Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Hóa học Đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 Trường THPT An Lạc

Đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 Trường THPT An Lạc

Câu hỏi 2 :

Những hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức câu tạo được gọi là:

A. đồng đẳng     

B. đồng phân

C. đồng vị       

D. đồng khối

Câu hỏi 3 :

Phát biểu nào cho dưới đây là đúng?

A. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.

B. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất cacbon.

C. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu hiđrocabon và dẫn xuất của hiđrocacbon.

D. Hóa học hữu cơ là ngành chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.

Câu hỏi 4 :

Trong các hợp chất hữu cơ thường chứa những nguyên tố nào sau đây?

A. H; C; Na; O

B. C; H; N; F

C. H; C; N; O

D. Na; K; C; O

Câu hỏi 5 :

Dãy chất nào sau đây chỉ chứa hợp chất hữu cơ?

A. \({NaHC{O_3};{C_2}{H_5}ONa;C{H_3}N{O_2};C{H_3}Br;{C_2}{H_6}O;{C_4}{H_{10}};{C_6}{H_6}}\)

B. \({{C_2}{H_5}ONa;C{H_4}O;{C_4}{H_{10}};C{H_3}N{O_2};{C_6}{H_6};C{H_3}Br;{C_2}{H_6}O}\)

C. \({C{H_3}N{O_2};NaHC{O_3};CaC{O_3};HN{O_2};{C_6}{H_6};{C_2}{H_6}O;{C_4}{H_{10}}}\)

D. \({C_2}{H_5}ONa;NaHC{O_3};{C_4}{H_{10}};C{H_3}N{O_2};{C_6}{H_6};C{H_3}Br;{C_2}{H_6}O\_

Câu hỏi 7 :

Trong hợp chất hữu cơ, liên kết giữa các nguyên tử chủ yếu thuộc loại liên kết nào sau đâu?

A. Cộng hóa trị

B. Liên kết ion

C. Liên kết cho – nhận

D. Liên kết cộng hóa trị và ion.

Câu hỏi 9 :

Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần độ bền với nhiệt các hợp chất hiđrua (RH4) của các nguyên tố nhóm cacbon?

A. \({C{H_4} > Si{H_4} > Ge{H_4} > Sn{H_4} > Pb{H_4}}\)

B. \({C{H_4} > Si{H_4} > Pb{H_4} > Sn{H_4} > Ge{H_4}}\)

C. \({Pb{H_4} > Sn{H_4} > Ge{H_4} > Si{H_4} > C{H_4}}\)

D. \({Si{H_4} > Ge{H_4} > Pb{H_4} > Sn{H_4} > C{H_4}}\)

Câu hỏi 15 :

Cho V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 1,12 lít      

B. 2,24 lít

C. 6,72 lít    

D. Cả B và C đều đúng.

Câu hỏi 18 :

Hai dạng tồn tại khác nhau của cùng một đơn chất được gọi là:

A. công thức phân tử.

B. thù hình

C. đơn chất

D. đồng vị.

Câu hỏi 19 :

Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần của tính kim loại?

A. C,Si,Pb,S,Ge

B. C,Pb,Sn,Ge,Si

C. Pb,Sn,Ge,Si,C

D. Pb,Sn,Si,Ge,C

Câu hỏi 20 :

Nitơ mang số oxi hóa âm trong chất nào sau đây?

A. NH4NO3     

B. N2

C. N2O       

D. KNO3

Câu hỏi 24 :

Để điều chế axit HNO3 trong phòng thí nghiệm, người ta có thể dùng những hóa chất nào sau đây?

A. Dung dịch KNO3 và dung dịch H2SO4 loãng.

B. Tinh thể NaNO3 và HCl đặc.

C. Tinh thể KNO3 hoặc tinh thể NaNO3 và H2SO4 đặc, nóng.

D. Dung dịch NaNO3 và axit H2SO4 đặc.

Câu hỏi 26 :

Cho các dung dịch sau:\(\begin{array}{l}\left( X \right):{H_3}P{O_4}\left( {{K_a} = 7,{{6.10}^{ - 3}}} \right){\rm{                        }}\\\left( Y \right):HClO\left( {{K_a} = {{5.10}^8}} \right)\\\left( Z \right):C{H_3}COOH\left( {{K_a} = 1,{{8.10}^{ - 5}}} \right){\rm{                   }}\\\left( T \right):{H_2}S{O_4}\left( {{K_a} = {{10}^{ - 2}}} \right)\end{array}\)

A. \({\left( Z \right) < \left( X \right) < \left( Y \right) < \left( T \right)}\)

B. \({\left( T \right) < \left( X \right) < \left( Z \right) < \left( Y \right)}\)

C. \({\left( Y \right) < \left( Z \right) < \left( X \right) < \left( T \right)}\)

D. \({\left( X \right) < \left( T \right) < \left( Y \right) < \left( Z \right)}\)

Câu hỏi 27 :

Trong những phát biểu sau, phát biểu nào về Ka là đúng?

A. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nồng độ.

B. Giá trị Ka không phụ thuộc vào bản chất của dung môi và nhiệt độ.

C. Giá trị Ka của axit càng nhỏ, lực axit của nó càng yếu.

D. Giá trị Ka càng nhỏ, lực của nó càng mạnh.

Câu hỏi 28 :

Thang pH thường dùng có giá trị từ 0 đến 14 đó là vì lí do nào sau đây?

A. Tích số ion của nước ở \(25^\circ C\) là: \(\left[ {{H^ + }} \right].\left[ {O{H^ - }} \right] = {10^{ - 14}}\)

B. pH dùng để đo dung dịch có \(\left[ {{H^ + }} \right]\) nhỏ.

C. Để tránh ghi \(\left[ {{H^ + }} \right]\) với số mũ âm.

D. pH chỉ dùng để đo độ axit của các dung dịch axit yếu.

Câu hỏi 29 :

Cho độ điện li của HX 2M là 0,95%. Hằng số phân li của axit là:

A. 1,65.10-4     

B. 1,50.10-4

C. 1,80.10-4      

D. 2,00.10-4

Câu hỏi 30 :

Ion nào sau đây đóng vai trò là bazơ?

A. \(NH_4^ + \)        

B. Al3+

C. S2-    

D. \(HSO_4^ - \)

Câu hỏi 31 :

Ion nào sau đây đóng vai trò là axit?

A. C6H5O-                 

B. S2-

C. \(CO_3^{2 - }\)   

D. \(HSO_4^ - \)

Câu hỏi 32 :

Một dung dịch (X) có nồng độ H+ bằng 0,001M. Giá trị của pH và \(\left[ {O{H^ - }} \right]\) là:

A. \({pH = 3;\left[ {O{H^ - }} \right] = {{10}^{ - 12}}ml/l}\)

B. \({pH = {{10}^{ - 3}};\left[ {O{H^ - }} \right] = {{10}^{ - 11}}mol/l}\)

C. \({pH = 3;\left[ {O{H^ - }} \right] = {{10}^{ - 11}}mol/l}\)

D. \({pH = 2;\left[ {O{H^ - }} \right] = {{10}^{ - 12}}mol/l}\)

Câu hỏi 33 :

Phương trình ion rút gọn H+ OH- → H2O biểu diễn phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?

A. Cu(OH)2 + HNO3.

B. Mg(OH)2 +  HCl.

C. Ba(OH)2 + H2SO4.

D. KOH  +  HCl.

Câu hỏi 35 :

Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?

A. NaClO và AlCl3.

B. NaOH và KCl.

C. KNO3 và  HCl.

D. Ba(OH)2 và AlCl3.

Câu hỏi 38 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế: (coi như điều kiện phản ứng có đủ)

A. CH4 + Cl2 -> CH3Cl + HCl.   

B. CH3 – CH3 -> CH2 = CH2 + H2.

C. CH4 + O2 -> CO2 + H2O.    

D. C2H4 + Br2 -> C2H4Br2.

Câu hỏi 39 :

Phương trình ion rút gọn 2H+ + CO32- → CO2↑ + H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào sau đây?

A. HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O.

B. 2HCl + Ca(HCO3)2 → CaCl2 + 2CO2 + 2H2O

C. H2SO4 +  BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2

D. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

Câu hỏi 40 :

Phản ứng nào sau đây là không là phản ứng trao đổi trong dung dịch? 

A. Na2SO4 +  BaCl2 → BaSO4↓ + NaCl.

B. HCl + KOH → KCl + H2O.

C. H2SO4 + Na2S → Na2SO4 + H2S↑.

D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK