Trang chủ Đề thi & kiểm tra GDCD 30 đề thi thử môn GDCD THPT Quốc gia có đáp án (Đề số 22)

30 đề thi thử môn GDCD THPT Quốc gia có đáp án (Đề số 22)

Câu hỏi 1 :

Đâu là hình thức vận động cao nhất của thế giới vật chất?

A. Xã hội.

B. Vật lý.

C. Sinh học.

D. Hóa học.

Câu hỏi 2 :

Đâu không phải là một trong những phạm trù cơ bản của đạo đức học

A. Nghĩa vụ.

B. Lương tâm.

C. Nhân ái.

D. Danh dự.

Câu hỏi 3 :

Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

A. Lợi nhuận.

B. Hàng hóa.

C. Khách hàng.

D. Thị trường.

Câu hỏi 4 :

Lực lượng nào lãnh đạo nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?

A. Mặt trận tổ quốc.

B. Mặt trận tổ quốc.

C. Đảng Cộng Sản Việt Nam.

D. Giai cấp công nhân.

Câu hỏi 5 :

Đâu là tác động của quy luật giá trị ?

A. Kích thích con người phát triển.

B. . Kích thích lực lượng hàng hóa phát triển.

C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

D. Kích thích xã hội phát triển.

Câu hỏi 6 :

Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây ban hành?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C. Tổ chức Công đoàn.

D. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Câu hỏi 7 :

Các cá nhân, tổ chức không làm những gì pháp luật cấm là nói đến hình thức

A. sử dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.

D. thi hành pháp luật.

Câu hỏi 9 :

Đâu không phải là một trong các loại vi phạm pháp luật?

A. Hình sự.

B. Nội quy.

C. Dân sự.

D. Kỷ luật.

Câu hỏi 10 :

Theo quy định của pháp luật, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là thể hiện sự bình đẳng trong

A. quan hệ nhân thân.

B. quan hệ tài sản.

C. quan hệ gia đình.

D. quan hệ huyết thống.

Câu hỏi 11 :

Nói xấu nhau trên facebook là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. tự do về thân thể của công dân.

Câu hỏi 13 :

Tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của ai?

A. Mọi công dân Việt Nam.

B. Công dân đủ 18 tuổi trở lên.

C. Cán bộ, chiến sĩ quân đội

D. Cán bộ, chiến sĩ công an.

Câu hỏi 15 :

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam quản lý mọi mặt bằng

A. công an.

B. quân đội.

C. đạo đức.

D. pháp luật.

Câu hỏi 16 :

Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Pháp luật

B. Thực hiện pháp luật.

C. Trách nhiệm pháp lí.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu hỏi 17 :

Đâu không phải là nội dung bình đẳng trong lao động?

A. Bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động.

B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

C. Bình đẳng giữa người lao động với người sử dụng lao động.

D. Bình đẳng giữa người lao động trong nước và người lao động nước ngoài.

Câu hỏi 18 :

Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt người?

A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

C. Có dấu hiệu hành vi phạm tội.

D. Đang bị nghi ngờ phạm tội.

Câu hỏi 19 :

Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo lần đầu theo quy định của Luật Tố cáo là ai trong các trường hợp dưới đây?

A. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo.

B. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của người bị tố cáo.

C. Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ.

D. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

Câu hỏi 22 :

Để tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế và khoa học kỹ thuật so với các nước phát triển thì Việt Nam phải tiến hành

A. công nghiệp hóa thành công rồi hiện đại hóa.

B. hiện đại hóa mà không cần công nghiệp hóa.

C. công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa.

D. hiện đại hóa trước rồi công nghiệp hóa.

Câu hỏi 25 :

Nghi ngờ tên trộm chạy vào nhà anh A nên anh B đòi khám xét nhà anh A. Anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu hỏi 26 :

Nếu bạn của em bị đánh gây thương tích nặng, em sẽ khuyên bạn làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền.

B. Tố cáo người đánh mình với cơ quan có thẩm quyền.

C. Tập hợp bạn bè để trả thù.

D. Chấp nhận vì sợ bị trả thù.

Câu hỏi 32 :

Thấy B đi chơi với người yêu của mình về muộn, A cho rằng B tán tỉnh người yêu của mình nên A đã bắt và nhốt B tại phòng trọ của mình để đánh đập một cách dã man. Nếu là A, em sẽ xử sự như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Cảnh cáo B không được gặp và tán tỉnh người yêu mình.

B. Gặp B và hỏi rõ về mối quan hệ của B với người yêu của mình

C. Gọi bạn thân đến đánh B một trận rồi tha cho về.

D. Đánh B và cấm không được gặp người yêu của mình.

Câu hỏi 38 :

Trên đường đi học, Đ và H phát hiện một thanh niên đang định đổ một xô hóa chất xuống hồ nước. H định can ngăn thì Đ kéo H đi vì cho rằng: "Việc này liên quan gì đến bọn mình, đi thôi kẻo muộn học". Em đồng ý nhận định nào sau đây về Đ?

A. Bạn Đ sai, vì ai cũng có nghĩa vụ bảo vệ môi trường ở bất cứ đâu.

B. Bạn Đ đúng, vì nơi đó không liên quan gì đến hai bạn.

C. Bạn Đ không đúng, nhưng cũng không sai vì can thiệp sẽ muộn học.

D. Bạn Đ đúng, vì bảo vệ môi trường là trách nhiệm của những người sống gần đó.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK