Trang chủ Đề thi & kiểm tra GDCD 19 đề trắc nghiệm thi thử môn GDCD tốt nghiệp THPT Quốc Gia (đề số 2)

19 đề trắc nghiệm thi thử môn GDCD tốt nghiệp THPT Quốc Gia (đề số 2)

Câu hỏi 1 :

Sản xuất của cải vật chất là quá trình

A. tạo ra của cải vật chất.

B. sản xuất xã hội.

C. con người tác động vào tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

D. tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất.

Câu hỏi 3 :

Quyền bầu cử của công dân được quy định:

A. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có quyền bầu cử.

B. Ai cũng có quyền bầu cử.

C. Công dân bị kỉ luật ở cơ quan thì không được bầu cử.

D. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử

Câu hỏi 4 :

Một trong những nội dung của quyền được phát triển của công dân là:

A. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

B. Công dân được học ở các trường đại học.

C. Công dân được học ở nơi nào mình thích.

D. Công dân được học môn học nào mình thích

Câu hỏi 5 :

Người nào dưới đây không có quyền bầu cử?

A. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.

B. Người đang phải chấp hành hình phạt tù

C. Người đang công tác ở hải đảo.

D. Người đang bị kỉ luật

Câu hỏi 6 :

Để thực hiện quyền học tập của mình, công dân có thể học ở hệ giáo dục nào dưới đây?

A. Hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên.

B. Hệ chính thức hoặc không chính thức.

C. Hệ học tập và hệ lao động.

D. Hệ công khai hoặc không công khai.

Câu hỏi 7 :

Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì

A. ai cũng có quyền bắt.

B. chỉ công an mới có quyền bắt.

C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt.

D. phải chờ ý kiến của cấp trên.

Câu hỏi 8 :

Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Tự do nghiên cứu khoa học.

B. Kiến nghị với các cơ quan, trường học.

C. Đưa ra phát minh, sáng chế.

D. Sáng tác văn học, nghệ thuật

Câu hỏi 9 :

Giá trị của hàng hoá là

A. lao động của từng người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.

B. lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá.

C. chi phí sản xuất cá nhân làm ra hàng hoá.

D. sức lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.

Câu hỏi 10 :

Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Nộp thuế đầy đủ.

B. Công khai thu nhập trên báo chí.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh

Câu hỏi 11 :

Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng hàng hoá phải phù hợp với

A. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hoá đó.

B. thời gian lao động cá nhân để sản xuất ra từng hàng hoá đó.

C. thời gian lao động tập thể.

D. thời gian lao động cộng đồng.

Câu hỏi 12 :

Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên mới được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân?

A. Đủ 21 tuổi.

B. Đủ 20 tuổi.

C. Đủ 19 tuổi.

D. Đủ 18 tuổi

Câu hỏi 13 :

Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?

A. Đủ 17 tuổi.

B. Đủ 18 tuổi.

C. Đủ 19 tuổi.

D. Đủ 20 tuổi.

Câu hỏi 14 :

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của

A. mọi tổ chức, cá nhân.

B. riêng cán bộ kiểm lâm.

C. riêng cán bộ, công chức nhà nước.

D. những người quan tâm

Câu hỏi 15 :

Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?

A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.

B. Một số người thu được lợi nhuận nhiều hơn người khác.

C. Làm hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ.

D. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương

Câu hỏi 16 :

Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng về thành phần xã hội.

B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. Bình đẳng tôn giáo.

D. Bình đẳng dân tộc.

Câu hỏi 18 :

Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Pháp luật bắt buộc đối với cán bộ, công chức.

B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.

C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.

D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em

Câu hỏi 19 :

Vợ chồng tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?

A. Quan hệ nhân thân.

B. Quan hệ tài sản.

C. Quan hệ hợp tác.

D. Quan hệ tinh thần

Câu hỏi 21 :

Tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng, không có căn cứ pháp lí là xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về nhân thân.

B. Quyền tự do cá nhân.

C. Quyền tự do tinh thần.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu hỏi 23 :

Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây?

A. Trái pháp luật.

B. Trái chính sách.

C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

D. Lỗi của chủ thể

Câu hỏi 25 :

Là công nhân nhà máy, ông N thường xuyên đi làm muộn mà không có lí do chính đáng. Hành vi của ông N là

A. vi phạm quy tắc lao động.

B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm kỉ luật.

D. vi phạm đạo đức

Câu hỏi 26 :

Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Việc hai người này đều bị xử phạt như nhau là thể hiện bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Bình đẳng trước pháp luật.

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. Bình đắng khi tham gia giao thông.

Câu hỏi 27 :

Là học sinh giỏi, H được đặc cách vào học ở trường Chuyên của tỉnh. H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.

C. Quyền được phát triển của công dân.

D. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.

Câu hỏi 28 :

M được tuyển chọn vào trường đại học có điểm dự xét tuyển cao hơn, còn N thì được vào trường có điểm xét tuyển thấp hơn. Theo em, trong trường hợp này giữa hai bạn bình đẳng về quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng về học suốt đời.

B. Bình đẳng về học tập không hạn chế.

C. Bình đẳng trong tuyển sinh.

D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Câu hỏi 31 :

Chị Q muốn kết hôn với anh N nhưng mẹ chị lại không đồng ý vì cho rằng hai gia đình không tương xứng với nhau. Chị Q có thể làm gì theo các cách dưới đây để kết hôn đúng pháp luật mà không bị ảnh hưởng đến tình cảm mẹ con?

A. Quyết định kết hôn với anh N, không cần mẹ đồng ý.

B. Nhờ gia đình anh N tác động, nếu không được thì cứ sống chung với anh N.

C. Họp gia đình để biểu quyết rồi sẽ quyết định.

D. Nói chuyện thân mật và giải thích để mẹ hiểu anh N và gia đình anh

Câu hỏi 32 :

Nghi ngờ ông S lấy trộm xe máy của ông X, công an phường Q đã bắt giam ông S và doạ nạt, ép ông phải nhận tội. Việc làm này của công an phường Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.

B. Quyền tự do cá nhân.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Quyền tự do đi lại.

Câu hỏi 34 :

Anh Q và anh P bắt được kẻ đang lấy trộm xe máy. Hai anh đang lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?

A. Đánh tên trộm một trận cho sợ.

B. Chửi tên trộm một hồi cho hả giận.

C. Lập biên bản, rồi sau đó thả ra.

D. Giải về cơ quan công an nơi gần nhất

Câu hỏi 36 :

Chị L là nhân viên của Công ty X có hai lần đi làm muộn nên đã bị Giám đốc Công ty ra quyết định kỉ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị L có thể làm gì trong các cách dưới đây?

A. Viết đơn đề nghị Giám đốc xem xét lại.

B. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên.

C. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên.

D. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty.

Câu hỏi 37 :

Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, L xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Theo em, trong các lí do dưới đây, lí do từ chối nào của cơ quan đăng kí kinh doanh là đúng pháp luật?

A. L mới học xong Trung học phổ thông.

B. L chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.

C. L chưa có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược.

D. L chưa nộp thuế

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK