Trang chủ Lớp 12 GDCD Lớp 12 SGK Cũ Học Kì 2 GDCD 6 Bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông

GDCD 6 Bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tình hình tai nạn giao thông

  • Ở trong nước và địa phương số vụ tai nạn giao thông có người chết và bị thương ngày càng tăng.
  • Nguyên nhân:
    • Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt
    • Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều
    • Dân số tăng nhanh
    • Sự quản lý của nhà nước về giao thông còn hạn chế
  • Hướng khắc phục:
    • Học tập để hiểu biết về luật pháp khi đường.
    • Chống coi thường và hành vi coi thường luật pháp về trật tự an toàn giao thông.
    • Có ý thức chấp hành trật tự an toàn giao thông.

1.2. Các quy định về đường

  • Tín hiệu đèn giao thông:
    • Hiệu lệnh người điều khiển giao thông
    • Tín hiệu đèn
      • Đèn đỏ: các phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch cấm.
      • Đèn vàng: Các phương tiện tham gia giao thông đã vượt qua vach cấm được phép đi tiếp.
      • Đèn xanh: được đi.
    • Hệ thống biển báo
      • Biển báo cấm: Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.
      • Biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.
      • Biển báo hiệu lệnh: Nhóm biển báo giao thông có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.
      • Biển báo chỉ dẫn: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng. 
      • Biển báo phụ: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.
    • Vạch kẻ đường
    • Hàng rào chắn, tường bảo vệ
  • Qui định về đi đường:
    • Người đi bộ:
      • Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
      • Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
      • Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
      • Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. 
    • Người đi xe đạp:
      • Cấm lạng lách đánh võng, buông thả hai tay, hoặc đi xe 1 bánh
      • Không được giang hàng ngang quá hai xe
      • Không được sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác
      • Không được mang vác, chở vật cồng kềnh
      • Chỉ được chở 1 người và 1 trẻ em dưới 7 tuổi
      • Trẻ em dưới 7 tuổi không được đi xe đạp người lớn (Đường kính bánh xe quá 0,65m)
    • Người đi xe máy, mô tô
    • Qui định về an toàn đường sắt

1.3. Trách nhiệm của học sinh

  • Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu và các qui định về an toàn giao thông
  • Đi về bên phải theo chiều đi của mình 

2. Luyện tập Bài 14 GDCD 6

Sau khi học xong bài này các em cần: 

  • Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường.
  • Biết một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lý những tình huống đi đường thường gặp. Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
  • Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông, ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông, thực hiện nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt
    • B. Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều
    • C. Dân số tăng nhanh
    • D. Tất cả các đáp án trên
    • A. Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.
    • B.  Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.
    • C. Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng. 
    • D. Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen
    • A. Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng
    • B. Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen
    • C. Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu vàng
    • D. Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 38 SGK GDCD 6

Bài tập 2 trang 38 SGK GDCD 6

Bài tập 3 trang 38 SGK GDCD 6

Bài tập 4 trang 38 SGK GDCD 6

Bài tập 5 trang 38 SGK GDCD 6

3. Hỏi đáp Bài 14 GDCD 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK