Chương 2: Nitơ - Photpho

Chương 2: Nitơ - Photpho

Lý thuyết Bài tập

Trình bày cấu tạo của phân tử N2. Vì sao ở điều kiện thường, nitơ là một chất trơ? Ở điều kiện nào nitơ trở nên hoạt động hơn?

Nitơ không duy trì sự hô hấp, nitơ có phải là khí độc không?

a) Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là:

A. LiN3 và Al3N.

B. Li3N và AlN.

C. Li2N3 và Al2N3.

D. Li3N2 và Al3N2.

b) Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo thành liti nitrua và nhôm nitrua khi cho liti và nhôm tác dụng trực tiếp với nitơ. Trong các phản ứng này nitơ là chất oxi hóa hay chất khử?

Nguyên tố nitơ có số oxi hóa là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO, NO2, NH3, NH4Cl, N2O, N2O3, N2O5, Mg3N2?

Cần lấy bao nhiêu lít khí nitơ và khí hiđro để điều chế được 67,2 lít khí amoniac? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.

Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh rằng ammoniac tan nhiều trong nước.

Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau đây và viết các phương trình hóa học:

Khí A (+H2O)→ Dung dịch A (+ HCl) → B + (NaOH)→ Khí A + (HNO3) →  C (to)→ D + H2O

Biết rằng A là hợp chất của nitơ.

Hiện nay, để sản xuất ammoniac, người ta điều chế nitơ và hiđro bằng cách chuyển hóa có xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên). Phản ứng giữa khí metan và hơi nước tạo ra hiđro và cacbon đioxit. Để loại khí oxi và thu khí nitơ, người ta đốt khí metan trong một thiết bị kín chứa không khí.

Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế hiđro, loại khí oxi và tổng hợp khí ammoniac.

Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch: NH3, Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.

Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải, cần phải đồng thời:

A. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ.

B. Giảm áp suất và giảm nhiệt độ.

C. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ.

D. Giảm áp suất và tang nhiệt độ.

Trong phản ứng nhiệt phân các muối NH4NO2 và NH4NO3, số oxi hóa của nitơ biến đổi như thế nào? Nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất khử và nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất oxi hóa?

Cho dung dịch NaOH dư vào 150,0 ml dung dịch (NH4)2SO4 1,00 M, đun nóng nhẹ.

a) Viết phương trình hóa học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn.

b) Tính thể tích khí (đktc) thu gọn.

Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hiđro để điều chế 17,0 gam NH3? Biết rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25,0%. Các thể tích khí được đo ở đktc.

A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2

B. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2

C. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2

D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2

Viết công thức electron, công thức cấu tạo của axit nitric. Cho biết nguyên tố nitơ có hóa trị và số oxi hóa bao nhiêu?

Lập các phương trình hóa học:

a) Ag + HNO3 (đặc) → NO2  + ? + ?

b) Ag + HNO3 (loãng) → NO + ? + ?

c) Al + HNO3 → N2O + ? + ?

d) Zn + HNO3 → NH4NO3 + ? + ?

e) FeO + HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + ?

g) Fe3O4 + HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + ?

Hãy chỉ ra những tính chất hóa học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuric. Viết các phương trình hóa học để minh họa.

a) Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu? 

A. 5                        

B. 7                        

C. 9                        

D. 21

b) Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân thủy ngân (II) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?

A. 5                        

B. 7                        

C. 9                         

D. 21

Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:

NO→ HNO3 → Cu(NO3)→ Cu(OH)2 → Cu(NO3)2 → CuO → Cu → CuCl2

Khi hòa tan 30,0 g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,50 lít dung dịch axit nitric 1,00 M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lít nitơ monoaxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích dung dịch không thay đổi.

Để điều chế 5,000 tấn axit nitric nồng độ 60,0 % cần dùng bao nhiêu tấn amoniac? Biết rằng sự hao hụt amoniac trong quá trình sản xuẩ là 3,8 %.

Nêu những điểm khác nhau về tính chất vật lí giữa P trắng và P đỏ. Trong điều kiện nào P trắng chuyển thành P đỏ và ngược lại?

Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết trong các phản ứng này, P có tính khử hay tính oxi hóa:

P + O2  → P2O5

P + Cl2 → PCl3

P + S → P2S3

P + S → P2S5

P + Mg → Mg3P2

P + KClO3 → P2O5 + KCl

Thí nghiệm ở hình 2.13 chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ. Hãy quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

hình 2.13 SGK Hóa học 12 trang 49

Nêu những ứng dụng của photpho. Những ứng dụng đó xuất phát từ tính chất gì của photpho?

Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng.

c) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được sau phản ứng.

Viết phương trình hóa học dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng giữa H3PO4 với lượng dư của:

a) BaO                      

b) Ca(OH)2                       

c) K2CO3

Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa?

Phương trình điện li tổng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:

H3PO4 ⇔ 3H+ + PO43-

Khi thêm HCl vào dung dịch:

A. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận.

B. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.

C. Cân bằng trên không bị chuyển dịch.

D. Nồng độ PO43- tăng lên.

Lập phương trình hóa học sau đây:

a) H3PO4 + K2HPO4

1 mol         1 mol

b) H3PO4 + Ca(OH)2

1 mol         1 mol

c) H3PO4 + Ca(OH)2

2 mol          1 mol

d) H3PO4 + Ca(OH)2

2 mol          3 mol

Để thu được muối photphat trung hòa, cần lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1,00 M cho tác dụng với 50,0 ml dung dịch H3PO4 0,50 M?

Cho các mẫu phân đạm sau đây: amoni sunfat, amoni clorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để phân biệt chúng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.

Từ không khí, than, nước và các chất xúc tác cần thiết, hãy lập sơ đồ điều chế phân đạm NH4NO3.

Một loại quặng photphat có chứa 35% Ca3(PO4)2. Hãy tính hàm lượng phần trăm P2O5 có trong quặng trên.

Để sản xuất một lượng phân bón amophot đã dùng hết 6,000.103 mol H3PO4.

a) Tính thể tích khí ammoniac (đktc) cần dùng, biết rằng loại amophot này có tỉ lệ về số mol nNH4H2PO4: n(NH4)HPO4 = 1 : 1.

b) Tính khối lượng amophot thu được.

Hãy cho biết số oxi hóa của N và P trong các phân tử và ion sau đây: NH3, NH4+, NO2, NO3, NH4HCO3 , P2O3, PBr5, PO43, KH2PO4, Zn3(PO4)2.

Trong các công thức sau đây, chọn công thức hóa học đúng của magie photphua:

A. Mg3(PO4)2

B. Mg(PO3)2

C. Mg3P2

D. Mg2P2O7

Từ hiđro, clo, nitơ và các hóa chất cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học (có ghi rõ điều kiện phản ứng) điều chế phân đạm amoni clorua.

Viết phương trình hóa học thực hiện các dãy chuyển hóa sau đây:

a)

b) 

Hãy đưa ra những phản ứng đã học có sự tham gia của đơn chất photpho, trong đó số oxi hóa của photpho.

a) Tăng

b) Giảm

Khi cho 3,00 g hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc dư, đun nóng, sinh ra 4,48 lít khí duy nhất NO2 (đktc). Xác định phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?

Cho 6,00 g P2O5 vào 25,0 ml dung dịch H3PO4 6,00% (D = 1,03 g/ml). Tính nồng độ phần trăm H3PO4 trong dung dịch tạo thành?

Cần bón bao nhiêu kg phân đạm amoni nitrat chứa 97,5% NH4NO3 cho 10,0 hecta khoai tây, biết rằng 1,00 hecta khoai tây cần 60,0 kg nitơ?

Ion nitrua N3- có cấu hình electron giống cấu hình electron nguyên tử của khí trơ nào, của ion halogenua và của ion kim loại kiềm nào? Hãy viết cấu hình của chúng.

Trình bày cấu tạo của phân tử N2. Vì sao ở điều kiện thường N2 là một chất trơ? Ở điều kiện nào N2 trở nên hoạt động hơn?

Nêu những tính chất hóa học đặc trưng của nito và dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.

Xuất phát từ nhiệt phân li thành nguyên tử  của các phân tử cho dưới đây, hãy cho biết ở điều kiện thường chất nào (nitơ, hiđro, oxi, clo) tham gia phản ứng hóa học khó nhất và chất nào dễ nhất ? Vì sao ?

N2 → 2N; ΔH = +946kJ/mol

H2 → 2H; ΔH = +431,8kJ/mol

O2 → 2O; ΔH = +491kJ/mol

Cl2 → 2Cl; ΔH=+238kJ/mol

Bằng thí nghiệm nào có thể biết được nitơ có lẫn một tạp chất: Clo, Hidro clorua, hidosunfat? Viết Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

Trộn 200ml dung dịch natri nitrit 3M với 200ml dung dịch amoni clorua 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Xác định thể tích khí của khí nitơ sinh ra (đo ở đktc) và nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch sau phản ứng. Giả thiết thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể.

Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh ammoniac tan nhiều trong nước.

Có 5 bình đựng riêng biệt 5 chất khi: N2, O2, NH3, Cl2 và CO2. Hãy đưa ra một thí nghiệm đơn giản để nhận ra bình đựng khi NH3.

Nêu tính chất hóa học đặc trưng và những ứng dụng của amoniac. Tại sao người ta nói amoniac là một bazơ yếu?

Dung dịch ammoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do

A. Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính

B. Zn(OH)2 là một bazơ ít tan

C. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan tương tự như Cu(OH)2

D. NH3 là một hợp chất có cực là một bazơ yếu

Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:

Cho cân bằng hóa học N2(k) + 3H2 (k) ⇔ 2NH3(k):  ΔH = -92 J

Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi:

a) Tăng nhiệt độ

b) Hóa lỏng ammoniac để tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng.

c) Giảm thể tích của hệ phương trình.

Có thể phân biệt muối ammoniac với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch kiềm, vì khi đó:

A. Thoát ra một chất khi màu xanh lục nhạt.

B. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh quỳ tím ẩm.

C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm quỳ tím xanh ẩm.

D. Thoát ra chất khí không màu không mùi.

Hãy chọn đáp án đúng.

Người ta có ta có thể sản xuất amoniac để điều chế urê bằng cách chuyển hóa hữu cơ xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên).

Phản ứng điều chế H2 và CO2:   

CH4 + 2H2O → CO2 +  4H2      (1)

Phản ứng thu N2 (từ không khí) và CO2:   

CH4  + 2O  →   CO2 + 2H2O    (2)

Phản ứng tổng hợp NH3:   

N2  +  3H2 ⇔ 2NH3     (3)

Để sản xuất khí aminiac, nếu lấy 841,7mkhông khí (chứa 21,03% O2, 78,02% N2, còn lại là khí hiếm), thì cần phải lấy bao nhiêu mkhí metan và bao nhiêu m3 hơi nước để đủ năng lượng N2 và H2 theo tỉ lệ 1: 3 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp ammoniac. Giả thiết các phản ứng (1) và (2) đều xảy ra hoàn toàn và thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn

Viết công thức electron và công thức cấu tạo của axit nitric và cho biết nguyên tố có số oxi hóa là bao nhiêu?

Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây:

a) Fe + HNO3 (đặc,nóng) → NO2 +⋯

b) Fe + HNO3 (loãng) → NO +⋯

c) Ag + HNO3 (đặc) → NO2 +⋯

d) P + HNO(đặc)→ NO2 + H3PO

Sơ đồ phản ứng sau đây cho thấy rõ vai trò của thiên nhiên và con người trong việc chuyển từ khí quyển vào trong đất, cung cấp nguồn phân đạm cho cây cối.

Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa trên.

Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?

A. NO

B. NH4NO3

C. NO2

D. N2O5

Tại sao khi điều chế axit nitric bốc khói phải sử dụng H2SO4 đặc và NaNO3 ở dạng rắn?

Phản ứng giữa HNO3 và FeO tạo ra khí NO. tổng các hệ số trong phản ứng oxi hóa – khử này bằng?

A. 22

B. 20

C. 16

D. 12

Cho 13,5 gam nhôm tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3 phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí NO và N2O. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3. Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối với hiđro bằng 19,2.

Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một sunfua kim loại công thức MS (kim loại M có các số oxi hóa +2 và +3 trong các hợp chất) trong lượng dư oxi. Chất rắn thu được sau phản ứng hòa tan trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8%. Nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,7%.

a) Xác đinh công thức sunfua kim loại.

b) Tính khối lượng dung dịch HNO3 đã dùng.

Viết các Phương trình phản ứng hóa học để thực hiện các dãy chuyển hóa sau.

Chất khí A có mùi khai, phản ứng với khí clo theo cách khác nhau sau đây, tùy theo điều kiện phản ứng.

Trong trường hợp dư khí A thì xảy ra phản ứng:

   8A  +    3Cl2    →  6C  +     D

Chất rắn khô                     Chất khí

Trong trường hợp dư khí Clo xảy ra phản ứng:

2A  + 3Cl2 → D(chất khí) +  6E

Chất rắn C màu trắng, khi đốt nó bị phân hủy thuận nghịch biến thành chất A và chất E. Khối lượng riêng của chất khí D là 1, 25 g/l (đktc). Hãy xác định các chất A, B, C, D, E và viết phương trình hóa học của các phản ứng.

Hãy chọn đáp án đúng trong các trường hợp sau:

a) Phản ứng giữa kim loại magie với axir nitric đặc giả thiết chỉ tạo ra đnitơ oxit. Tổng các hệ số trong phản ứng hóa học bằng.

A. 10

B. 18

C. 24

D. 20

b) Phản ứng giữa kim loại Cu với axit nitric đặc giả thiết chỉ tạo ra nito monoxit. Tổng các hệ số trong Phương trình hóa học bằng:

A. 10

B. 18

C. 24

D. 20

Bằng phản ứng hóa học, hãy nhận biết các dung dịch sau:

NH3, (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4. Viết các phương trình hóa học.

Trong quá trình tổng hợp ammoniac, áp suất trong bình phản ứng giảm đi 10,0% so với áp suất lúc ban đầu. biết nhịệt độ của phản ứng được giữa không đổi trước và sau phản ứng. Hãy xác định thành phần phần trăm thể tích của hỗn hợp khí thu được sau phản ứng, nếu trong hỗn hợp ban đầu lượng nitơ và hiđro được lấy đúng theo hệ số tỉ lượng.

Tạo sao photpho trắng và photpho đỏ lại khác nhau về tính chất vật lí? Trong điều kiện nào thì photpho trắng chuyển thành photpho đỏ và ngược lại?

Dựa vào hình 2.14, hãy mô tả thì nghiệm về khả năng bốc cháy khác nhau của photpho trắng và photpho đỏ, cho biết dạng hình thu hình nào của photpho hoạt động hơn.

Viết phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:

Chọn công thức đúng của magie photphua:

A. Mg2P2O7

B. Mg2P3

C. Mg3P2

D. Mg3(PO4)2

Để trung hòa hoàn toàn dung dịch thu được khi thủy phân 4,54g photpho trihalogenua cần 55ml dung dịch natri hiđroxit 3M. Xác định công thức của photpho trihalogenua đó, biết rằng phản ứng thủy phân tạo ra hai axit, trong đó có axit H3PO4 là axit hai nấc.

Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vủa đủ với dung dịch NaOH 32,0% tạo ra muối Na2HPO4

a) Viết Phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng.

c) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được.

Viết công thức cấu tạo của axit điphotphoric, axit metanphotphoric và cho biêt axit này số oxi hóa của photpho là bao nhiêu.

Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:

Quặng photphoric → photpho → điphotpho pentaoxit → axit photphoric → amini photphat → axit photphoric → canxi photphat.

Điền chất thích hợp vào chỗ có dấu ? trong các sơ đồ sau:

a) H2PO4-  +   ?   →   HPO42-   +   ?

b) HPO42-   +  ?   →   H2PO4-    +   ?

Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt dung dịch HNO3 và dung dịch H3PO4

Axit A là chất rắn, trong suốt, không màu, dễ tan trong nước. Khi thêm canxi oixt vào dung dịch A thì tạo thành hợp chất B màu trắng, không tan trong nước. Khi nung B ở nhiệt độ cao với cát và than thì tạo thành chất photpho có trong thành phần của A. Cho biết A, B là những chất gì? Viết phương trình hóa học của các phản ứng.

Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch muối có các muối.

A. K2PO4 và K2HPO4

B. KH2PO4 và K3PO4

C. K2HPO4 và K3PO4

D. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4

Thêm 6 gam P2O5 vào 25ml dung dịch H3PO4 6% (D=1,03 g/ml). Tính nồng độ phần trăm của H3PO4 trong dung dịch thu được.

Rót dung dich chứa 11,76 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 16,8 gam KOH. Tính khối lượng của từng khối lượng muối thu được sau khi cho dung dịch bay hơi đến khô.

Cho các mẫu phân đạm sau đây: amonisunfat, amoniclorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để nhận biết chúng. Viết Phương tình hóa học của các phản ứng đã dùng.

Một trong những phương pháp điều chế canxi nitrat là cho đá vôi hoặc đá phấn tác dụng với axit nitric loãng. Còn amoni nitrat có thể điều chế bằng cách cho amonitrat tác dụng với amonicacbonat. Viết phương trình hóa học và cho biết tại sao các phản ứng này xảy ra hoàn toàn.

Từ không khí, than, nước và các chất xúc tác cần thiết, hãy lập sơ đồ điều chế phân đạm NH4NO3.

Tại sao không được trộn supephotphat với vôi? Giải thích rõ và viết phương trình hóa học của phản ứng

Supephotphat được điều chế từ một loại quặng có chứa 73% Ca3(PO4)2, 26% CaCO3 và 1% SiO2.

a) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 65% đủ để tác dụng với 100 kg bột quặng đó.

b) Supephotphat đơn thu được gồm những chất nào? Tỉ lệ % P2O5 trong loại pupephotphat đơn trên.

Nêu những điểm khác biệt trong cấu tạo nguyên tử giữa nitơ và photpho

Lập các phương trình hóa học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch của các chất.

a) Kali photphat và bari nitrat

b) natri photphat và nhôm sunfat

c) kali phot phat và canxi clorua

d) natri hiđrophotphat và natri hiđroxit.

e) canxi điphotphat (1) mol và canxi hiđroxit (1 mol)

g) canxi đihiđrophotphat (1mol) và canxi hiđroxit (2 mol)

Chọn công thức của apatit:

A. Ca3(PO4)2

B. Ca(PO3)2

C. 3Ca3(PO4)2CaF2

D. CaP2O7

Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch thu được đến cô cạn. Hỏi những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?

A. Na3PO4 và 50 gam.

B. Na2HPO4 và 15 gam.

C. NaH2PO4 và 49,2 gam, Na2HPO4 và 14,2 gam.

D. Na2HPO4 và 14,2 gam; Na3PO4 và 49,2 gam.

Thêm 10 gam dung dịch bão hòa bari hiđroxit (đo tan là 3,89 gam trong 100 gam nước) vào 0,5 ml dung dịch axit phot phoric nồng độ 6 mol/lít. Tính lượng các hợp chất của bari được tạo thành.

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK