Trang chủ Lớp 12 GDCD Lớp 12 SGK Cũ Học Kì 2 GDCD 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

GDCD 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử các cơ quan đại biểu của nhân dân

a. Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử

  • Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

  • Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân:
    • Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc Hội, Hội đồng ND
    • ­Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử gồm: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành hình phạt tù; người mất năng lực hành vi dân sự…
    • ­ Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử: Những người thuộc diện không được thực hiện quyền bầu cử; người đang bị khởi tố về hình sự; người đang phải chấp hành bản án, quyết định của tòa án; người đã chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án nhưng chưa được xóa án; người đang chấp hành quyết định xử lí hành chính về giáo dục hoặc đang bị quản chế hành chính.
  • Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân
    • Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo các nguyên tắc: bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
    • Quyền ứng cử của công dân được thực hiện theo hai con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. 
  • Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân
    • Là cơ sở pháp lý-chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước,để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
    • Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta. 

1.2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

a. Khái niệm về quyền tham gia quản lí đất nước và xã hội

  • Quyền tham gia quản lí đất nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi của cả nước và trong địa phương ; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế xã hội. 

b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

  • Ở phạm vi cả nước:
    • Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây xựng các văn bản pháp luật.
    • Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
  • Ở phạm vi cơ sở:
    • Trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra”
    • Những việc phải được thông báo để dân biết mà thực hiện (chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước…).
    • ­Những việc dân làm và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín
    • ­Những việc dân được thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định .
    • Những việc nhân dân ở phường, xã giám sát, kiểm tra. 

c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

  • Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhằm động viên và phát huy sức mạnh của tồn dân, của tồn xã hội về việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả. 

1.3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

  • Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
  • Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân.
  • Quyền tố cáo là quyền  công dâ được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của nhân dân, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

  • Người có quyền khiếu nại, tố cáo:
    • Người khiếu nại
    • Người tố cáo
    • Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
    • Người giải quyết khiếu nại: Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.
    • Người giải quyết tố cáo: người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo; Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
    • Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì do các cơ quan tố tụng giải quyết
  • Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo
    • Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
      • Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
      • ­Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.
      • ­Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
      •  Nếu người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách: hoặc tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên, hoặc kiện ra Tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân giải quyết .
      • ­ Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.
      •  Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời gian do luật quy định, có quyền khởi kiện ra Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân.
    • Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:
      • ­Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến chính quyền, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
      • ­Bước 2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo.
      • ­Bước 3: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
      • ­Bước 4: Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.

c. Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân

  • Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.

1.4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân

  • Quốc Hội ban hành Hiến pháp và các luật làm cơ sở pháp lí vững chắc cho sự hình thành chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
  • ­Chính phủ và chính quyền các cấp tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật.
  • ­Tòa án và các cơ quan tư pháp phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minh những vi phạm pháp luật.
  • Trách nhiệm của công dân
    • Thực hiện quyền dân chủ tức là thực thi quyền của người làm chủ nhà nước và xã hội. Muốn làm một người chủ tốt thì trước tiên cần có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ.

Câu hỏi 1: Hoàn thành bảng dưới đây sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo. 

Hướng dẫn trả lời: 

 

Khiếu nại

Tố cáo

Ai là người có quyền?

Cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại.

Bất cứ cá nhân nào.

Mục đích

Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của chính người khiếu nại đã bị xâm phạm.

Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và cá nhân.

Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo

Điều 17 Luật Khiếu nại, tố cáo (xem Tư liệu tham khảo)

Điều 58 Luật Khiếu nại, tố cáo (xem Tư liệu tham khảo)

Người có thẩm quyền giải quyết

­ Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại

­ Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ.

­ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lí người bị tố cáo, người đứng cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo

­ Chánh thanh tra các cấp, Tổng thanh tra Chính phủ

­ Các cơ quan tố tụng (điều tra, kiểm sát, tòa án ) nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hình sự.

2. Luyện tập Bài 7 GDCD 12

Qua bài học này các em cần nắm được nội dung sau: 

  • Quyền bầu cử và quyền ứng cử các cơ quan đại biểu của nhân dân
  • Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
  • Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
  • Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 6: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 12 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 81 SGK GDCD 12

Bài tập 2 trang 81 SGK GDCD 12

Bài tập 3 trang 81 SGK GDCD 12

Bài tập 4 trang 82 SGK GDCD 12

Bài tập 5 trang 82 SGK GDCD 12

Bài tập 6 trang 82 SGK GDCD 12

3. Hỏi đáp Bài 7 GDCD 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK