Trang chủ Lớp 12 GDCD Lớp 12 SGK Cũ Học Kì 2 GDCD 7 Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

GDCD 7 Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1. Tìm hiểu thông tin

a. Lịch làm việc của Nguyễn Hải Bình

Lịch làm việc của Nguyễn Hải Bình

(Lịch làm việc của Nguyễn Hải Bình)

  • Câu hỏi: 

    • Em có nhận xét gì về nội dung lịch làm việc hàng ngày trong tuần của bạn Nguyễn Hải Bình, làm việc gì? Kế hoạch hợp lí chưa?
      • Nội dung của kế hoạch là học tập, tự học, vui chơi, giải trí, giúp gia đình.

      • Kế hoạch chưa hợp lí như: lao động giúp gia đình quá ít, xem ti vi quá nhiều, thiếu thời gian ăn, ngủ, thể dục.

    • Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình.
      • Bình có ý thức tự giác, tự chủ cao.

      • Chủ động làm việc có kế hoạch, không cần ai nhắc nhở

    • Em thử dự đoán xem với cách làm việc theo kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại kết quả gì?
      • Chủ động trong công việc

      • Không lảng phí thời gian

      • Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc

    • Tại sao phải làm việc có kế hoạch? Nếu làm việc không có kế hoạch thì có lợi, có hại gì?
      • Làm việc có kế hoạch có lợi:

        • Rèn luyện ý chí nghị lực.

        • Rèn luyện tính kỉ luật, kiên trì.

        • Kết quả học tập tốt.

        • Cha mẹ, thầy cô yêu quí.
    • Làm việc  không có kế hoạch sẽ có hại như:
      • Dẫn đến hiệu quả chất lượng không cao.
      • Kết quả học tập kém
      • Không hoàn thành công việc.

b. Kế hoạch làm việc của Vân Anh

Kế hoạch làm việc của Vân Anh

(Kế hoạch làm việc của Vân Anh)

  • Câu hỏi: 

    • Em có nhận xét gì về kế hoạch của bạn Vân Anh?
      • Nội dung công việc cần cân đối, toàn diện (5h sáng-23h hàng ngày; đầy đủ, cân đối giữa HT, nghỉ ngơi, lao động giúp GĐ, học ở trường, tự học, sinh hoạt tạp thể, XH

      • Không quá dài, phải dễ nhớ
      • → Nhận xét:  Nội dung đầy đủ, cân đối, quá chi tiết.
    • So sánh kế hoạch của hai bạn Vân Anh và Hải Bình?
      • Hải Bình

        • Thiếu ngày, dài, khó nhớ.

        • Ghi công việc cố định lặp đi lặp lại.
      • Vân Anh

        • Cân đối, hợp lí, toàn diện.

        • Đầy đủ, cụ thể, chi tiết.

→ Tồn tại: Cả hai bản còn quá dài, khó nhớ.

  • Kết quả học tập của Vân Anh
    • Vân Anh đạt học sinh giỏi.
    • Điều chỉnh kế hoạch nhưng những việc đó đề ra thì quyết tâm làm cho bằng được.

2. Nội dung bài học

a. Hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch

  • Là xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí, để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả và chất lượng. 
  • Biết xác định nhiệm vụ là biết phải làm gỡ, mục đích là gỡ; xác định được công việc phải làm có những công đoạn nào, làm gỡ trước, làm gỡ sau, phõn chia thời gian cho từng việc dựa trên sự tính toán tới tất cả các điều kiện, phương tiện và cách thức thực hiện. 
  • Kế hoạch phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ, biết điều chỉnh KH khi cần thiết, phải quyết tâm, kiên trì, sáng tạo thực hiện KH đã đề ra
  • Phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp gia đình

b. Một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch

  • Biểu hiện, hành vi thể hiện sống và làm việc có kế hoạch
    • Thực hiện đúng giờ học buổi tối theo KH, mặc dù hôm đó có phim hay.
    • Tự đặt lịch làm việc trong ngày, trong tuần và cố gắng thực hiện đỳng lịch

→ Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.

  • Biểu hiện, hành vi trái với sống và làm việc có kế hoạch
    • Cẩu thả; không xác định nhiệm vụ; nước đến chân mới nhảy; lên kế hoạch rồi bỏ đó; khó khăn là chùn bước

→ Không tiết kiệm được thời gian, công sức, không đạt hiệu quả trong công việc. ảnh hưởng đến người khác.

c. Ý nghĩa

  • Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.
  • Là yêu cầu ko thể thiếu đối với người lđ trong thời đại CNH- HĐH; giúp con người thích nghi được với c/s hiện đại, với yêu cầu lđ có kỉ luật cao

► Kế hoạch học tập 

Kế hoạch trong tuần

(Kế hoạch trong tuần)

2. Luyện tập Bài 12 GDCD 7

Qua bài này các em học sinh cần nắm được:

  •  Kiến thức
    • Tìm hiểu khái quát về sống và làm việu có kế hoạch.
  • Kĩ năng
    • Trình bày ý tưởng, suy nghĩ về sống và làm việc có kế hoạch: xây dựng kế hoạch hành ngày, hàng tuần.
  • Thái độ
    • Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 7 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 36 SGK GDCD 7

Bài tập 2 trang 36 SGK GDCD 7

Bài tập 3 trang 36 SGK GDCD 7

Bài tập 4 trang 36 SGK GDCD 7

Bài tập 5 trang 36 SGK GDCD 7

Bài tập 6 trang 36 SGK GDCD 7

3. Hỏi đáp Bài 12 GDCD 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK