Trang chủ Lớp 12 GDCD Lớp 12 SGK Cũ Học Kì 2 GDCD 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng & bảo vệ Tổ quốc

GDCD 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng & bảo vệ Tổ quốc

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Đặt vấn đề

Khi ta lớn Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

                                             (“Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm )

Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt,

Như mẹ cha, như vợ, như chồng!

Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…

                            “Sao chiến thắng” của Chế Lan Viên   

  • Hai đoạn thơ trên nói lên điều gì? 
    • Hai đoạn thơ trên nói lên tình yêu quê hương, đất nước với tình cảm da diết, nồng nàn và rất gần gũi với chúng ta.

  • Tại sao có lúc các nhà thơ lại dùng từ “Đất nước”, có lúc lại dùng từ “Tổ quốc”. Vậy “Đất nước” và “Tổ quốc” có gì khác nhau? 
    • Không có gì khác nhau cả “Tổ quốc” và “Đất nước” đều nói đến lãnh thổ của một quốc gia. Nhưng tên gọi “Đất nước” nghe gần gũi, thân thiết, còn tên gọi “Tổ quốc” nghe thiêng liêng, cao quý.

QUÊ HƯƠNG
Thơ : ĐỖ TRUNG QUÂN       

Nhạc: GIÁP VĂN THẠCH

Quê hương là  chùm khế ngọt.  Cho con trèo hái mỗi ngày.

Quê hương là  đường đi học.  Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương là  con diều biếc.  Tuổi thơ con thả trên đồng.

Quê hương là  con đò nhỏ.  Êm đềm khua nước ven sông.

Quê hương là  cầu tre nhỏ.  Mẹ về nón là nghiêng che.

Quê hương là  đêm trăng tỏ.  Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một  mẹ  mà thôi.

Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ  không lớn nổi thành người.

→ Lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu?

  • Lòng yêu nước bắt nguồn từ:
    • Tình yêu gia đình.
    • Tình yêu người thân.
    • Yêu thành quả lao động.
    • Yêu nơi mình sinh ra và lớn lên.

1.2. Nội dung bài học

a. Lòng yêu nước là gì ?

  •  Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
  •  Lòng yêu nước xuất phát từ những tình cảm bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người....

b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

  • Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc.
  • Người Việt Nam yêu đất nước của mình, tình yêu đó được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ … Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước …”

  • Truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc của mình.
  • Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước: người Việt Nam yêu nước luôn luôn hướng về cội nguồn, về ông bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương của mình, luôn nhớ về quê hương, hướng về Tổ quốc dù có xa cách.

  • Tình yêu thương đồng bào, giống nòi, dân tộc.

  • Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc: đồng bào, giống nòi là những gì thiêng liêng nhất gắn bó con người Việt Nam với nhau. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều cảm thông sâu sắc với nỗi đau của đồng bào, dân tộc, luôn mong muốn đồng bào của mình được sống ấm no, hạnh phúc. 

→ Nói đến quê hương, Tổ quốc, chúng ta tự hào nhất là những gì? Lòng tự hào dân tộc chính đáng.

  • Lòng tự hào dân tộc chính đáng: người Việt Nam luôn tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc và có sức sống mạnh mẽ của dân tộc mình, tự hào về những con người của quê hương, đất nước, những anh hùng hào kiệt, những danh nhân văn hóa, tự hào về non sông gấm vóc và những sản vật phong phú của quê hương.
  • Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc, không bao giờ chịu làm nô lệ, làm người dân mất nước hoặc lệ thuộc nước ngoài. Tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm là nét nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam.

  • Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

  • Người Việt Nam vốn có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động. Mỗi người Việt Nam yêu nước đều lao động hết mình để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đóng góp xây dựng quê hương và có những hành động thiết thực góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.

c. Biểu hiện của lòng yêu nước 

  •  Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
  •  Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc.
  •  Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
  •  Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.
  •  Cần cù và sáng tạo trong lao động.

2. Luyện tập Bài 14 GDCD 10

Qua bài học này các em cần nắm được: Lòng yêu nước là gì? Truyền thống yêu nước là gì? Ý nghĩa của nó và trách nhiệm của mỗi công dân. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 10 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 101 SGK GDCD 10

Bài tập 2 trang 101 SGK GDCD 10

Bài tập 3 trang 102 SGK GDCD 10

Bài tập 4 trang 102 SGK GDCD 10

3. Hỏi đáp Bài 14 GDCD 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK