Học Kì 2

Lý thuyết Bài tập

Sử dụng hiểu biết về các quyền đã học trong bài, em hãy phân tích những ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

Là học sinh lớp 12, em và các bạn có thể tham gia vào việc xây dựng và quản lí trường, lớp bằng những hình thức dân chủ nào?

Sau ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các bạn lớp 12 đến trường với niềm tự hào lớn trước các em lớp dưới vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân. H hãnh diện khoe: “Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé. Cả bà và mẹ đều “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn”.

Em có chia sẻ với H niềm tự hào đó không? Vì sao?

Em hãy phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo bằng cách ghi ý kiến của em vào bảng dưới đây.

 

Khiếu nại

Tố cáo

Người có quyền

 

 

Mục đích

 

 

Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo

 

 

Người có thẩm quyền giải quyết

 

 

Một cán bộ xã nghi một học sinh lớp 8 lấy cắp xe đạp của con mình nên đã bắt em về trụ sở xã, nhốt vào phòng làm việc cả ngày và mắng nhiếc, xoắn tai, dọa dẫm, ép em phải nhận tội. Thực ra, chiếc xe đó bị một bạn khác trong lớp mượn mà không hỏi. Cuối ngày, sau khi chiếc xe đã được trả lại, ông cán bộ xã mới thả cho em học sinh về trong trạng thái tinh thần hoảng loạn. Mẹ em học sinh đó do bị cán bộ xã khống chế, dọa nạt nên không dám nói năng gì.

Em và các bạn có thể làm gì để giúp bạn học sinh trong trường hợp này và cũng để phòng ngừa những việc tương tự có thể xảy ra đối với em và các bạn khác trong trường?

Em hãy dùng kiến thức trong bài để trình bày quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại của người dân đối với hành vi hành chính của một cán bộ xã (không phải là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã) vì cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân đó.

Bằng ví dụ minh họa, hãy chứng minh rằng quyền học tập của công dân Việt Nam hiện nay đang được thực hiện tốt.

Tại sao nói quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta?

Theo em, tại sao Hiến pháp và Luật Giáo dục nước ra quy định công dân có quyền học tập bằng các hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau?

Em hãy nêu ví dụ chứng minh rằng công dân có quyền sáng tạo và phát triển.

Bằng kiến thức đã học và qua những hiểu biết của mình từ thực tiễn, hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn quan tâm đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

Linh và Lan là học sinh lớp 12 Trường Trung học phổ thông X.M. Trong cuộc sống hàng ngày, hai bạn thường hay tâm sự với nhau, thường kể cho nhau nghe về những suy nghĩ, tình cảm của mình. Điều làm Linh băn khoăn mãi là liệu học sinh Trung học phổ thông có quyền viết bài để đăng báo hay không?

Em hãy giúp Linh giải quyết nỗi băn khoăn này và cho biết đây là quyền gì của công dân.

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:

Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là:

a. Mọi công dân đều có đời sống vật chất đầy đủ.

b. Mọi công dân đều có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế.

c. Mọi công dân đều được hưởng sự ưu đãi trong học tập để phát triển năng khiếu.

d. Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển tài năng.

Hãy kể về những tấm gương thực hiện tốt quyền học tập của công dân?

Tại sao nói, thông qua các quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân và các quy định về thuế, pháp luật tác động đến sự phát triển bền vững của đất nước?

Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.

Theo em, tại sao pháp luật lại quy định ưu đãi miễn thuế và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở kinh doanh này? Các quy định ưu đãi về thuế có mối liên hệ gì với sự tăng trưởng kinh tế đất nước?

Em hiểu thế nào về quyền tự do kinh doanh của công dân?

Tại sao để phát triển bền vững đất nước, cần phải quan tâm xây dựng pháp luật về lĩnh vực văn hóa, xã hội?

Em có suy nghĩ gì về mối liên hệ giữa pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội với sự phát triển bền vững của đất nước?

Tại sao pháp luật nước ta quy định nghĩa vụ công dân là xây dựng quy mô gia đình ít con? Quy định này có ý nghĩa gì đối với yêu cầu phát triển bền vững của đất nước?

Theo em, việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người có liên quan gì đến hiện tượng thiên nhiên bất thường trong những năm gần đây ở Việt Nam?

Tại sao để phát triển bền vững đất nước, Nhà nước phải quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường?

Hãy phân tích vai trò của pháp luật đối với việc bảo đảm quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Điều 41 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”. Em hiểu thế nào về quy định này?

Điều 10 Luật Xuất bản quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản gồm: ...tuyên truyền phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, hành vi tội ác,... Theo em, pháp luật quy định như vậy nhằm mục đích gì?

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:

Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là:

a. Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.

b. Mọi công dân được hoạt động kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.

c. Công dân có thể kinh doanh bất kì ngành, nghề nào theo sở thích của mình.

d. Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.

e. Chỉ được kinh doanh những mặt hàng đăng kí trong giấy phép kinh doanh.

Chọn một câu trả lời đúng trong các câu sau:

Luật Nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:

a. Từ 18 tuổi đến 27 tuổi.

b. Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

c. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi

d. Từ đủ 17 tuổi đến 25 tuổi.

Hãy sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật sau đây theo các lĩnh vực khác nhau:

STT

                       Lĩnh vực

Tên văn bản

Pháp luật về kinh doanh

Pháp luật về văn hóa

Pháp luật về xã hội

1

Hiến pháp

 

 

 

2

Luật Giáo dục

 

 

 

3

Luật Di sản văn hóa

 

 

 

4

Pháp lệnh Dân số

 

 

 

5

Luật Doanh nghiệp

 

 

 

6

Bộ luật Lao động

 

 

 

7

Luật Đầu tư

 

 

 

8

Luật Phòng, chống ma túy

 

 

 

9

Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm

 

 

 

10

Luật Thuế thu nhập cá nhân

 

 

 

Em hiểu thế nào là điều ước quốc tế? Tại sao các nước lại cùng nhau kí kết điều ước quốc tế?

Tại sao nói điều ước quốc tế là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia?

Qua hiểu biết của mình về điều ước quốc tế, theo em, Việt Nam đã và đang góp phần tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người như thế nào?

Tại sao nói Việt Nam đã và đang tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới?

Việt Nam đã kí kết và tham gia các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế như thế nào?

Theo em, nếu chỉ kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị mà không có các điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế thì có đủ điều kiện để phát triển đất nước trong bối cảnh quốc tế hiện nay không? Tại sao?

Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước xuất hiện từ khi nào? Tại sao khi đó nhà nước xuất hiện?

Giải thích tại sao nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị? Cho ví dụ minh họa?

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Tại sao nói nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc?

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những chức năng cơ bản nào? Chức năng nào là cơ bản nhất? Tại sao?

Vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị ở nước ta như thế nào?

Mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta?

Em hãy nêu những ví dụ thể hiện Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Hãy nêu những việc làm của chính quyền địa phương nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân mà em biết.

Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh ở địa phương mình?

Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?

Em hãy nêu những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Theo em, dân chủ và tập trung, dân chủ và tự do, dân chủ và pháp luật có mâu thuẫn với nhau không? Tại sao?

Em hãy phân biệt dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Cho ví dụ minh họa?

Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết.

Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ?

Nêu tình hình dân số ở nước ta và tác động của nó đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Hãy tìm hiểu về mật độ dân số ở địa phương em và so sánh với mật độ dân số trung bình của cả nước.

Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta?

Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với những quan niệm sau: Trời sinh voi, trời sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của; Trọng nam khinh nữ.

Nêu tình hình việc làm và mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước. Hãy tìm hiểu và nhận xét tình hình việc làm ở địa phương em.

Trình bày phương hướng cơ bản nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.

Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm?

Nêu tình hình môi trường ở nước ta hiện nay và nhận xét.

Nêu mục tiêu, phương hướng cơ bản nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Giả sử có một đàn voi rừng trong quá trình di chuyển chỗ ở đã tàn phá nhiều vườn tược, hoa màu, nguy hiểm hơn chúng đã giẫm chết và làm trọng thương nhiều người. Theo em, tình huống trên nên xử lí như thế nào?

Trách nhiệm của em đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường như thế nào?

Hãy kể về hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường mà em biết hoặc trực tiếp tham gia và cho biết ý nghĩa của hoạt động đó đối với bản thân.

Nêu nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. Hãy nêu một hoạt động nhằm thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo mà em biết hoặc tham gia.

Trình bày phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo.

Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất hoặc sáng kiến khoa học – kĩ thuật mà em biết.

Những phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ là gì?

Nhiệm vụ của văn hóa là gì? Em hiểu như thế nào là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?

Trình bày phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Em hãy nêu một ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em?

Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với các chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa?

Em hãy sưu tầm một số câu nói, câu thơ hoặc ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học và những nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt Nam.

Trình bày nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay? Theo em tại sao phải tăng cường quốc phòng và an ninh?

Nêu những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh.

Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh.

Lấy ví dụ về cá nhân hay tập thể tiêu biểu trong việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh.

Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó lực lượng nòng cốt là:

a. Toàn dân.

b. Quân đội nhân dân.

c. Công an nhân dân.

d. Quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Em hãy lựa chọn phương án đúng nhất.

Trình bày vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại.

Em hãy phân tích những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay.

Trình bày những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ta?

Em nhận thức như thế nào về chính sách đối ngoại và cần làm gì để thực hiện chính sách đối ngoại?

Em hãy cho biết: Hiện nay, nước ta có quan hệ với bao nhiêu nước trên thế giới? Nêu một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực mà nước ta có quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực mà em biết?

Hãy nêu một số thành tựu nổi bật về ngoại giao của nước ta trong những năm vừa qua.

Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, em có nhận xét gì về cách sống này?

Vì sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao?

Nhân phẩm và danh dự có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân? Vì sao những người nghiện ma túy khó giữ được nhân phẩm và danh dự của mình?

Hãy phân biệt tự trọng với tự ái.

Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao?

Theo em, hạnh phúc của một học sinh Trung học là gì?

Em hãy nêu một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể cuả công dân đối với xã hội.

Hiện nay, trong học sinh có những bạn nam và nữ chơi thân với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong hoạt động hàng ngày. Chúng ta có nên gán ghép và cho rằng hai bạn đó yêu nhau hay không? Theo em, ở lứa tuổi này đã nên yêu đương hay chưa? Vì sao?

Trong bài học nêu lên một số điều nên tránh trong tình yêu. Em có đồng ý với những điều đó không? Nếu có ý kiến gì khác, em hãy cho biết ý kiến của mình.

Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật. Em có đồng tình với cách sống này không? Vì sao?

Theo em, điểm khác biệt lớn nhất trong chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì?

Trước đây, quan niệm về một gia đình có phúc là “con đàn, cháu đống”. Em thấy quan niệm này còn phù hợp trong xã hội ngày nay không? Vì sao?

Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình.

Hãy nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao dưới đây:

- Môi hở răng lạnh

- Máu chảy ruột mềm

- Nhường cơm sẻ áo

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Hãy tìm hiểu về những hoạt động của lớp, trường, địa phương em thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta.

Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Thế nào là sống hòa nhập? Điều gì sẽ xảy ra đối với người sống không hòa nhập với cộng đồng, xã hội? Vì sao?

Em tán thành hay không tán thành với từng ý kiến dưới đây? Vì sao?

a. Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc chung.

b. Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ.

c. Chỉ những người có năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác.

d. Việc của ai, người nấy biết

e. Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ những người khác.

Hãy tìm hiểu và giới thiệu về một thành quả của sự hợp tác giữa các bạn trong lớp, trong trường em hoặc giữa địa phương em với các địa phương khác.

Em hãy lập kế hoạch cùng hợp tác với các bạn trong nhóm, trong tổ, trong lớp để thực hiện một công việc chung của tập thể.

Thế nào là lòng yêu nước? Em nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc ta?

Xử lí tình huống:

a. Anh trai Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn cho con đi nên đã bàn nhau tìm cách xin cho anh ở lại.

Theo em, Hùng nên làm gì khi biết ý định của bố mẹ? Vì sao?

b. Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí cho đi học để sau này trở về phục vụ quê hương. Nhưng sau khi học xong, Thanh đã tìm mọi cách để được ở lại thành phố.

Nếu là bạn của Thanh, em có thể làm gì?

c. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tiến muốn theo học và phát triển nghề truyền thống của gia đình, dòng họ mình mà bạn có năng khiếu và rất yêu thích nó. Song, nhiều bạn bè cho rằng, Tiến làm như vậy là không có tương lai, thanh niên phải theo học những ngành khoa học – kĩ thuật hiện đại mới là phù hợp.

Nếu là Tiến, em sẽ làm gì? 

Hãy tìm hiểu về các hoạt động, các phong trào xây dựng quê hương của học sinh trường em, của thanh niên ở địa phương em.

Hãy tìm hiểu về những hoạt động góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ở địa phương em (ví dụ: Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, bộ đội neo đơn, gia đình có công với cách mạng của trường, của địa phương; gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc của các thương binh, liệt sĩ, chiến sĩ,... người địa phương; các hoạt động của đội dân phòng, tổ an ninh địa phương,...)

Vì sao ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo,... là những vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay?

Hãy tìm hiểu và giới thiệu với các bạn trong lớp về một hoạt động của trường em, địa phương em, của nước ta hoặc quốc tế để tham gia giải quyết một trong các vấn đề trên

Em và các bạn có thể làm gì để góp phần vào việc giải quyết các vấn đề đó?

Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?

Em hãy nêu một vài tấm gương về thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước đây cũng như hiện nay. Em học được những điều gì ở họ?

Em có nhận xét gì về những biểu hiện ở một số thanh niên học sinh hiện nay, như: đua xe máy, lười học, nghiện ma tuý, đua đòi ăn chơi,...?

Trong thanh niên học sinh có quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”, “Nước đến chần mới nhảy”.

Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?

Em hiểu thế nào về câu nói: “Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về phía sau?”

Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm của thanh niên, vì sao?

a) Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện

b) Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội 

c) Chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế 

d) Có ý thức giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh

đ) Sống, học tập, làm việc luôn nghĩ đến bổn phận đối với gia đình và xã hội

e) Học tập vì quyền lợi của bản thân

g) Học tập, làm việc vì sự phát triển thịnh vượng và bền vững của dân vì hạnh phúc của nhân dân

h) Vượt mọi khó khăn thực hiện kế hoạch đặt ra

i)  Ngại tham gia các phong trào của Đoàn và nhà trường tổ chức

k) Dồn hết sức lực vào việc học tập.

Hãy xây dựng một kế hoạch học tập, rèn luyện cho năm học lớp 9 bản thân và trao đổi trong tổ học tập.

Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.

a) Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên

b) Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con

c) Lấy vợ, lấy chồng là việc của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp

d) Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính

đ) Kết hôn khi nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

e) Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc

g) Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ hướng dẫn cho con trong việc chọn bạn đời

h) Không nên yêu sớm vì có thể sẽ dẫn đến kết hôn sớm

i) Kết hôn sớm và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khoẻ của cả mẹ và con

k) Gia đình chỉ có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính

l) Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu mới có hạnh phúc

m) Nếu vợ chồng bình đẳng thì sẽ không có trật tự trong gia đình.

Em hãy tìm hiểu về những trường hợp tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật) và những lí do khác nhau của các trường hợp đó.

Hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra mà em biết (đối với người tảo hôn, gia đình của họ và đối với cộng đồng).

Học hết trung học phổ thông, Lan đang ở nhà chờ xin việc thì gặp và yêu Tuấn, cũng đang không có việc làm. Khi hai người xin cha mẹ cho kết hôn thì hai bên gia đình đều khuyên Lan và Tuấn hãy thư thả, bao giờ có việc làm thì hãy xây dựng gia đình, nhưng Lan và Tuấn không đồng ý, cứ thúc ép cha mẹ. Cuối cùng, hai gia đình đành phải chấp thuận cho Lan và Tuấn kết hôn.

Theo em, ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng hay sai? Vì sao?

Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau. Gia đình và họ hàng hai bên khuyên can, ngăn cản, nhưng họ vẫn kiên quyết lấy nhau vì họ cho rằng họ có quyền tự do lựa chọn, không ai có quyền ngăn cản.

- Theo em, lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa có đúng không? Vì sao?

- Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ có hợp pháp không? Vì sao?

Bình mới 16 tuổi nhưng mẹ Bình đã ép gả Bình cho một người nhà giàu ở xã bên. Bình không đồng ý thì bị mẹ đánh và cứ tổ chức cưới, bắt Bình về nhà chồng.

- Việc làm của mẹ Bình là đúng hay sai? Vì sao?

- Cuộc hôn nhân này có được pháp luật thừa nhận không? Vì sao?

- Bình có thể làm gì đê thoát khói cuộc hôn nhân đó?

Khi lấy anh Phú, chị Hoà đang là giáo viên tiểu học. Lấy nhau một thời gian thì anh Phú được cử làm phụ trách trạm bơm nước của xã nên không có thời gian chăm lo công việc đồng áng. Anh nghe theo bố mẹ, bắt chị Hoà phải bỏ nghề dạy học để về làm ruộng. Chị Hoà không đồng ý thì anh Phú doạ sẽ li hôn với chị.

Căn cứ vào quy định của pháp luật về hôn nhân, em hãy nêu nhận xét của mình về việc làm của anh Phú.

Hiện nay, trong một số gia đình có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập hành hạ vợ. Trước tình trạng đó, nhiều người cho rằng đó là chuyện bình thường, là việc riêng của vợ chồng, gia đình người ta, không nên can thiệp.

Em có tán thành quan niệm đó không? Vì sao?

Hãy kể tên một số hoạt động kinh doanh mà em biết.

Trong giấy phép kinh doanh của bà H có 8 loại hàng, nhưng Ban quản lí thị trường kiểm tra thấy trong cửa hàng của bà có bán tới 12 loại hàng. Theo em, bà H có vi phạm quy định về kinh doanh không? Nếu có thì đó là vi phạm gì?

Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Hãy giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.

a) Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp

b) Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì

c) Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật

d) Buôn bán nhỏ thì không cần phải kê khai

đ) Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước

e) Buôn bán phải theo đúng số lượng và mặt hàng đã kê khai.

Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng? Vì sao?

a) Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì

b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình

c) Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình

d) Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất 

đ) Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình

e) Trẻ em cộ quyền được chăm sóc, nuôi dạy nên không phải tham gia lao động.

Hà, 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, Hà muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, Hà có thể tìm việc bằng cách nào trong các cách sau đây?

a) Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước

b) Xin làm hợp đồng tại Qáàc cơ sở sản xuất kinh doanh

c) Nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công

d) Vay tiền ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê thêm lao động.

Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động?

a) Quyền được thuê mướn lao động

b) Quyền mở trường dạy học, đào tạo nghề

c) Quyền sở hữu tài sản

d) Quyền được thành lập công ti, doanh nghiệp

đ) Quyền sử dụng đất

e) Quyền tự do kinh doanh.

Hãy cho biết ý kiến của em về hai quan niệm dưới đây và giải thích vì sao:

a) Lao động là hoạt động sử dụng sức ỉao động để tạo ra thu nhập.

b) Chỉ những hoạt động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội mới là lao động.

Để trớ thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ giờ em cần phải làm gì?

Em hãy xác định ai là người có hành vi vi phạm Luật Lao động trong các trường hợp dưới đây (người lao động hay người sử dụng lao động):

Hành vi vi pham

Người lao động

Người sử dụng lao đòng

1) Thua trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp

 

 

2) Đi xuất khẩu lao động chưa hết thời hạn đã bỏ việc, trốn ở lại nước ngoài

 

 

3) Không trả công cho người thử viêc

 

 

4) Kéo dài thời gian thử việc

 

 

5) Không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc

 

 

6) Tự ý bỏ việc không báo trước

 

 

7) Nghỉ việc dài ngày không có lấ' do

 

 

8) Không trả đủ tiền công theo thoả thuân

 

 

9) Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết trong hơp đồng lao động

 

 

10) Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng

 

 

Em hãy xác định các hành vi sau đây vi phạm pháp luật gì (hành chính, hình sự, dân sự) hay vi phạm kỉ luật.

Hành vi

Vi phạm pháp luật hành chính

Vi phạm pháp luật hình sự

Vi phạm pháp luật dân sự

Vi phạm kỉ luật

a) Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà

 

 

 

 

b) Giao hàng không đúng chủng loại, mẫu mã trong hợp đổng mua bán hàng hoá

 

 

 

 

c) Trộm cắp tài sản của công dân

 

 

 

 

d) Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

 

 

 

 

đ) Sử dụng tài liệu trái quy định trong giờ kiểm tra

 

 

 

 

ẹ) Vi phạm nội quy an toàn lao động của xí nghiệp

 

 

 

 

g) Đi xe máy 70 phân khối không có giấy phép lái xe

 

 

 

 

Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình? Vì sao?

a) Một người lái xe uống rượu, không làm chủ được tay lái đã đâm vào xe máy của người đi đường 

b) Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm.

Do muốn có tiền tiêu xài, Nam - học sinh lớp 9 (14 tuổi), đã nhận lời chuyển một gói hàng lớn để lấy tiền. Trên đường đi đưa hàng Nam đã bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng có ma tuý. Các chú công an đã giữ Nam lại.

Theo em, trong các ý kiến sau đây, ý kiến nào là đúng? Vì sao?

a) Nam sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, vì vận chuyển ma tuý là phạm tội

b) Nam không phải chịu trách nhiệm hình sự vì ít tuổi

c) Nam không phải chịu trách nhiệm hình sự, vì bị lừa, khi nhận chuyển gói hàng không biết có ma tuý ở trong.

Tú (14 tuổi - Học sinh lớp 9) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Tú không dừng lại, phóng vụt qua và chẳng may va vào ông Ba - người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng ngã và ông Ba bị thương nặng.

Hãy nhận xét hành vi của Tú. Nêu các vi phạm pháp luật mà Tú đã mắc và trách nhiệm của Tú trong sự việc này.

Trong các ý kiến sau, ý kiến nào đúng? Vì sao?

a) Bất kì ai phạm tội cũng đều phải chịu trách nhiệm hình sự

b) Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự

c) Những người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình 

d) Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự 

đ) Người dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm hành chính 

e) Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra

Theo em, vi phạm đạo đức có phải là vi phạm pháp luật không? Hãy so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí.

Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội?

a) Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân

b) Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ

c) Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân

d) Quyền được học tập

đ) Quyền khiếu nại, tố cáo

e) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

g) Quyền tự do kinh doanh

h) Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước

Em tán thành quan điểm nào dưới đây? Vì sao?

a) Chỉ cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước

b) Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của mọi người

c) Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân.

Trong các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội dưới đây, hình thức nào là trực tiếp, hình thức nào là gián tiếp?

a) Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội ;

b) Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương ;

c) Tham gia ý kiến vào dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương ;

d) Giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ưỷ ban nhân dân địa phương ;

đ) Góp ý cho hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước trên báo, đài... ;

e) Kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Em cùng các bạn trong nhóm hãy thảo luận và góp ý kiến cho nhà trường và Ban dân số, gia đình và trẻ em ở địa phương về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Ví dụ : Làm thế nào để bảo đảm quyền vui chơi giải trí của trẻ em ? Làm thế nào để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập? Cần làm gì để xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học?... (hay bất kì vấn đề nào em thấy là cần thiết và có ích cho trẻ em).

Trong dịp tổng kết các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phường, bạn Vân - một học sinh lớp 9, rất muốn tham gia ý kiến về các quyền của trẻ em nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có được tham gia góp ý kiến không?

Theo em, Vân có được quyển tham gia góp ý kiến không? Vì sao? Vân có thể tham gia ý kiến bằng cách nào? Việc tham gia góp ý của Vân thể hiện quyền gì của công dân?

Theo em, vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?

Những hành vi, việc làm nào dưới đây là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? Vì sao?

a) Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định

b) Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ

c) Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự

d) Dân phòng tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư

đ) Tham gia luyện tập quân sự ở cơ quan, trường học

e) Xây dựng nhà máy quốc phòng

g) Tự ý chụp ảnh ở các khu vực quân sự 

h) Gặp gỡ ẹác chiến sĩ quân đội, các cựu chiến binh nhân dịp 22 - 12 

i) Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện những hành vi có nguy hại đến an ninh quốc gia.

Hãy nêu những việc em và các bạn có thể làm để thực hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

Tình huống: Nhà Hoà có hai anh em. Anh trai Hoà vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ Hoà không muốn xa con nên buồn bã, khóc lóc và muốn tìm mọi cách để xin cho anh ở lại.

Nếu em là bạn Hoà, em sẽ làm gì ? Vì sao ?

Em hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu về:

a) Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương ;

b) Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, bộ đội neo đơn, gia đình có công với cách mạng của nhà trường, của địa phương.

c) Gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc của một vài thương binh, liệt sĩ, chiến sĩ.... người địa phương ;

d) Các hoạt động của đội dân phòng, tổ an ninh ở địa phương.

Hãy nêu ví dụ và phân tích nhận định: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để phát triển của mỗi cá nhân và xã hội.

Trong những hành vi sau đây, hành vi nào biểu hiện là người có đạo đức, hành vi nào thể hiện biết tuân theo pháp luật?

a) Chăm sóc ông bà lúc ốm đau ;

b) Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ ;

c) Giúp em học tập ở nhà ;

d) Tham gia tích cực các công việc của lớp ;

đ) Rủ nhau đến thăm hỏi thầy cô giáo cũ nhân ngày 20 tháng 11 ;

e) Tham gia hiến máu nhân đạo ;

g)  Không đua xe máy ;

h) Không tàng trữ, vận chuyển, sử dụng ma tuý ;

i) Tham gia giữ gìn các di sản văn hoá ;

k) Không vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều ;

l) Giúp các nhà chức trách ngăn chặn các hành vi phạm pháp.

Vì sao có một số người cố tình làm những việc dù biết rằng việc đó là vi phạm pháp luật? (Ví dụ : làm hàng giả, buôn bán vận chuyến ma tuý,...).

Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt một số thanh niên đua xe trái phép vào ngày mồng một Tết năm Quý Mùi (2003).

Theo em, hành vi của số thanh niên trên đã vi phạm chuẩn mực đạo đức hay vi phạm quy định của pháp luật ? Vì sao ?

Trên đường đi học về, Thanh và Hà gặp một phụ nữ đang bị công an rượt đuổi. Chị ta dúi vào tay Thanh một gói hàng và nói nhỏ: “Giấu giúp chị, tí nữa chị xin lại và hậu tạ các em. Số điện thoại của chị đây”.

- Nếu là Thanh và Hà, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào ? Vì sao ?

- Em có nhận xét gì về việc làm củạ người phụ nữ trong tình huống trên ?

Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó.

Em hãy kể những hình thức đánh bạc mà em biết. Liên hệ xem ở lớp em, trường em có hiện tượng đánh bạc, hút thuốc lá, uống rượu, chích hút ma tuý không và đề xuất biện pháp khắc phục.

Theo, em, những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? Em có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội và góp phần phòng chống tệ nạn xã hội?

Hoàng đã trót dùng tiền học phí mẹ cho để chơi điện tử. Hoàng đang lo lắng không biết làm thế nào thì bà hàng nước ở gần nhà dụ dỗ Hoàng mang một túi nhỏ đựng hê-rô-in đi giao cho một người hộ bà, bà sẽ cho tiền đóng học phí và không nói gì với mẹ Hoàng.

Hoàng tự nhủ: "Làm theo lời bà hàng nước cũng được, còn hơn là bị mẹ mắng; với lại mình chỉ làm một lần này thôi, không bao giờ làm như thế nữa".

Theo em, ý nghĩ của Hoàng đúng hay sai ? Nếu em là Hoàng, em sẽ làm gì?

Em sẽ làm gì trong những tình huống sau:

a) Một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền

b) Một người rủ em đi hít thử hê-rô-in

c) Một người nhờ em mang hộ gói đồ đến địa điểm nào đó.

Trên đường đi học về, Hằng thường bị một người đàn ông lạ mặt bám theo sau. Người này làm quen với Hằng, rủ Hằng đi chơi với ông ta và hứa sẽ cho Hằng nhiều tiền và những gì Hằng thích.

Theo em, điều gì có thể xảy ra với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ ?

Nếu em là Hằng, em sẽ làm gì trong trường hợp đó ?

Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đấy? Vì sao?

a) Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người lười lao động, thích hưởng thụ ;

b) Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi, coi như không biết;

c) Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ là gì, cho dù được trả nhiều tiền ;

d) Dùng thử ma tuý một lần thì cũng không sao ;

đ) Tuyệt đối không quan hệ với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu ;

e) Pháp luật không xử lí những người nghiện và mại dâm vì đó chỉ là vi phạm đạo đức ;

g) Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội ;

h) Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma tuý ;

i) Ma tuý, mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội, đặc biệt là nhiễm HIV/AIDS ;

k) Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.

Mối quan hệ giữa HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội thể hiện như thế nào? Em hãy nêu những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ ấy.

Em hãy nêu rõ tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với con người và xã hội loài người.

HIV lây truyền qua các con đường nào sau đây?

a) Ho, hắt hơi ;

b) Dùng chung bơm, kim tiêm ;

c) Bắt tay người nhiễm HIV ;

d) Dùng chung nhà vệ sinh ;

đ) Dùng chung cốc, bát đũa ;

e) Qua quan hệ tình dục ;

g) Truyền máu ;

h) Muỗi đốt;

i) Mẹ truyền sang con.

Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao? 

- Chỉ những người có quan hệ tình dục với người nước ngoài mới bị nhiễm HIV/AIDS;

- Chỉ những người hành nghề mại dâm và tiêm chích ma tuý mới bị nhiễm HIV/AIDS ;

- Một người trông khoẻ mạnh thì không thể là người đã bị nhiễm HIV/AIDS ;

- Có thể điều trị được bệnh AIDS.

Hiền rủ Thuỷ đến nhà Huệ chơi nhân ngày sinh của Huệ. Thuỷ nói: "Cậu không biết là chị của Huệ bị ốm à? Người ta nói chị ấy bị AIDS. Tớ sợ lắm, nhỡ bị lây thì chết, tớ không đến đâu!".

Em có đồng tình với Thuỷ không? Vì sao?

Nếu em là Hiền thì trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?

Mọi người có thể phòng, tránh HIV/AIDS được không ? Em hãy nêu những biện pháp phòng tránh mà em biết.

Nếu bố, mẹ, anh, chị em hoặc bạn thân của em bị nhiễm HIV/AIDS thì em sẽ làm gì?

Theo em, chất và loại nào sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người?

a) Bom, mìn, đạn pháo ;

b) Lương thực, thực phẩm ;

c) Thuốc nổ ;

d) Xăng dầu ;

đ) Súng săn ;

e) Súng các loại ;

g) Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu ;

h) Các chất phóng xạ ;

i) Chất độc màu da cam ;

k) Kim loại thường ;

l) Thuỷ ngân.

Em hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy ra nếu:

a) Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí;

b) Chở thuốc pháo, thuốc nổ,... trên ô tô;

c) Được tự do tàng trữ, vận chuyểri, buôn bán vũ khí và các chất độc hại.

Theo em, những hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm Quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

a) Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ ;

b) Sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ;

c) Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm ;

d) Đốt rừng trái phép ;

đ) Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn ;

e) Cho người khác mượn vũ khí ;

g) Báo cháy giả.

Em sẽ làm gì khi thấy:

a) Bạn bè hoặc các em nhỏ chơi, nghịch, các vật lạ, các chất nguy hiểm ?

b) Có người định cưa, đục, tháo chốt bom, mìn, đạn pháo để lấy thuốc nổ ?

c) Có người định hút thuốc lá, nấu ăn hoặc đốt lửa sưởi gần nơi chứa xăng, dầu ?

d) Có người tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại?

Em biết gì về tình hình thực hiện các quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở địa phương mình?

Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người, em sẽ làm gì?

Bình nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Văn Hà và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền đóng học phí, Bình đã vứt giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ, chỉ giữ lại tiền.

Bình hành động như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Bình, em sẽ hành động như thế nào ?

Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà - con trai ông chủ cửa hàng - đem sử dụng làm gãy khung.

Theo em, Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không ? Vì sao ? Ông chủ cửa hàng có những quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa, căn cứ vào đâu ? Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng không ? Ai sẽ phải bồi thường ?

Theo em, nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào trong các phẩm chất sau:

a) Trung thực

b) Thật thà 

c) Liêm khiết 

d) Tự trọng.

Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung nói về tôn trọng tài sản của người khác.

Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8B rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng say, Hùng sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính. Thấy thế cả đám liền bỏ chạy. Em hãy nêu ý kiến của mình về việc làm của các bạn nam lớp 8B.

Ông Tám được giao phụ trách máy pho-to-co-py của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản và không cho ai sử dụng. Ngoài những việc của cơ quan, ông thường nhận tài liệu bên ngoài pho-to để tăng thu nhập. Vào mùa thi, ông nhận in tài liệu thu nhỏ để thí sinh dễ mang vào phòng thi.

Hỏi:

a) Việc làm của ông Tám đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào, vì sao ?

b)  Người quản lí tài sản nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với tài sản được giao ?

Học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào?

Nhà nước ta có những biện pháp nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng? Cho một ví dụ.

T là học sinh chậm tiến, thường xuyên giao du với bọn xấu và bị chúng lôi kéo vào con đường hút chích. Có lần chúng bắt T phải lấy trộm tiền của các bạn cùng lớp để nộp cho chúngề Là bạn học cùng lớp với T, em sẽ làm gì để giúp đơ bạn?

Khi phát hiện thấy Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Bình vượt quá thẩm quyền, ông Ân (hàng xóm nhà chị Bình) có quyền khiếu nại Quyết định trên của Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân quận không? Vì sao?

Hãy nhận xét và phát biểu suy nghĩ của mình về các ý kiến sau:

a) Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

b) Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không phải là tham gia quản lí nhà nước mà chỉ để bảo vệ lợi ích của bản thân công dân.

Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo (người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo)

Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện quyền tự đo ngôn luận của công dân?

a) Góp ý trực tiếp với người có hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, xâm phạm quyền sở hữu công đânễ

b) Viết bài đăng báo phản ánh việc làm thiếu trách nhiệm, gây lãng phí, gây thiệt hại đến tài sản nhà nước.

c) Làm đơn tố cáo với cơ quan quản lí về một cán bộ có biểu hiện tham nhũng.

d) Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì tiếp xúc cử tri.

Khi phương tiện thông tin đại chúng đăng các thông tin về dự thảo Luật Giáo dục, nhiều học sinh muốn phát biểu ý kiến, quan điểm của mình, nhưng các bạn còn ngại không biết học sinh có được phép góp ý, phát biểu không và thực hiện bằng cách nào.

Em hãy chỉ ra một phương án giúp các bạn.

Hiện nay trên đài phát thanh, truyền hình và một số báo có mở những chuyên mục để công dân tham gia đóng góp ý kiến, trình bày thắc mắc, phản ánh nguyện vọng của mình. Em hãy nêu tên một vài chuyên mục mà em biết.

Dưới đây là một số điều trong Hiến pháp năm 2013, em hãy sắp xếp các điều theo từng lĩnh vực: Chế độ chính trị; Chế độ kinh tế; Văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Tổ chức bộ máy nhà nước.

Điều 16 (trích). Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Điều 50 (trích). Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...

Điều 58 (trích). Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em; thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Điều 33. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Điều 32 (trích). Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia,tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Điều 2 (trích) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân làm chủ, tất cả mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức....

Điều 102 (trích). Tòa àn nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 86. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại

Điều 69 trong Hiến pháp năm 2013 qui định:

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Căn cứ vào Điều 69 trên, em hãy cho biết những cơ quan nào (Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ, Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới đây:

a) Hiến pháp.

b) Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

c) Luật Doanh nghiệp.

d) Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng,

đ) Luật thuế giá trị gia tăng.

e) Luật Giáo dục

Theo Hiến pháp năm 2013, bộ máy nhà nước ta gồm các cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan quản lí nhà nước; cơ quan xét xử; cơ quan kiểm sát. Hãy sãp xếp các cơ quan dưới đây vào hệ thống các cơ quan nêu trên:

Quốc hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Uý ban nhân dân quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Toà án nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bình là học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lí những vi phạm của Bình? Căn cứ để xử lí các vi phạm đó? Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật?

Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy. Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện? Nếu không có nội quy thì trường học sẽ ra sao? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có pháp luật thì sẽ như thế nào. Giải thích vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau: "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con".

Câu hỏi:

a) Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.

b) Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào ? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không ? Hình thức phạt là gì ?

c) Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không ? vì sao ?

Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện.

Em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?

Ở lớp bạn Hải Bình, có bạn Vân Anh tuần nào cũng xây dựng kế hoạch rất chi tiết (xem kế hoạch làm việc tuần của Vân Anh) và thực hiện rất nghiêm túc. Nếu vì lí do đặc biệt không thực hiện đúng kế hoạch, Vân Anh đều tìm cách điều chỉnh hợp lí vào thời gian thích hợp. Còn bạn Phi Hùng chẳng làm kế hoạch gì cả : mai thi, hôm nay vẫn đi chơi cả ngày, nhiều khi quên những yêu cầu mà thầy, cô giáo giao về nhà.

Kế hoạch làm việc tuần của Vân Anh

Giờ

Thứ

5h-

5h30

5h30-

6h30

6h30-

12h

12h-

14h

14h-

16h30

16H30-

19h

19h-

22h30

22h30-

23h

hai

Tập thể dục

-  Dọn dẹp nhà

-  Ăn sáng

Đến

trường

học

-  Ăn trưa -Rửa bát

-  Nghỉ ngơi

- Tự học

-   Chơi cầu lông

(30’)

-   Nấu cơm

-   Ăn, nghỉ

-  Tự học

-  Đọc báo 30’ giữa giờ

Làm việc riêng. Sau đó đi ngủ

ba

nt

nt

nt

nt

Học lớp nhạc

nt

Sinh hoạt CLB

(19h-21h) - Tự học

nt

nt

nt

nt

nt

Tự học

nt

-  Xem phim

-  Tự học

nt

năm

nt

nt

nt

nt

-Tự học

- Học lớp tin học (16h-17h)

nt

-  Xem thời sự

-  Tự học

nt

sáu

nt

nt

nt

nt

Học lớp toán

nt

Tự học

nt

bảy

nt

nt

nt

nt

Sinh hoạt CLB

nt

Nghỉ (xem tivi)

nt

Chủ

nhật

nt

nt

Dọn nhà, xem tivi

nt

Tự học

nt

Đọc thêm sách

nt

Em có nhận xét gì về cách sống và làm việc của hai bạn Vân Anh va Phi Hùng?

Em hãy so sánh hai bản kế hoạch của Hải Bình, Vân Anh và nhận xét ưu, nhược điểm của mỗi bản kế hoạch.

Có quan niệm cho rằng: chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc dài hơn.

Em đồng tình hay phản đối ? Vì sao ?

Em hãy lập kế hoạch làm việc một tuần. Khi lập kế hoạch em có cần trao đổi với bố mẹ hoặc người khác trong gia đình không? Vì sao?

Hãy trao đổi trước nhóm, tổ (hoặc lớp) về việc thực hiện kế hoạch học tập, làm việc của cá nhân hàng tuần. Phân tích nguyên nhân của việc thực hiện tốt hoặc chưa tốt kế hoạch đó.

Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm xúc của em về môi trường và thiên nhiên sau chuyến tham quan, du lịch.

Sau khi học xong bài này, theo em, học sinh chúng ta sẽ phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?

Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Hãy giải thích câu thành ngữ “Rừng vàng, biển bạc”

Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là góp phần giữ gìn, bảo vệ, hoặc phá hoại di sản văn hoá?

(1) Đập phá các di sản văn hoá ;

(2) Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp ;

(3) Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm ;

(4) Lấy cắp cổ vật về nhà ;

(5) Buôn bán cổ vật không có giấy phép ;

(6) Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích ;

(7) Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh ;

(8) Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá ;

(9) Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử ;

(10) Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu ;

(11) Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật ;

(12) Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hoá ;

(13) Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất của các di tích đã được xếp hạng.

Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.

-  Em đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao ?

Hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản vằn hoá của Việt Nam và thế giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau.

Em hãy tìm hiểu và trình bày tóm tắt về một vài loại di sản văn hoá vật thể hoặc di sản văn hoá phi vật thể của địa phương, của đất nước mà em biết.

Hãy tìm hiểu một vài việc làm của những người xung quanh mà em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hoá.

Hãy xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân?

Theo em, những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước ta được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyển lực nhà nước? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? Tại sao?

Những cơ quan nào được gọi là cơ quan hành chính nhà nước? Cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?

Em hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng.

- Chính phủ làm nhiệm vụ:

(1) Biểu quyết thông qua Hiến pháp, luật ;

(2) Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật.

- Chính phủ do:

(1) Nhân dân bầu ra ;

(2) Quốc hội bầu ra.

- Ủy ban nhân dân do :

(1) uỷ ban nhân dân cấp trên bầu ra ;

(2) Nhân dân bầu ra ;

(3) Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.

Vì sao công dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật?

Em hãy kể một số việc mà bản thân hay gia đình em đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết.

Em hãy kể một số việc mà gia đình em đã làm với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) của em.

Theo em, trong những câu dưới đây, câu nào là đúng?

- Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do nhân dân trực tiếp bầu ra.

- Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do Hội đồng nhân dân trực tiếp bầu ra.

Em hãy lựa chọn các mục ở cột A sao cho tương ứng với các mục ở cột B.

A.  Việc cần giải quyết                                    B. Cơ quan giải quyết

 - Đăng kí hộ khẩu ;                                            - Công an ;

 - Khai báo tạm trú ;                                           - Ủy ban nhân dân xã ;

 - Khai báo tạm vắng ;                                         - Trường học ;

- Đăng kí kết hôn ;                                              - Trạm y tế (bệnh viện).

- Xin cấp giấy khai sinh ;

- Sao giấy khai sinh ;

- Xác nhận lí lịch ;

- Xin sổ khám bệnh ;

- Xác nhận bảng điểm học tập.

Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dấu (-) tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em:

- Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.

 

- Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.

 

- Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.

 

- Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.

 

- Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.

 

- Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.

 

- Đánh đập trẻ em.

 

- Tổ chức trại hè cho trẻ em.

 

- Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.

 

Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó?

Mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em?

Lên học ở Trung học cơ sở, Lan đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. Lan so sánh mình với mấy bạn có xe trong lófp và cảm thấy ấm ức, nên oán trách mẹ. Theo em, Lan đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Lan, em sẽ ứng xử thế nào 

Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp, bố mẹ cũng không cho Quân đi dự. Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quân, em sẽ làm gì ?

Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp sau đây:

- Em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ.

- Em thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi.

- Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ

Em hãy tự nhận xét xem bản thân đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ và thầy giáo, cô giáo chưa. Những điều gì em đã thực hiện tốt và còn những điều gì chưa tốt ? Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện nhằm khắc phục những điều chưa tốt đó.

Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng những trường hợp là công dân Việt Nam 

a) Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.

 

b) Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.

 

c) Người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam.

 

d) Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.

 

e) Người Việt Nam dưới 18 tuổi

 

Bố mẹ Hoa là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sống đã lâu. Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhiều khi Hoa băn khoăn suy nghĩ : "Mình có phải là công dân Việt Nam không ?" Theo em, Hoa có phải là công dân Việt Nam không ? Vì sao ?

Nêu một số quyền, nghĩa vụ công dân, các quyền và bổn phận của trẻ em mà em biết.

Em hãy kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao đã đem lại vinh quang cho dân tộc Việt Nam.

Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước?

Em hãy nhận xét hành vi cùa những người trong các bức tranh sau

Câu 1 SGK GDCD 6 trang 38

Trong các biển báo giao thông dưới đây:

Câu 2 SGK GDCD 6 trang 38

- Biển báo nào cho phép người đi bộ được đi ?

- Biển báo nào cho phép người đi xe đạp được đi ?

Hãy tìm hiểu những quy định về vượt nhau và tránh nhau trên đường.

Hãy nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở và nêu những việc mà em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

Hãy tự liên hệ xem bản thân đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông chưa. Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

Em hãy kể những hình thức học tập mà em biết (học theo trường, lớp ; tự học ; vừa học vừa làm ; học ở lớp học tình thương v.v...).

Em hãy nêu một vài tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập?

Những trẻ bị khuyết tật như khiếm thị, khiếm thính, tàn tật... và trẻ em lang thang cơ nhỡ có quyền và nghĩa vụ học tập không? Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào ?

Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có hai em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em.

Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào

Theo em, những biểu hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau đây là đúng hay sai ? Vì sao ?

- Chí chăm chú vào học tập, ngoài ra không làm một việc gì.

- Chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

- Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể?

Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về học tập.

Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở?

Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?

Theo em, đối với mỗi con người thì những gì là quý giá nhất? Vì sao?

Khi thân thể, tính mạng, danh dự bị người khác xâm phạm thì em phải làm gì và làm như thế nào?

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?

Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?

Người vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?

Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau đây:

- Đến nhà bạn để mượn quyển truyện, nhưng không có ai ở nhà.

- Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.

- Quần áo của nhà em phơi trên dây, gió làm bay sang nhà hàng xóm. Em muốn sang lấy vé nhưng bên đó không có ai ở nhà

- Quần áo của gia đình hàng xóm phơi ngoài sân, trời sắp đổ mưa, gia đình không có ai ở nhà.

- Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà, có thể là một cái gì đó bị cháy.

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào?

Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín?

Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?

Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau :

- Nhặt được thư cửa người khác ?

- Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác ?

- Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em ?

Trong Các biện pháp dưới đây, theo em, biện pháp nào góp phần bảo vệ mồi trường?

(1) Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở 

(2) Xây dựng các quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ động vật quý, hiếm

(3) Khai thác nước ngầm bừa bãi

(4) Sử dụng phân hoá học và các hoá chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định

(5) Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp xử lí rác, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt.

Trong các hành vi sau đây, hành vi nào gây ô nhiễm, phá huỷ môi trường?

(1) Khai thác thuý, hải sản bằng chất nổ ;

(2) Săn bắt động vật quý, hiếm trong rừng ;

(3) Đố các chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước ;

(4) Khai thác gỗ theo chu kì, kết hợp cải tạo rừng ;

(5) Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc ;

(6) Phá rừng để trồng cây lương thực.

Để mở rộng sản xuất, Nhà máy A đứng trước sự lựa chọn giữa ba phương án. Theo em. nên chọn phương án nào?

Phương án 1: Sử dụng công nghệ tiên tiến, bỏ qua các vấn đề về môi trường, tiết kiệm triệt để trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Phương án 2: Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp nhận giá thành cao hơn.

Phương án 3: Mở rộng quy mô sản xuất, giữ nguyên công nghệ cũ (chỉ tăng số lượng)

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK