Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THPT Quế Võ

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 Trường THPT Quế Võ

Câu hỏi 1 :

Theo anh (chị) nên nhận thức như thế nào về sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?

A. Chứng tỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới tất yếu sẽ sụp đổ.

B. Là sự sụp đổ của một mô hình xã hội còn nhiều thiếu sót, hạn chế.

C. Sự sụp đổ này cho thấy tính không khả thi của chế độ xã hội chủ nghĩa.

D. Sự sụp đổ này kéo theo sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Câu hỏi 2 :

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?

A. Chậm tiến hành cải tổ, khi cải tổ tiếp tục mắc phải sai lầm.

B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật.

C. Sự chống phá của các thế lực thù địch.

D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế- xã hội tồn tại lâu dài.

Câu hỏi 3 :

Vì sao việc thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp lại là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu?

A. Thủ tiêu sự cạnh tranh, động lực phát triển, khiến đất nước trì trệ.

B. Không phù hợp với một nền kinh tế phát triển theo chiều rộng.

C. Tạo ra cái cớ để các thế lực thù địch chống phá.

D. Không phù hợp với mô hình kinh tế XHCN.

Câu hỏi 4 :

Sự chống phá của các thế lực thù địch có tác động như thế nào đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?

A. Là nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ.

B. Là nguyên nhân quyết định sự sụp đổ.

C. Là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ.

D. Không có tác động đến sự sụp đổ của Liên Xô.

Câu hỏi 5 :

Những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tác động như thế nào đến tham vọng của Mĩ?

A. Tạo ra sự đối trọng với hệ thống tư bản chủ nghĩa.

B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu, khống chế thế giới của Mĩ.

C. Tạo ra sự cân bằng về sức mạnh quân sự.

D. Đưa quan hệ quốc tế trở lại trạng thái cân bằng.

Câu hỏi 6 :

Tại sao sau khi các nước Cộng hòa ly khai khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, nhưng trong cộng đồng SNG được thành lập sau đó Liên bang Nga vẫn giữ vai trò lãnh đạo?

A. Do các quốc gia này muốn hỗ trợ nhau cùng phát triển.

B. Do quan hệ gần gũi với Liên Xô trước đây.

C. Do được nhận viện trợ tài chính từ Nga.

D. Do sự lệ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga.

Câu hỏi 7 :

Năm 2014 đã diễn ra sự tranh chấp giữa Liên bang Nga với Ucraina ở khu vực nào?

A. Xakhalin.

B. Trécxnia.

C. Krym.

D. Viễn Đông.

Câu hỏi 8 :

Nhận xét nào sau đây đúng khi đánh giá về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc ở khu vực châu Âu?

A. Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô.

B. Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa Xô và Mĩ.

C. Đức là nơi tập trung nhiều nước thực hiện nhiệm vụ giải giáp nhất.

D. Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu.

Câu hỏi 9 :

Có đúng hay không khi cho rằng : Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công một phần là nhờ quyết định của hội nghị Ianta (2-1945)?

A. Không. Vì phát xít Nhật là do nhân dân Việt Nam tiêu diệt.

B. Đúng. Vì tổ chức Liên hợp quốc được thành lập đã hỗ trợ Việt Nam giành chính quyền.

C. Không. Vì hội nghị Ianta đã tạo điều kiện để thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.

D. Đúng. Vì hội nghị đã quyết định tiêu diệt tận gốc phát xít Nhật- kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam.

Câu hỏi 10 :

Quyết định nào của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tiêu cực đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á?

A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

B. Bán đảo Triều Tiên tạm thời bị chia cắt làm 2 miền lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

C. Quân đội Anh và Trung Hoa Dân Quốc sẽ làm nhiệm vụ giải giáp ở khu vực Nam và Bắc Đông Dương.

D. Các vùng châu Á còn lại (trừ Trung Quốc) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây.

Câu hỏi 11 :

Nội dung nào sau đây không phải là điểm khác nhau giữa trật tự Véc-xai - Oasinhtơn so với trật tự Ianta?

A. Không phân cực rõ ràng.

B. Các nước chi phối trật tự đều là đế quốc.

C. Quá khắt khe với các nước thắng bại, chà đạp quyền lợi của dân tộc nhược tiểu.

D. Có cơ quan để duy trì, bảo vệ trật tự.

Câu hỏi 12 :

Sự khác biệt về số lượng các quốc gia tham dự hội nghị Ianta (1945) so với hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn (1919-1922) chứng tỏ điều gì?

A. Sự thay đổi của bản đồ chính trị thế giới.

B. Sự quan tâm của các quốc gia tới vấn đề chính trị quốc tế.

C. Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước.

D. Sự thay đổi về sức mạnh kinh tế giữa các nước.

Câu hỏi 13 :

Nhân tố quyết định sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Được sự ủng hộ của Liên Xô.   

B. Chủ nghĩa đế quốc bị suy yếu.

C. Sự giúp đỡ của Liên hợp quốc.  

D. Sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.

Câu hỏi 14 :

Kết quả lớn nhất trong phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Đánh đổ chế độ thực dân mới, củng cố độc lập dân tộc.

B. Giải phóng dân tộc, thành lập các nhà nước tư bản chủ nghĩa.

C. Lật đổ chính quyền độc tài, thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ.

D. Đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống của con người.

Câu hỏi 15 :

Cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba chống chế độ độc tài Batixta thắng lợi

A. Là mốc đánh dấu sự phát triển của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở khu vực Mỹ latinh.

B. Chứng tỏ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới ở khu vực Mỹ latinh đã giành thắng lợi hoàn toàn.

C. Chứng tỏ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ ở khu vực Mỹ latinh đã giành thắng lợi hoàn toàn.

D. Là mốc đánh dấu sự phát triển của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ ở khu vực Mỹ latinh.

Câu hỏi 16 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thực hiện hành động gì tại khu vực Mĩ Latinh?

A. Can thiệp sâu vào tình hình kinh tế - chính trị các nước Mĩ Latinh.

B. Thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ.

C. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh trở thành đồng minh của Mĩ.

D. Đem quân sang chiếm đóng và đàn áp phong trào đấu tranh tại Mĩ Latinh.

Câu hỏi 17 :

Nước cộng hòa Cuba được thành lập (1959) là kết quả của cuộc đấu tranh chống

A. Chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Chế độ độc tài tay sai thân Mỹ.

C. Chủ nghĩa ly khai thân Mỹ.

D. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

Câu hỏi 18 :

Tại sao lại có sự khác biệt về mức độ thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền giữa tháng 8-1945 giữa các nước Đông Nam Á?

A. Do nhiều nơi phát xít Nhật còn ngoan cố chống trả.

B. Do nhiều nơi quân Đồng minh vẫn giúp giải giáp quân đội phát xít.

C. Do quyết tâm giành độc lập của nhân dân các nước khác nhau.

D. Do nhiều nước đã có sự chuẩn bị chu đáo và xu hướng thân Đồng minh.

Câu hỏi 19 :

Nguyên nhân cơ bản khiến phương pháp bất bạo động, bất hợp tác lại có thể thực hiện hiệu quả ở Ấn Độ là gì?

A. Do nguồn đầu tư và lợi nhuận của người Anh thu được từ Ấn Độ rất lớn.

B. Do người Ấn Độ đoàn kết.

C. Do ảnh hưởng của các giáo lý tôn giáo.

D. Do tranh thủ ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.

Câu hỏi 20 :

Nôi dung nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa cách mạng Ấn Độ (1945-1950) với cách mạng Trung Quốc (1946-1949)?

A. Phương pháp đấu tranh.

B. Hình thức diễn ra.

C. Kết quả.

D. Lực lượng tham gia.

Câu hỏi 21 :

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chủ yếu diễn ra theo phương pháp bất bạo động.

B. Đấu tranh vũ trang giữ vai trò quyết định.

C. Huy động đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia.

D. Đấu tranh từ thấp đến cao.

Câu hỏi 22 :

Phương án Mao bát tơn mà người Anh thực hiện ở Ấn Độ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?

A. Chủ nghĩa thực dân cũ.

B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. Chủ nghĩa đế quốc.

D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Câu hỏi 23 :

Con đường đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra như thế nào?

A. Từ đòi quyền độc lập đến đòi quyền tự trị.

B. Yêu cầu thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ.

C. Từ đòi quyền tự trị đến đòi quyền độc lập hoàn toàn.

D. Đòi quyền độc lập và quyền tự trị cùng một lúc.

Câu hỏi 24 :

Từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ, Việt Nam có thể rút ra bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước?

A. Đẩy mạnh cách mạng xanh để xuất khẩu lúa gạo.

B. Đẩy mạnh cách mạng chất xám để xuất khẩu phần mềm.

C. Ứng dụng những thành tựu Khoa học- kĩ thuật vào sản xuất.

D. Nâng cao trình độ dân trí để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên.

Câu hỏi 26 :

Sự kiện tháng 2-1972, Tổng thống Mĩ R. Níchxơn sang thăm Trung Quốc có tác động như thế nào đến cuối kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?

A. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam bị cô lập với phong trào cách mạng thế giới.

B. Hạn chế sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa cho cuộc kháng chiến của Việt Nam.

C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam có cơ hội giải quyết theo con đường hòa bình.

D. Việt Nam trở thành con bài để các nước lớn thương lượng với nhau.

Câu hỏi 27 :

Điểm giống nhau giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1985) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978)?

A. Hoàn cảnh lịch sử, yêu cầu cải cách.

B. Trọng tâm cải cách.

C. Vai trò của Đảng cộng sản.

D. Kết quả cải cách.

Câu hỏi 28 :

So với Liên Xô, Trung Quốc không từ bỏ nguyên tắc nào trong quá trình cải cách mở cửa từ năm 1978?

A. Kiên trì cải cách kinh tế - chính trị.

B. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

C. Xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

D. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

Câu hỏi 29 :

Hạn chế của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946-1949) là

A. Chưa thống nhất hoàn toàn lãnh thổ Trung Quốc.

B. Đưa Trung Quốc đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa.

C. Chưa xóa bỏ hoàn toàn những tàn dư phong kiến.

D. Vẫn còn lệ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.

Câu hỏi 30 :

Theo anh (chị) cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1946-1949 chưa thực hiện được nhiệm vụ gì?

A. Lật đổ nền thống trị của Quốc dân Đảng ở Nam Kinh.

B. Giải phóng được Trung Quốc lục địa.

C. Thu hồi chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa.

D. Lật đổ được nền thống trị nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Câu hỏi 31 :

Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 phản ánh xu thế nào của thế giới giai đoạn này?

A. Xu thế toàn cầu hóa.

B. Xu thế đa dạng hóa quan hệ ngoại giao.

C. Xu thế hướng về châu Á.

D. Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

Câu hỏi 32 :

Nguyên nhân chủ yếu để Liên bang Nga chuyển từ chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu - Á là

A. Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa.

B. Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng.

C. Do Nga không nhận được sự ủng hộ lớn của các cường quốc phương Tây về chính trị và viện trợ kinh tế.

D. Do tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng.

Câu hỏi 33 :

Ý này sau đây không phản ánh nguyên nhân đưa tới những thách thức về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000?

A. Sự tranh chấp giữa các đảng phái.

B. Nhiều vụ xung đột sắc tộc nổ ra.

C. Phong trào li khai ở Trécxnia.

D. Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành.

Câu hỏi 34 :

Vị thổng thống vĩ đại nhất nước Nga là ai?

A. Boris Yeltsin

B. Vladimir Putin

C. Dmitry Medvedev

D. Lê-nin

Câu hỏi 36 :

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu hỏi sau: NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC 

A. xây dựng mối quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực.

B. trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 - 2009.

C. có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc.

D. tham gia chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em, tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK