. Cách mạng tháng 10 thành công ở Nga.

D. Nga kí hòa ước Brét - Li-tốp với Đức.

Câu hỏi 22 :

Sự kiện nào đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm 1918?

A. Quân khởi nghĩa chiếm Mátxcơva.

B. Lênin từ Phần Lan trở về nước.

C. Thủ tướng Kêrenxki (của Chính phủ lâm thời tư sản) bị bắt.

D. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn.

Câu hỏi 23 :

Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo giai cấp vô sản Nga trong hai cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Mười ở Nga năm 1917?

A. Đảng Bôn-sê-vích 

B. Đảng Men-sê-vích 

C. Đảng cộng sản Nga

D. Đảng công nhân xã hội Nga

Câu hỏi 24 :

Đâu là yếu tố khiến tình trạng khủng hoảng ở Nga đầu thế kỉ XX càng thêm trầm trọng?

A. Chính sách thống trị của Nga hoàng 

B. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân dâng cao 

C. Nước Nga tham gia cuộc chiến tranh đế quốc và liên tiếp thất bại 

D. Nạn đói liên tiếp xảy ra ở Nga

Câu hỏi 25 :

Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918 như thế nào?

A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất

B. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc

C. Tham chiến có điều kiện

D. Tham gia cuộc chiến tranh khi xuất hiện điều kiện thuận lợi.

Câu hỏi 26 :

Vì sao đến năm 1917, Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền chủ nghĩa đế quốc mà cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể chọc thủng?

A. Nước Nga liên tiếp thất bại trên chiến trường 

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng phát triển gay gắt 

C. Phong trào công nhân Nga phát triển mạnh 

D. Chế độ Nga hoàng khủng hoảng trầm trọng

Câu hỏi 27 :

Đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước tình thế gì?

A. Chính phủ tư sản sắp bị sụp đổ.

B. Các nước đế quốc lần lượt thôn tính Nga.

C. Bùng nổ cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng.

D. Kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng.

Câu hỏi 28 :

Cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga phát triển từ thấp đến cao thông qua những hình thức nào?

A. Bãi công - tổng bãi công chính trị - khởi nghĩa vũ trang

B. Mít tinh, biểu tình - bãi công - tổng bãi công - khởi nghĩa vũ trang

C. Biểu tình - tổng bãi công chính trị - khởi nghĩa vũ trang

D. Bãi công chính trị - khởi nghĩa từng phần - tổng khởi nghĩa

Câu hỏi 29 :

Hình thức đấu tranh của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là

A. Đấu tranh hòa bình.

B. Đấu tranh chính trị.

C. Khởi nghĩa vũ trang.       

D. Đấu tranh hòa bình kết hợp khởi nghĩa vũ trang.

Câu hỏi 30 :

Thành quả lớn nhất của cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là

A. Lật đổ được chế độ chuyên chế Nga hoàng 

B. Lật đổ được nền thống trị của giai cấp tư sản 

C. Thiết lập được hai chính quyền song song 

D. Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động Nga

Câu hỏi 32 :

Tình hình chung của các nước Đông Nam Á trong chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan).

B. Trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật.

C. Nhiều nước giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.

D. Chịu thiệt hại nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu hỏi 33 :

Ba quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) là

A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia

B. Inđônêxia, Việt Nam, Malaixia

C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào

D. Việt Nam, Lào, Philippin

Câu hỏi 36 :

Cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp - Mĩ từ năm 1945 - 1975, nhân dân Lào nhận được sự giúp đỡ của quốc gia nào?

A. Việt Nam

B. Campuchia

C. Inđônêxia

D. Các lực lượng dân chủ trên thế giới

Câu hỏi 37 :

Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào từ năm 1955 đến năm 1972 do lực lượng chính trị nào lãnh đạo?

A. Đảng cộng sản Đông Dương

B. Đảng nhân dân cách mạng Lào

C. Đảng cộng sản Lào

D. Đảng Nhân dân Lào

Câu hỏi 38 :

Sự kiện nổi bật diễn ra ở Lào vào 2/12/1975 là

A. Nhân dân Lào giành được chính quyền trong cả nước

B. Chính phủ Lào được thành lập, ra mắt quốc dân

C. Mĩ kí hiệp đinh Viêng-chăn lặp lại hòa bình ở Lào

D. Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập

Câu hỏi 40 :

Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập do ai đứng đầu?

A. Xuphanuvông

B. Xihanúc

C. Xucácnô

D. Xihamôni

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK