Trang chủ Lớp 11 Hóa học Lớp 11 SGK Cũ Chương 2: Nitơ - Photpho Hoá học 11 Bài 13: Luyện tập Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng

Hoá học 11 Bài 13: Luyện tập Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Đơn chất Photpho

 

Photpho

Cấu hình e

1s2  2s22p6  3s23p3

Độ âm điện

2,19

Cấu tạo phân tử

P đỏ và P trắng → CTPT : P

Mức oxi hóa

-3,0, +3, +5

Tính chất hóa học

Tính oxi hóa : + KL, H2

Tính khử : + O2, Cl2.

P trắng hoạt động hơn P đỏ

1.2. Axit photphoric và muối photphat

  Axit H3PO4

Muối photphat

Tính chất vật lí

Tinh thể trong suốt, tonc=52,5oC  háo nước → dễ chảy rữa, dd H3PO4 không màu.

Tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.

Muối đihiđrophotphat (H2PO4-) tan
Muối HPO42-, PO43- của kim loại Na, K, NH4+ tan

Tính chất hóa học

Axit trung bình, ba nấc có tính chất chung của axit , Tác dụng với dd kiềm cho 3 loại muối H2PO4-, HPO42-, PO43-

Không có tính Oxi hóa

Có đầy đủ tính chất chung của muối

Khó nhiệt phân

Nhận biết ion PO43-

Thuốc thử: Dung dịch AgNO3 → Ag3PO4 ↓ vàng

1.3. Amoniac và muối amoni

 

Amoniac (NH3)

Muối amoni (NH4+)

Tính chất hóa học

Tính bazơ yếu
Tính khử    
Tác dụng với kiềm
Phả ứng nhiệt phân.

Điều chế

N2 + 3H2 NH3

NH4++OH-  NH3

NH3 + H+ → NH4+

Nhận biết

Dùng quỳ tím ẩm → hóa xanh

 Dùng dung dịch kiềm   khí làm quỳ ẩm hóa xanh.  

1.4. Axit nitric và axit photphoric

 

Axit nitric (HNO3)

Axit photphoric (H3PO4)

Tính chất hóa học

Axit mạnh có đầy đủ tính chất chung của axit.

Chất oxi hóa mạnh:

Tác dụng với hầu hết kim loại.

Tác dụng với một số phi kim.

Tác dụng với nhiều hợp chất có tính khử.

Axit trung bình, ba nấc có t/c chung của axit 

Không có tính Oxi hóa

 

1.5. Muối nitrat và muối photphat

 

Muối nitrat (NO3-)

Muối photphat

Tính chất hóa học

Phân hủy nhiệt:

  • M: K → Ca

M(NO3)n → M(NO2)n+ n/2O2

  • M: Mg → Cu

2M(NO3)n → M2On+ 2nNO2+ n/2O2

  • M: sau Cu

M(NO3)n → M+ nNO2+ n/2O2

Có tính chất chung của muối.

Khó bị nhiệt phân.

Nhận biết: dùng dd AgNO3Hiện tượng: kết tủa vàng Ag3PO4

Bài 1:

Lập các phương trình hoá học sau ở dạng phân tử và ion thu gọn:

a) NH3 + CH3COOH → ...

b) (NH4)3PO4 → H3PO4 + ...

c) Zn(NO3)2 →  ...

d) K3PO4 + Ba(NO3)2 →  ...

e) Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 → ...

   (Tỉ lệ 1:1)

Hướng dẫn:

a) NH3 + CH3COOH → CH3COONH4

b) (NH4)3PO4 → H3PO4 + 3NH3

c)  Zn(NO3)2 → ZnO + 2NO2 + 1/2O2

d) 2K3PO4 + 3Ba(NO3)2 →  Ba3(PO4)2 ↓ + 6KNO3

e) Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 → 2CaHPO4 + 3H2O

   (Tỉ lệ 1:1)

Bài 2:

Cho 60 gam hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong 3 lit dung dịch HNO3 1M, thu được 13,44 lit khí NO(đkc). Tính phần trăm của Cu trong hỗn hợp và tính nồng độ mol của axit trong dung dịch thu được?

Hướng dẫn:

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (1)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (2)

\(\begin{array}{l} {n_{Cu}} = \frac{{3.{n_{NO}}}}{2} = \frac{{3.\frac{{13,44}}{{22,4}}}}{2} = 0,9(mol)\\ \to {m_{Cu}} = 64.0,9 = 57,6g \end{array}\)

⇒ \({n_{HN{O_3}(1)}} = \frac{{0,9.8}}{3} = 2,4mol\)

⇒ mCuO= 60-57,6=2,4g ⇒ \({n_{CuO}} = \frac{{2,4}}{{80}} = 0,03mol\)

⇒ \({n_{HN{O_3}(2)}} = 0,03.2 = 0,06mol\)

Tổng số mol HNO3 phản ứng=2,4 + 0,06=2,46mol

Số mol HNO3 ban đầu=3.1= 3 mol

⇒ Số mol HNO3 còn lại=3-2,46= 0,54mol

Xem thể tích dung dịch không đổi, nồng độ axit còn lại sau phản ứng: \({C_M} = \frac{{0,54}}{3} = 0,18M\)

Bài 3:

Từ 10m3 hỗn hợp N2 và H2 lấy theo tỉ lệ 1:3 về thể tích, có thể sản suất được bao nhiêu m3 amoniac? Biết rằng hiệu suất chuyển hoá là 95% (các khí đo ở đktc)

Hướng dẫn:

H=95% ⇒ Thể tích hỗn hợp tham gia tạo sản phẩm:

\({V_{hh}} = \frac{{10.95}}{{100}} = 9,5({m^3})\)

Tỉ lệ \({V_{{N_2}}}:{V_{{H_2}}} = 1:3\) bằng tỉ lệ trong phản ứng

            N2 + 3H2 \(\leftrightarrows\)2NH3

\({V_{{N_2}}} = \frac{{1.9,5}}{4} = 2,375({m^3})\)\({V_{N{H_3}}} = 2.2,375 = 4,75({m^3})\)

 

3. Luyện tập Bài 13 Hóa học 11

Sau bài học cần nắm:

  • Cấu hình e nguyên tử, độ âm điện, các trạng thái oxi hoá của N, P, cấu tạo phân tử N2. 
  • Tính chất của N2; P; NH3; Muối amoni; Axit nitric; Muối nitrat; Axit photphoric; Muối photphat.
  • Phương pháp nhận biết muối photphat.
  • Củng cố kiến thức về tính chất hoá học, điều chế các chất.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 13 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 Bài 13.

Bài tập 13.8 trang 21 SBT Hóa học 11

Bài tập 13.9 trang 21 SBT Hóa học 11

Bài tập 1 trang 57 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 2 trang 58 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 3 trang 58 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 4 trang 58 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 5 trang 58 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 1 trang 72 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 2 trang 72 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 3 trang 72 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 4 trang 72 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 5 trang 72 SGK Hóa học 11 nâng cao

4. Hỏi đáp về Bài 13 Chương 2 Hóa học 11

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK