Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Phan Đình Phùng

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THPT Phan Đình Phùng

Câu hỏi 1 :

Đâu không phải là lý do để Đảng và Chính phủ Việt Nam chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông?

A. Do xu thế phát triển chung của thế giới là giải quyết hòa bình các tranh chấp.

B. Do thiện chí hòa bình của dân tộc Việt Nam.

C. Do Việt Nam đã phải trải qua một thời kì chiến tranh kéo dài, tổn thất nặng nề.

D. Do sự chi phối, ảnh hưởng từ phía Trung Quốc.

Câu hỏi 2 :

Văn bản nào của Liên Hợp Quốc là cơ sở pháp lý quốc tế mà Việt Nam có thể vận dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo?

A. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

B. Công ước Luật biển 1982.

C. Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC).

D. Đối thoại Shangri-La.

Câu hỏi 3 :

Quyết định nào của Liên hợp quốc đã có tác động trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi năm 1960?

A. Nghị quyết phi thực dân hóa.

B. Nghị quyết xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

C. Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

D. Hiến chương Liên hợp quốc.

Câu hỏi 4 :

Điểm giống nhau giữa quá trình cải tổ của Liên Xô (từ năm 1985) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978)?

A. Bối cảnh lịch sử.

B. Bối cảnh lịch sử.

C. Vai trò của Đảng cộng sản.

D. Kết quả.

Câu hỏi 5 :

Ai là người đã đắc cử chức vụ Tổng thống 4 nhiệm kì ở Nga?

A. B. Enxin

B. V. Putin

C. Medvedev

D. Khrushchev

Câu hỏi 6 :

Quân bài chiến lược mà nước Nga sử dụng để đảm bảo vai trò lãnh đạo của mình trong cộng đồng SNG là gì?

A. Khẩu hiệu hỗ trợ nhau cùng phát triển.

B. Mối quan hệ gần gũi với Liên Xô trước đây.

C. Viện trợ tài chính từ Nga.

D. Nguồn khí đốt của Nga.

Câu hỏi 7 :

Đâu không phải là lý do khiến Nga chuyển từ chính sách định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu- Á?

A. Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa.

B. Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng.

C. Do chính sách định hướng Đại Tây Dương thực hiện không hiệu quả.

D. Do lãnh thổ Nga ở khu vực châu Á kinh tế phát triển năng động.

Câu hỏi 8 :

Bài học kinh nghiệm lớn nhất rút ra từ cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và cải tổ của Liên Xô cho Việt Nam là gì?

A. Phải áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

B. Phải kiên định theo phương hướng chiến lược ban đầu và tăng cường quyền lực cho giai cấp lãnh đạo.

C. Phải xây dựng nền kinh tế thị trường năng động.

D. Phải thay đổi thể chế chính trị cho phù hợp với tình hình.

Câu hỏi 9 :

Vì sao sự kiện Ních Xơn sang thăm Trung Quốc (2-1972) lại có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam?

A. Do Liên Xô đã thỏa hiệp với Mĩ nên chắc chắn Trung Quốc sẽ thỏa hiệp.

B. Do đây là thủ đoạn ngoại giao để hạn chế sự giúp đỡ của Trung Quốc cho Việt Nam.

C. Do Mĩ hứa sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.

D. Do bản thân người Trung Quốc cũng không muốn Việt Nam thống nhất.

Câu hỏi 10 :

Sự khác biệt nào giữa quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc so với Liên Xô đã dẫn tới khác biệt về kết quả của 2 cuộc cải cách

A. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

B. Kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

C. Tiến hành cải cách cả về kinh tế- chính trị.

D. Thực hiện mở cửa phát triển kinh tế.

Câu hỏi 11 :

Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong năm 1946-1949 là gì?

A. Chưa lật đổ nền thống trị của Quốc dân Đảng ở Nam Kinh.

B. Chưa thủ tiêu được những tàn tích phong kiến.

C. Đất nước bị chia cắt.

D. Chưa xóa bỏ tàn tích của chế độ thực dân ở lục địa Trung Quốc.

Câu hỏi 12 :

Đâu không phải là những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN?

A. Đảm bảo vấn đề việc làm.

B. Nền sản xuất trong nước bị cạnh tranh.

C. Nguy cơ bị tụt hậu.

D. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bị hạn chế.

Câu hỏi 13 :

Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện khách quan thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995?

A. Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ Việt- Mĩ bình thường hóa.

B. Vấn đề Campuchia được giải quyết.

C. Xu thế toàn cầu hóa phát triển.

D. Việt Nam đang tiến hành đổi mới, mở cửa nền kinh tế.

Câu hỏi 14 :

Sự khác biệt cơ bản nhất giữa tổ chức Liên hợp quốc và ASEAN là gì?

A. Tính chất.

B. Mục tiêu hoạt động.

C. Nguyên tắc hoạt động.

D. Lĩnh vực hoạt động.

Câu hỏi 15 :

Việc mở rộng thành viên của ASEAN diễn ra lâu dài và đầy trở ngại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh.

B. Do vấn đề Campuchia.

C. Do nền dân chủ ở một số nước bị hạn chế.

D. Do sự khác biệt về văn hóa bản địa.

Câu hỏi 16 :

Tại sao nói từ những năm 90 của thế kỉ XX “mở ra một chương mới trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?

A. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á đều giành thắng lợi.

B. Các nước kí kết Hiến chương ASEAN.

C. Quá trình mở rộng ASEAN từ 5 nước lên 10 nước thành viên.

D. Sự xuất hiện các quốc gia mới ở khu vực.

Câu hỏi 18 :

Nguồn gốc của tên gọi Mĩ La tinh bắt nguồn từ biến cố lịch sử gì ở khu vực Trung và Nam Mĩ?

A. Khu vực này là thuộc địa của Pháp, nói ngữ hệ Latinh.

B. Khu vực này đa số là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nói ngữ hệ Latinh.

C. Người bản địa tiếp nhận ngữ hệ Latinh từ châu Âu sáng tạo thành ngôn ngữ mới.

D. Chủ yếu là thuộc địa của Anh, nói ngữ hệ Latinh.

Câu hỏi 19 :

Nền độc tài thân Mĩ thiết lập ở Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân?

A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

D. Chủ nghĩa đế quốc.

Câu hỏi 20 :

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác biệt về tính chất cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ La tinh với châu Á, Phi trong thế kỉ XX là gì?

A. Kẻ thù.

B. Lực lượng tham gia.

C. Phương pháp đấu tranh.

D. Kết quả đấu tranh đầu thế kỉ XIX.

Câu hỏi 21 :

Những bất ổn chính trị ở châu Phi hiện nay có nguồn gốc từ đâu?

A. Vấn đề tranh chấp tài nguyên.

B. Sự can thiệp của các nước lớn.

C. Sự đa dạng về chủng tộc ở châu Phi.

D. Hậu quả nền thống trị của chủ nghĩa thực dân.

Câu hỏi 22 :

Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam tạo ra nguồn động lực lớn cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

B. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968).

C. Hiệp định Pari (1973).

D. Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân (1975).

Câu hỏi 23 :

Điều kiện chủ quan thuận lợi cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Chủ nghĩa phát xít sụp đổ.  

B. Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc.

C. Chủ nghĩa thực dân suy yếu.          

D. Hệ thống chủ nghĩa xã hội hình thành.

Câu hỏi 24 :

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi năm 1960 là gì?

A. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).

B. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt.

C. Tuyên bố “Phi thực dân hóa” (1960).

D. Tác động của phong trào không liên kết.

Câu hỏi 25 :

Theo anh (chị) có thể xếp cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi vào phong trào giải phóng dân tộc không? Vì sao?

A. Có. Vì nó là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.

B. Không. Vì nó không có liên quan đến vấn đề độc lập dân tộc.

C. Có. Vì nó nảy sinh từ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

D. Không. Vì nó thuộc về phạm trù nhân quyền.

Câu hỏi 26 :

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Kết hợp nhiệm vụ giải phóng dân tộc với chống phân biệt chủ tộc.

B. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.

C. Chủ yếu đấu tranh chính trị hợp pháp, thương lượng với các nước thực dân.

D. Có sự đấu tranh giữa khuynh hướng tư sản và vô sản.

Câu hỏi 27 :

Đâu không phải lý do để khẳng định “từ những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra cho khu vực Đông Nam Á”?

A. Do hòa bình đã trở lại với khu vực.

B. Do tất cả các nước đã tham gia tổ chức ASEAN.

C. Do ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực kinh tế.

D. Do xuất hiện các quốc gia mới ở khu vực.

Câu hỏi 28 :

Nguyên nhân trực tiếp khiến cho mối quan hệ giữa nhóm nước Đông Dương với các nước ASEAN căng thẳng trong giai đoạn 1954-1975 là gì?

A. Do sự đối lập về hệ tư tưởng.

B. Do những mâu thuẫn từ trong lịch sử.

C. Do vấn đề Campuchia.

D. Do Thái Lan và Philippin là đồng minh của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam.

Câu hỏi 29 :

Theo anh(chị) biến đổi lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Từ chỗ là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, hầu hết các nước đã giành lại được độc lập.

B. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, các nước đã giành lại được độc lập.

C. Từ chỗ là những nền kinh tế kém phát triển đã vươn lên đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

D. Tất cả các nước trong khu vực đã tham gia tổ chức ASEAN.

Câu hỏi 30 :

Yếu tố nào đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước phương Tây quay trở lại xâm lược Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai

A. Các dân tộc thuộc địa bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh.

B. Những quyết định của hội nghị Ianta.

C. Các lực lượng dân tộc ở thuộc địa vẫn chưa trưởng thành.

D. Mâu thuẫn giữa phát xít Nhật với nhân dân thuộc địa phát triển gay gắt.

Câu hỏi 31 :

Nguyên nhân nào giúp một số nước Đông Nam Á giành độc lập ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?

A. Các nước đón bắt được thời cơ giành chính quyền.

B. Có Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.

C. Tinh thần yêu nước, đoàn kết của các nước quốc gia ở Đông Nam Á.

D. Các nước Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.

Câu hỏi 32 :

Nguyên nhân chính khiến Quốc dân Đảng và Đảng Cộng Sản không thể hợp tác xây dựng chính phủ liên hiệp như quy định của hội nghị Ianta (2-1945) là gì?

A. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh.

B. Do sự đối lập ý thức hệ và tham vọng lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.

C. Do sự phát triển lực lượng của Đảng cộng sản Trung Quốc.

D. Do sự can thiệp của Mĩ.

Câu hỏi 33 :

Vì sao năm 2018 được đánh giá là năm đột phá trong mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên?

A. Triều Tiên tuyên bố ngừng thử vũ khí hạt nhân và chấp nhận đàm phán với Hàn Quốc, Mĩ.

B. Triều Tiên cho phép mở cửa biên giới để phát triển kinh tế.

C. Tổng thống Mĩ đến thăm Triều Tiên.

D. Hai miền Triều Tiên quyết định sẽ đi tới thống nhất.

Câu hỏi 34 :

Nguyên nhân chính dẫn đến sự căng thẳng trong mối quan hệ Triều Tiên sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt là gì?

A. Do sự chia rẽ của các thế lực thù địch.

B. Do sự đối lập về hệ tư tưởng.

C. Do nhân dân hai miền không muốn hòa hợp.

D. Do vấn đề phát triển công nghiệp hạt nhân của Triều Tiên.

Câu hỏi 35 :

Sự chia cắt của Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên phản ánh vấn đề gì trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự đối đầu Đông - Tây, chiến tranh lạnh.

B. Chiến lược toàn cầu của Hoa Kì.

C. Sự phát triển mạnh của các lực lượng dân tộc ở các nước thuộc địa.

D. Sự cạnh tranh phạm vi ảnh hưởng giữa các nước tư bản.

Câu hỏi 36 :

Điểm chung về tình hình các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Đều đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc thắng lợi.

B. Hầu hết các quốc gia đều rơi vào tình trạng kém phát triển trừ Nhật Bản.

C. Đều đạt nhiều thành tựu trong xây dựng đất nước, trở thành những nền kinh tế lớn của thế giới.

D. Hầu hết các quốc gia đều giành được độc lập và thống nhất đất nước.

Câu hỏi 37 :

Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã để lại bài học quan trọng nhất cho Việt Nam trong quá trình xây dựng CNXH là gì?

A. Luôn nhạy bén với biến đổi của tình hình nhưng không thay đổi nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.

B. Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật để tránh tụt hậu.

C. Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch.

D. Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK