Trang chủ Lớp 12 GDCD Lớp 12 SGK Cũ Học Kì 2 GDCD 10 Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình

GDCD 10 Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tình yêu

a. Tình yêu là gì? 

  • Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt … làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. 

b. Thế nào là một tình yêu chân chính? 

  • Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
  • Biểu hiện của tình yêu chân chính: 
    • Có tình cảm chân thật, sự quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ. 
    • Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau không vụ lợi.
    • Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía. 
    • Có lòng vị tha và sự thông cảm. 

c. Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên 

  • Yêu đương quá sớm.
  • Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu vì mục đích vụ lợi. 
  • Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. 

1.2. Hôn nhân 

a. Hôn nhân là gì? 

  • Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. 

b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay 

  • Thứ 1: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ. 
    • Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính. 
    • Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định.
    • Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lý. 
    • Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm quyền tự do li hôn. Li hôn chỉ được coi là việc bất đắc dĩ, vì li hôn gây nhiều hậu quả xấu cho cả hai người, đặc biệt là đối với con cái. 
  • Thứ 2: Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. 
    • Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng. Bởi vì, tình yêu là không thể chia sẻ được . 
    • Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới .Sự bình đẳng không phải là sự cào bằng, chia đôi, mà là vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình. 

1.3. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình 

a. Gia đình là gì?

  • Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

b. Chức năng của gia đình

  • Chức năng duy trì nòi giống 
  • Chức năng kinh tế 
  • Chức năng tổ chức đời sống gia đình 
  • Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái 

c. Mối quan hệ và trách nhiệm của mỗi thành viên

  • Quan hệ giữa vợ và chồng: Vợ chồng phải có trách nhiệm chung thủy, yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. 
  • Quan hệ giữa cha mẹ và con cái 
    • Cha mẹ: Yêu thương, nuôi dưỡng, giáo dục con cái
    • Con cái: có nghĩa vụ yêu quí, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, vâng lời cha mẹ, phụng dưỡng, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
  • Quan hệ giữa ông bà và các cháu
    • Ông bà: Có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, giáo dục con cháu, làm gương cho con cháu noi theo. 
    • Con cháu: Có bổn phận yêu thương, kính trọng phụng dưỡng ông bà.
  • Quan hệ giữa anh, chị, em: Có trách nhiệm yêu thương, đùm bọc, tôn trọng, bảo ban, chăm sóc và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 

2. Luyện tập Bài 12 GDCD 10

Qua bài học này các em cần năm được:

  • Thế nào là tình yêu, hôn nhân, gia đình? Vai trò của tình yêu hôn nhân, gia đình trong cuộc sống.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Hôn nhân – Gia đình hạnh phúc – Tình yêu
    • B. Hôn nhân – Tình yêu – Gia đình hạnh phúc
    • C. Tình yêu – Gia đình hạnh phúc – Hôn nhân.
    • D. Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình hạnh phúc.
    • A. Tình yêu là tự do liên kết giữa một nam, một nữ.
    • B. Chung thuỷ gắn bó trong tình yêu
    • C. Tình yêu đẹp bắt nguồn từ một tình bạn đẹp 
    • D. Tình yêu là tự do, thoải mái yêu và quan hệ tình dục.
    • A. Chia sẻ, tôn trọng, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế gia đình
    • B. Có việc làm ổn định và thủy chung.
    • C. Nỗ lực lao động phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình
    • D. Được bình đẳng trong kinh tế gia đình

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 10 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 86 SGK GDCD 10

Bài tập 2 trang 86 SGK GDCD 10

Bài tập 3 trang 86 SGK GDCD 10

Bài tập 4 trang 86 SGK GDCD 10

Bài tập 5 trang 86 SGK GDCD 10

Bài tập 6 trang 86 SGK GDCD 10

3. Hỏi đáp Bài 12 GDCD 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK