Trang chủ Lớp 12 GDCD Lớp 12 SGK Cũ Học Kì 2 GDCD 7 Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GDCD 7 Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Thông tin, sự kiện

a. Thông tin 1

  • Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời từ bao giờ? Khi đó ai là chủ tịch nước?
    • Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. 
  • Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa là thành quả của cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo ? Do ai đứng lên đấu tranh ? Thành quả cách mạng đó là của ai?
    • Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa do:
    • Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
    • Do nhân dân đấu tranh.
    • Thành quả cách mạng của nhân dân.
      • "Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội , Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong bản tuyên ngôn Người khẳng định “ Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống , quyền sung sướng và quyền tự do." Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành nước tự do độc lập.”⇒ Khẳng định chủ quyền tòan vẹn của đất nước ta.
  • Bằng kiến thức lịch sử em hãy cho biết sau Cách mạng Tháng Tám /1945 cách mạng Việt Nam gặp phải những trở ngại nào?
    • Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần 2, Mĩ cũng đặt nền thống trị trên đất nước ta.
  • Dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ cứu nước của nhân dân ta đã thu được kết quả như thế nào?
    • Nhân dân ta đã lập nhiều chiến công oanh liệt: Chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Mậu Thân, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử...
    • Ngày 2/7/1976 Quốc hội Việt Nam thống nhất đã quyết định đổi tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cả nước bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội .

→ Với truyền thống yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, cả nước hừng hực một khí thế căm thù giặc sâu sắc – cuộc chiến tranh nhân dân – một thế trận lòng dân đã chiến thắng những tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới Ngày 30/4/1975 lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập đã đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam. Bác Hồ đã từng nói “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu , khó trăm lần dân liệu cũng xong”.

  • Qua phân tích trên em hãy cho biết Nhà nước ta là nhà nước của ai?
    • Nhà nước của dân, do dân, vì dân
  • Nước ta đổi tên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào? Tại sao lại đổi tên như vậy?
    • Ngày 2/7/1976 Quốc hội Việt Nam thống nhất đã quyết định đổi tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cả nước bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 

b. Hiến pháp 1992

  • Theo các điều khoản của Hiến pháp 1992 nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động vì lợi ích của nhân dân lao động

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

  • Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân , do nhân dân và vì nhân dân.
    • Tại sao nhà nước của dân, do dân, vì dân?
      • Vì nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân.
    • Ví dụ chứng minh nhà nước vì lợi ích của nhân dân
      • Xóa đói giảm nghèo, chăm lo đến việc học hành của nhân dân, hỗ trợ vốn cho nhân dân phát triển kinh tê, đánh thuế suất thấp đôí với các mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu của nhân dân

→ Nhà nước CHXHCN Việt Nam ưu việt hơn so với 2 nhà nước còn lại : đó là sự chăm lo cho đời sống nhân dân...

  • Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
  • Điều 4. Hiến pháp 1992
    • Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lêninvà tư tưởng Hồ Chí minh làm kim chỉ nam cho phương châm hành động của mình , hết lòng phục vụ nhân dân.Bác đã từng răn dạy Đảng viên “ Việc gì có lợi cho dân ” Thực tế lịch sử đã chứng minh Đảng cộng sản Việt Nam đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác...

b. Bộ máy nhà nước

  • Bộ máy nhà nước ta là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương
    • Bộ máy nhà nước chia làm 4 cấp.
      • Bộ máy Nhà nước cấp Trung Ương
        • Gồm Quốc hội, Chính Phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
      • Bộ máy Nhà nước cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung Ương) 
        • Gồm HĐND tỉnh ( Thành phố), UBND tỉnh ( thành phố), Tòa án nhân dân tỉnh ( thành phố), Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ( thành phố).
      • Bộ máy Nhà nước cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) 
        • Gồm HĐND huyện ( quận, thị xã ), UBND huyện ( quận, thị xã ), Tòa án nhân dân huyện ( quận thị xã), Viện kiểm sát nhân dân huyện ( quận , thị xã ).
      • Bộ máy nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) 
        • Gồm HĐND xã ( phường , thị trấn), UBND xã ( phường , thị trấn)
  • Mọi đơn thư khiếu kiện của công dân đều được đưa lên UBND và ban công an xã ( phường , thị trấn) làm công tác hòa giải. Nếu hòa giải 3 lần mà không được sự đồng ý của người khiéu kiện thì đơn đó sẽ được đưa lên TAND cấp trên theo đúng luật khiếu nại , tố cáo đã quy định. 
  • Những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước ta được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? Tại sao?
    • Quốc hội, HĐND các cấp.
      • Quốc hội là là cơ quan lập pháp của một quốc gia. Quốc hội được người dân bầu cử và có nhiệm vụ thông qua hiến pháp và các bộ luật và thường được thiết kế theo hình thức Nghị viện
  • Những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước ta được gọi là cơ quan hành chính nhà nước ? Cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước cấp cao nhất ?
    • Chính phủ và UBND các cấp.
      • Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

c. Trách nhiệm của học sinh

  • Học hành chăm chỉ.
  • Tuân theo pháp luật
  • Nhắc nhở gia đình cùng thực hiện tốt chính sách
  • Không sa vào các tệ nạn xã hội.
  • Không tiếp tay cho kẻ xấu
  • Không lười học....

2. Luyện tập Bài 17 GDCD 7

Qua bài học này các em cần nắm được:

  • Nhà nước ta thành lập khi nào?
  • Bản chất của nhà nước?
  • Cơ cấu tổ chức?
  • Chức năng của từng cơ quan như thế nào?
  • Trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng nhà nước.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 7 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 59 SGK GDCD 7

Bài tập 2 trang 59 SGK GDCD 7

Bài tập 3 trang 59 SGK GDCD 7

Bài tập 4 trang 59 SGK GDCD 7

Bài tập 5 trang 59 SGK GDCD 7

Bài tập 6 trang 59 SGK GDCD 7

3. Hỏi đáp Bài 17 GDCD 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK