A. Chị N, cụ P và chị C.
B. Chị N và cụ P.
C. Chị N, ông K, cụ P và chị C.
D. Chị N, ông K và cụ P.
Đáp án là B
Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó (B nhờ D thuyết phục C nên B gián tiếp tác động đến việc bỏ phiếu của người khác -> B vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín). Phát hiện chị C đưa phiếu bầu cử của mình cho anh D sửa lại (C đưa D sửa phiếu C do tác động từ D nên C vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín), chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử (N đúng). Vì đang viết hộ phiếu bầu cử cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này (Ông K viết hộ theo ý cụ nên thuộc vi phạm nguyên tắc trực tiếp chứ không phải nguyên tắc bỏ phiếu kín).
Nguyên tắc bỏ phiếu kín đảm bảo cho cử tri tự do lựa chọn người mình tín nhiệm mà không bị tác động bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài. Theo đó, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được đảm bảo bí mật. Cử tri viết phiếu bầu trong khu vực riêng, không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
Nguồn : kiến thứcLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK