Trang chủ Đề thi & kiểm tra GDCD 30 đề thi thử môn GDCD THPT Quốc gia có đáp án (Đề số 19)

30 đề thi thử môn GDCD THPT Quốc gia có đáp án (Đề số 19)

Câu hỏi 1 :

Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý. Phát biểu trên thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Quyền của công dân.

B. Nghĩa vụ của công dân.

C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

D. Quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu hỏi 2 :

Đâu không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật?

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

D. Người vi phạm chưa đủ 18 tuổi.

Câu hỏi 3 :

Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây?

A. Phê bình.

B. Chuyển công tác khác.

C. Cảnh cáo.

D. Buộc thôi việc.

Câu hỏi 4 :

Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi

A. trái với các quan hệ xã hội.

B. trái pháp luật.

C. không thiện chí.

D. có lỗi.

Câu hỏi 6 :

Anh K điều khiển xe máy đi đúng làn đường và có đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Anh K đã

A. thi hành pháp luật.

B. sử dụng pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu hỏi 7 :

Hành vi nào dưới đây không biểu hiện cho việc người vi phạm pháp luật có lỗi?

A. Cảnh sát giao thông Y không phạt người vi phạm giao thông do quen biết.

B. Anh C phát hiện kẻ móc túi nhưng không báo với ai.

C. Chị L che giấu hành vi buôn bán ma túy của người nhà.

D. Cháu H bị anh X trói tay, đổ ma túy đá vào miệng.

Câu hỏi 10 :

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là công dân nào vi phạm pháp luật đều

A. bị truy tố trước pháp luật.

B. bị xử lí như nhau trước pháp luật.

C. phải chịu trách nhiệm hình sự.

D. bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 11 :

Theo quy định của pháp luật, đối tượng nào được hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Những người có tài sản.

B. Mọi công dân.

C. Những người có trình độ.

D. Những người từ đủ 18 tuổi.

Câu hỏi 12 :

Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là

A. các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.

B. bố mẹ có quyền quyết định mọi việc trong gia đình, con cái không có quyền đưa ra ý kiến.

C. lợi ích của cá nhân phải phục vụ lợi ích chung của gia đình, dòng họ; trên bảo dưới phải nghe.

D. vai trò của người chồng, người con trai trưởng được đề cao và quyết định các công việc chính trong gia đình.

Câu hỏi 14 :

Nội dung nào sau đây không thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Chăm lo việc học tập, phát triển của con.

B. Xúi giục, ép con làm việc trái pháp luật.

C. Tôn trọng ý kiến của con.

D. Thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc bảo vệ con.

Câu hỏi 16 :

Pháp luật đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích. Nội dung này được pháp luật quy định trong quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự do cá nhân.

B. Quyền khiếu nại, tố cáo.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu hỏi 17 :

Do nghi ngờ nhà bà B sản xuất hàng giả nên công an phường và dân quân tự ý phá cửa nhà bà B và vào khám nhà bà. Hành vi của công an phường và dân quân đã vi phạm quyền nào sau đây?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu hỏi 18 :

Nói xấu nhau trên facebook là hành vi vi phạm quyền gì?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. Được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự

Câu hỏi 19 :

Cho các hành động: (1) Tung tin, bịa đặt nói xấu về sản phẩm của công ty khác; (2) Anh H phát biểu ý kiến về thực hiện kế hoạch hóa gia đình trong cuộc hợp tổ dân phố; (3) Ông N bắt cháu H nhốt ở trong phòng 2 giờ. Hãy chọn đáp án đúng:

A. (1) và (2) Vi phạm quyền tự do của công dân.

B. (2) Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.

C. (3) Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể.

D. (1) Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể. Câu 20. "Quy định về người có quyền cử và ứng cử vào cơ

Câu hỏi 21 :

"Quy định về người có quyền cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân" thuộc vấn đề nào sau đây?

A. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử.

B. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử.

C. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử.

D. Bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử

Câu hỏi 22 :

Trong trường hợp không đồng ý với quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch, cán bộ cơ quan X có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Khiếu nại quyết định của Giám đốc Sở.

B. Nói chuyện đó với nhiều người.

C. Tố cáo với người có thẩm quyền.

D. Đăng thông tin trên Facebook.

Câu hỏi 23 :

Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào dưới đây?

A. Trực tiếp, thẳng thắn, thực tế.

B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.

C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

D. Dân chủ tập trung

Câu hỏi 24 :

Chủ thể nào đảm bảo quyền sáng tạo của công dân?

A. Nhà nước.

B. Xã hội.

C. Cơ quan.

D. Nhà trường.

Câu hỏi 26 :

Nhà nước ban hành Luật Sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền:

A. học tập.

B. bình đẳng.

C. dân chủ.

D. sáng tạo.

Câu hỏi 27 :

Đâu không phải nội dung của quyền học tập của công dân?

A. Công dân có quyền được sáng tác văn học.

B. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào.

C. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. Công dân có quyền học tập không hạn chế.

Câu hỏi 29 :

Tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của ai?

A. Cán bộ, chiến sĩ quân đội.

B. Công dân đủ 18 tuổi trở lên.

C. Mọi công dân Việt Nam.

D. Cán bộ, chiến sĩ công an.

Câu hỏi 30 :

Tư liệu sản xuất gồm những loại nào sau đây?

A. Công cụ và phương tiện lao động.

B. Phương tiện lao động.

C. Người lao động và công cụ lao động.

D. Công cụ lao động.

Câu hỏi 31 :

Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất là

A. hệ thống bình chứa

B. kết cấu hạ tầng của sản xuất.

C. công cụ sản xuất.

D. máy móc, kĩ thuật, công nghệ.

Câu hỏi 32 :

Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?

A. Nước lọc.

B. Không khí.

C. Điện.

D. Rau trồng để bán

Câu hỏi 33 :

M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ tham gia tụ tập bạn bè ăn chơi. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Phát huy truyền thống văn hóa.

B. Phát triển kinh tế.

C. Giữ gìn truyền thống gia đình.

D. Củng cố an ninh quốc phòng.

Câu hỏi 36 :

Khi cầu giảm sản xuất thu hẹp dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu?

A. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu

B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.

C. Thị trường chi phối cung cầu.

D. Cung cầu tác động lẫn nhau.

Câu hỏi 37 :

Khi giá cam là 15.000 VNĐ/kg thì hàng ngày trên thị trường Hà Nội lượng cam được bán ra đến 10 tấn cam. Nhưng khi lên tới 30.000 VNĐ/kg thì lượng cam được bán ra có 4 tấn cam một ngày. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

A. Với mức giá khác nhau, người tiêu dùng sẽ có mong muốn và khả năng đáp ứng khác nhau.

B. Giá cam lên cao do sự quản lí, bình ổn giá của Nhà nước.

C. Giá cam lên cao phụ thuộc hoàn toàn vào điều tiết của Nhà nước.

D. Giá cam thay đổi là do nhu cầu tiêu dùng của người mua thay đổi.

Câu hỏi 38 :

Thực hiện tốt nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá có

A. tiền đề cho công nghiệp phát triển.

B. tạm thời ổn định bền vững.

C. tác dụng to lớn và toàn diện.

D. bước đầu có ảnh hưởng.

Câu hỏi 39 :

Công việc phải làm của công nghiệp hoá hiện đại hoá là chuyển đổi căn bản toàn diện

A. các dịch vụ.

B. về kinh tế xã hội.

C. các hoạt động công nghiệp.

D. các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế.

Câu hỏi 40 :

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế tri thức là nội dung cơ bản của

A. tự động hóa.

B. công nghiệp hóa.

C. hiện đại hóa.

D. kinh tế tri thức.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK