“Người giỏi không phải là người làm tất cả” là nguyên lý rất bình thường trong công việc và quản lý hiện đại ngày nay. Nhưng nhiều người vẫn nghĩ rằng phải làm hết các công việc thì mới là tốt và có trách nhiệm hoặc đã từng chia sẻ công việc cho người khác nhưng không hiệu quả, công việc ngày càng chất núi mà thời gian mỗi ngày 24h đều giống nhau. Đứng trước những áp lực, bạn muốn cân bằng nhưng không biết phải làm thế nào? Cuốn sách “Người giỏi không phải là người làm tất cả” sẽ giúp bạn thoát khỏi những bế tắc bạn đang gặp phải.
Mục Lục
“Người giỏi không phải là người làm tất cả” được viết bởi tiến sĩ tâm lý học Donna M. Genett. Bà là chuyên gia tư vấn về vấn đề phát triển tổ chức và là chủ tịch công ty tư vấn đang hoạt động trên toàn nước Mỹ GenCorp Consulting. Bà đã không ngừng nghiên cứu và tìm ra phương pháp nâng cao năng suất và làm việc hiệu quả cho các tổ chức.
Trong suốt 16 năm qua, bà đã cống hiến và có những ảnh hưởng tích cực cho những tổ chức về lĩnh vực chuyên môn của mình, đó là huấn luyện quản lý cho cấp điều hành, nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm, sếp và cải tiến quá trình và hoạt động làm việc cũng như phát triển con người. Bên cạnh “Người giỏi không phải là người làm tất cả”, bà cũng là tác giả của cuốn sách “Giúp con trẻ tự hoàn thiện ở gia đình và nhà trường: Xây dựng trách nhiệm & Lòng tự trọng ở trẻ”
“Người giỏi không phải là người làm tất cả” chỉ gói gọn trong 7 chương với hơn 100 trang sách nhưng chứa đựng những kiến thức sâu sắc và thực tế trong cuộc sống của mỗi người. Nội dung cuốn sách xoay quanh câu chuyện của hai nhân vật chính Jones và James, những con người có nhiều nét tương đồng từ nhỏ đến lớn, tới khi trở thành nhà quản lý, giữa họ đã có sự khác biệt, Jones hoàn thành tốt công việc của mình, có thời gian cho bản thân và gia đình, nhưng ngược lại James đang gặp phải khủng hoảng vì lượng công việc và khiến anh mất cân bằng trong toàn bộ cuộc sống.
Từ đây, 6 bước ủy quyền hiệu quả được ra đời. Bạn sẽ học được kỹ năng giao việc cho cấp dưới của mình và khi nhận được một công việc được giao, tiết kiệm được thời gian để bạn dành cho gia đình, phát triển năng lực. Đồng thời giúp bạn nhận ra khả năng của từng nhân viên và đạt được mục tiêu đề ra của công ty và có được sự hài lòng từ nhà quản lý cấp cao.
Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé
Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất
Công ty phát hành | First News – Trí Việt |
Ngày xuất bản | 12-2015 |
Kích thước | 13 x 20.5 cm |
Dịch Giả | Nguyên Chương, Việt Hà |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 115 |
“Người giỏi không phải là người làm tất cả” vô cùng hữu ích cho những ai đang bị quá tải và ngập đầu trong núi công việc của mình. Dành thời gian ngày đêm để hoàn thành nhưng hiệu quả công việc không cao. Những nhà quản lý hay thậm chí vị trí nhân viên hoàn toàn có thể áp dụng ngay sau lần đầu tiên đọc xong cuốn sách. Từ đó cải thiện mối quan hệ cấp trên – cấp dưới – đồng nghiệp.
Chương 1:Câu chuyện về hai anh em Jones và James.
Chương 2: James bắt đầu học cách uỷ quyền
Chương 3: Thực hiện bước thứ hai
Chương 4: Tầm quan trọng của việc xác định thẩm quyền
Chương 5: Một chút sai lầm, nhưng không hề gì
Chương 6: Áp dụng khi làm việc với sếp
Chương 7: Vì sao James huýt sáo?
Mở đầu cuốn sách “Người giỏi không phải là người làm tất cả” tác giả mô tả về hai nhân vật James và Jones, tuy không phải anh em song sinh nhưng hai người họ giống nhau đến kỳ lạ: sinh cùng một ngày, học chung trường thậm chí làm chung một công ty và ở cùng khu chung cư. Mọi việc đều suôn sẻ khi James và Jones cùng lên vị trí quản lý. Jones đã làm rất tốt vai trò của mình, được cấp dưới yêu quý, hoàn thành mục tiêu, đến và tan làm đúng giờ về với gia đình, thậm chí anh còn có thời gian chơi golf.
Còn James, khi anh phải làm việc một mình, James luôn làm rất tốt, nhưng khi làm việc với cấp dưới, anh cảm thấy khó cộng tác với họ. Họ không biết phải làm gì hoặc phải mất rất lâu để hoàn thành, James không còn thời gian dành cho gia đình, đi sớm về khuya nhưng công việc không như ý muốn, nhiều lúc muốn buông xuôi, nhưng anh muốn thay đổi và quyết định tìm đến người bạn tri kỉ của mình – Jones.
Khi trao đổi với Jones, James nhận ra rằng để quản lý và nhân viên có thể làm việc với nhau một cách hiệu quả, người quản lý phải biết chia sẻ và hiểu về nhân viên của mình. Khi giao việc, cần nói rõ mục tiêu công việc và bạn mong chờ gì khi ủy quyền, điều này cần bạn suy nghĩ thật kỹ và tin tưởng để ủy thác hoàn toàn công việc được giao cho nhân viên của mình. James đã làm theo điều đó và đạt được kết quả khả quan, James đã bước đầu cảm thấy trút bỏ được gánh nặng bấy lâu nay.
Đọc thêm: “Nghệ thuật giao tiếp để thành công” – Bí quyết giúp bạn trở thành bậc thầy giao tiếp
“Người giỏi không phải là người làm tất cả” tiếp tục câu chuyện của James trong tuần tiếp theo, anh bước đầu gặp phải những khó khăn và tiếp tục tìm đến lời khuyên từ người bạn của mình. Trong tuần đầu với công việc đơn giản mọi người đã hoàn thành tốt nhưng với công việc phức tạp hơn trong tuần này, nhân viên của James lại không hoàn thành đúng hạn. Jones đã giúp James nhận ra rằng anh đã bỏ qua việc xác định thời hạn hoàn thành cho nhân viên của mình.
Một lần nữa, James thay đổi và nói chuyện với nhân viên của mình, mọi chuyện trở nên suôn sẻ và với lượng công việc giảm bớt, James đã có thời gian cho gia đình thân yêu của mình.
Tuy tinh thần làm việc trong bộ phận của James đã thay đổi, mọi người đều hứng khởi hơn với tuần làm việc của mình, James vẫn có lúc cảm thấy khó khăn và chán nản khi lúc nào cũng phải chuẩn bị chi tiết những yêu cầu công việc trước khi giao cho nhân viên của mình. Hơn nữa, James còn gặp một vấn đề khác là một nhân viên của anh – Josh, đã vượt quá thẩm quyền của mình khi đưa ra quyết định ảnh hưởng xấu không chỉ đến cá nhân Josh mà cả bộ phận.
James đã nhận ra thiếu sót của mình trong việc xác định thẩm quyền của từng nhân viên, anh đã suy nghĩ và đề ra 3 điều:
Khi áp dụng những điều đó, những vấn đề không bị lặp lại nữa, James đã có thời gian nhiều hơn để trao đổi, thảo luận và hiểu hơn về những khó khăn của cấp dưới, giờ đây James đã có thể cảm thấy thoải mái hơn với vai trò của mình.
Trong “Người giỏi không phải là người làm tất cả”, câu chuyện tiếp tục khi đội của James đã hoàn thành dự án nhưng vẫn có một số trục trặc và khó khăn xảy ra. Khi tìm đến Jones, anh đã chỉ ra rằng James đã quên không làm một điều quan trọng hơn cả, đó là kiểm tra và giám sát công việc của từng nhân viên. Khi nhân viên đã chứng tỏ khả năng làm việc theo đúng hướng khi được ủy quyền thì bạn sẽ kiểm soát được kết quả mong muốn và giảm thiểu tối đa những rắc rối có thể đem đến thất bại cho dự án của mình.
“Người giỏi không phải là người làm tất cả” cũng nếu ra 3 điều cần tổng kết: những điều đã làm rất tốt, những điều cần hoàn thiện, và những điều học được từ công việc.
Sách hay nên đọc: Không bao giờ là thất bại! Tất cả chỉ là thử thách – Khao khát mạnh mẽ để vươn lên
Những việc James đã làm và thay đổi trong cách quản lý của mình đều được sếp quan sát trong khi anh không hề biết, sếp đã giao cho James một dự án mới, nhưng anh vẫn băn khoăn và chưa hiểu rõ yêu cầu của sếp.
“Người giỏi không phải là người làm tất cả” cũng đề cập đến nỗi sợ của nhiều người khi đặt ra tình huống này, nếu hỏi lại sếp thì có thể sếp sẽ đánh giá thấp năng lực, nhưng James đã suy nghĩ về phương pháp ủy quyền có thể áp dụng 2 chiều: cấp trên – cấp dưới và cấp dưới – cấp trên, James đã mạo hiểm nhờ sếp giải đáp và tự tin có thể hoàn thành công việc của mình. Đó cũng là cách mà bạn có thể giải quyết công việc một cách thông minh hơn mà không phải là chăm chỉ hơn.
Nhờ áp dụng phương pháp ủy quyền, mà cuộc sống của James hoàn toàn thay đổi, anh thấy ngày làm việc của mình ngắn hơn, cũng mong muốn quay trở lại làm việc sau mỗi ngày. Nhân viên của anh cũng tích cực, hòa đồng, năng động và vui vẻ hơn, James còn có thời gian tạo niềm vui cho gia đình nhỏ của mình. Cuốn sách “Người giỏi không phải là người làm tất cả” đã tổng kết lại 6 bước chính để ủy quyền hiệu quả:
Bước 1: Chuẩn bị kỹ trước khi giao việc.
Bước 2: Xác định cụ thể yêu cầu công việc. Yêu cầu người được ủy thác lặp lại những ỵêu cầu của công việc để đảm bảo rằng anh ấy/cô ấy đã thật sự hiểu rõ công việc được giao.
Bước 3: Xác định rõ thời hạn hoàn thành công việc.
Bước 4: Định rõ mức độ và phạm vi thẩm quyền mà người được ủy thác có thể sử dụng để hoàn thành công việc.
Bước 5: Xác định các mốc thời gian để kiểm tra, đối chiếu nhằm đánh giá tiến độ công việc và thực hiện hướng dẫn nếu cần thiết. Vào giai đoạn đầu, nên thường xuyên kiểm tra, đối chiếu; sau đó giảm dần mức độ khi người được ủy thác công việc chứng tỏ đã hoàn toàn nắm được công việc.
Bước 6: Tiến hành tổng kết công việc để trao đổi những thành quả, thiếu sót cần cải thiện, và rút ra bài học nếu có.
“Chúng ta luôn sẵn sàng đón nhận những điều mới lạ và khó khăn hơn nếu trước đó ta đã đạt được một số thành công nhất định”
Đó là một trong những câu nói đặc sắc nhất trong “Người giỏi không phải là người làm tất cả”. Hy vọng rằng, những gợi ý trong cuốn sách sẽ thay đổi tư duy và cách nhìn nhận của bạn về sức mạnh của việc ủy quyền và giúp bạn đạt được thành công trong công việc và vững tin trên con đường trở thành một nhà quản lý tài ba.
Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé
Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất
Copyright © 2021 HOCTAPSGK