Trang chủ Lớp 12 GDCD Lớp 12 SGK Cũ Học Kì 2 GDCD 7 Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

GDCD 7 Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Đặt vấn đề

  • Quan sát ảnh.
    • Khu thánh địa Mĩ Sơn.
    • Bến nhà Rồng- Tp HCM.
    • Vịnh Hạ Long.
  • Ảnh 1: Di tích Mỹ Sơn là quần thể kiến trúc với hơn 70 công trình được xây dựng từ cuối thế kỉ 4 đến thế kỉ 18, là nơi hội tụ tinh hoa về phong cách nghệ thuật Chăm. Đánh giá về Mĩ Sơn UB di sản thế giới UNESCO ghi nhận: Mĩ Sơn là điển hình nổi bật của sự giao lưu văn hóa bản địa với văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc ấn Độ. Với lối kiến trúc độc đáo đó ngày 1/12/1999 Mĩ Sơn được UESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
  • Ảnh 2: Vịnh Hạ Long: Danh lam thắng cảnh
  • Ảnh 3: Bến nhà Rồng là di tích lịch sử

→ sản phẩm tinh thần, vật chất do con người tạo ra

  • Có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
  • Được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác 

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

  • Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
    • Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể
      • Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết lối sống, lễ hội, bí quyết nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống
      • Di sản văn hóa vật thể bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  • Một số di sản văn hóa ở nước ta:
    • Áo dài, lễ hội Đền Hùng, múa rối nước
    • Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long, trống đồng Đông Sơn, Thành nhà Hồ, bia tiến sĩ ở văn miếu- Quốc tử Giám

 

b. Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản di tích lịch sử văn hĩa, danh lam thắng cảnh

  • Đối với dân tộc Việt Nam:

    • Phản ánh giá trị đặc sắc riêng của dân tộc Việt Nam.

    • Giá trị kinh tế-văn hoá: Ngày nay di sản văn hóa có ý nghĩa kinh tế không nhỏ. ở nhiều nước, du lịch sinh thái đã trở thành ngành kinh tế có thu nhập cao, được gọi là ngành kinh tế công nghiệp không khói, đồng thời qua du lịch thiết lập quan hệ quốc tế trong thời đại hội nhập cùng phát triển.

    • Bảo di sản văn hóa còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người, một vấn đề bức xúc của nhân loại hiện nay. 

    • Là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, những lên truyền thống của dân tộc, thể hiện cơng đức của các thế hệ cha ơng trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
    • Những di tích, di sản và cảnh đẹp đĩ cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
    • Các thế hệ sau có thể tiếp thu, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đó để phát triển nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc

  • Đối với thế giới: di sản văn hóa của Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Một số di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO là di sản văn hóa thế giới để được tôn vinh, giữ gìn như những tài sản quí giá của nhân loại.

c. Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa

  • Nhà nước cĩ trách nhiệm bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa
  • Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa cĩ trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa
  • Nghiêm cấm các hành vi:
    • Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.
    • Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ họai di sản văn hóa.
    • Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tớch lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trỏi phộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
    • Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
  • Giữ gìn sạch đẹp, đi tham quan không vứt rác bừa bãi, tố giác kẻ ăn cắp các cổ vật, di vật, tuyên truyền giá trị của di sản văn hóa, tham gia các lễ hội truyền thống

d. Trách nhiệm của học sinh

  • Giữ sạch đẹp, khơng vứt rác bừa bãi.
  • Đi tham quan để tìm hiểu.
  • Tố giác kẻ ăn cắp các cổ vật, di vật.
  • Chống mê tín dị đoan.
  • Tham gia các lễ hội truyền thống

2. Luyện tập Bài 15 GDCD 7

Học xong bài này các em cần: 

  •  Biết được khái niệm di sản văn hóa. Hiểu sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
  • Hiểu ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa. Những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hóa.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 7 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 50 SGK GDCD 7

Bài tập 2 trang 50 SGK GDCD 7

Bài tập 3 trang 50 SGK GDCD 7

Bài tập 4 trang 50 SGK GDCD 7

Bài tập 5 trang 50 SGK GDCD 7

Bài tập 6 trang 50 SGK GDCD 7

3. Hỏi đáp Bài 15 GDCD 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK