Tháp nhu cầu của Maslow chỉ ra rằng, việc được ăn uống và ngủ nghỉ là nhu cầu tối cơ bản của con người, cần được đáp ứng trước khi theo đuổi bất cứ nhu cầu nào khác. Đã qua rồi thời kỳ con người vật lộn để có được đồ ăn thức uống, chúng ta lại rơi vào khủng hoảng thừa khi tiêu thụ quá nhiều đồ ăn.
Cuốn sách Ăn Ít Để Khỏe của bác sĩ Yoshinori Nagumo sẽ đem đến cho bạn những quan điểm hoàn toàn mới mẻ, thậm chí là trái ngược với những quan niệm phổ biến thường thấy về các bữa ăn trong ngày. Cùng đọc nhé!
Mục Lục
Ăn Ít Để Khỏe là cuốn sách của bác sĩ Yoshinori Nagumo. Ông là bác sĩ chuyên ngành ung thư vú, từng đảm nhiệm chức trưởng khoa phẫu thuật vũ đầu tiên của bệnh viện đại học Y khoa Tokyo Juhuikai. Năm 2012, ông đảm nhiệm vị trí chủ tịch danh dự của Hiệp hội Chống lão hóa quốc tế.
Bác sĩ Yoshinori là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng khác như Lối sống tuổi 30, Ăn ít để khỏe, Ngủ ít để khỏe,..
Năm 37 tuổi, bác sĩ Nagumo trông khá già so với tuổi thật của mình. Tuy vậy, nhờ áp dụng những biện pháp ăn uống, ngủ nghỉ và giữ gìn sức khỏe hợp lý, tuy nay đã ngoài 60 nhưng bác sĩ lại trông trẻ như một người mới ngoài 30.
Sách hay nên đọc: 7 lợi ích của đọc sách đối với sức khoẻ – Hoctapsgk
Công ty phát hành | Thái Hà |
Kích thước | 13 x 20.5 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 200 |
Sách Ăn Ít Để Khỏe được cho là đưa ra những quan điểm thách thức những kiến thức thông thường về sức khỏe mà chúng ta vẫn hằng tin tưởng. Thông qua phương pháp ăn mỗi ngày một bữa – một phương pháp tự nhiên nhằm bảo vệ sức khỏe, bạn sẽ có được một làn da đẹp cũng như diện mạo trẻ trung tươi mới, những biểu hiện của một sức khỏe nội tại dồi dào và tràn đầy năng lượng.
Sách gồm 5 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Vì sao không ăn lại tốt cho sức khỏe?
Chương 2: Chúng ta đều có thể thực hiện phương pháp “Mỗi ngày một bữa”
Chương 3: Cơ thể được cải thiện không ngờ nhờ phương pháp mỗi ngày một bữa
Chương 4: Cùng biến phương pháp ăn “Mỗi ngày một bữa” thành thói quen
Chương 5: Sống theo “tiếng gọi con tim”
Con người khi vừa ăn sáng xong đã ngay lập tức nghĩ đến chuyện ăn trưa. Chúng ta sợ rằng bỏ bữa là một dạng ngược đãi cơ thể, khiến các cơ quan bị thiếu chất nhưng khoa học chứng minh rằng tứ đại kỳ bệnh (ung thư, đái tháo đường, bệnh tim, đột quỵ) là hệ quả của việc ăn quá nhiều và không điều độ.
Quá trình tiến hóa hàng vạn năm trong môi trường khắc nghiệt đã giúp con người thừa hưởng gen sinh tồn. Loại gen này được kích hoạt nhiều nhất khi cơ thể phải chịu đói rét. Vậy nên, khi chúng ta càng tiêu thụ ít năng lượng thì gen sinh tồn càng được kích hoạt mạnh. Nó sẽ giúp cơ thể con người dần trở nên tối ưu hơn.
Khi ăn quá nhiều, chúng ta sẽ nhanh chóng béo lên. Nếu cứ tiếp tục đà tiêu thụ thức ăn này, chúng ta sẽ có cơ thể đồ sộ quá mức cần thiết. Đó cũng là căn nguyên của những căn bệnh vô cùng nguy hiểm như tiểu đường, nhồi máu cơ tim,…
Cơ thể người có xấp xỉ 2000 tỷ tế bào thần kinh và chỉ sự dụng 3% số đó cho các hoạt động thường ngày. Bệnh tật xảy đến có thể khiến các tế bào thần kinh bị phá vỡ với tốc độ nhanh hơn và gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Tuy vậy, cơ thể người có khả năng phục hồi nhanh chóng hơn chúng ta tưởng. Trong não người có các tế bào gốc ở vùng hồi hải mã có chức năng tái tạo các tế bào thần kinh.
Các tế bào này sẽ không được sản sinh khi chúng ta sinh hoạt vô độ. Thế nhưng, chúng sẽ phục hồi mãnh liệt khi chúng ta tiếp xúc với đói và rét. Vậy nên, khi đẩy cơ thể vào trạng thái đói, chúng ta đang tạo cơ hội cho các tế bào thần kinh được phát triển tối đa.
Sách hay nên đọc: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – ký ức ùa về ngọt lịm từ những lời văn
Trong cơn đói rét, con người vẫn có thể tồn tại mà không có thức ăn. Lúc này, chức năng dự trữ mỡ nội tạng của cơ thể được phát huy. Khi bị đói hoặc lạnh, cơ thể sẽ đốt cháy chất béo để giữ cho chúng ta được ấm áp.
Việc ăn mỗi ngày một bữa sẽ giúp chúng ta giảm mỡ nội tạng. Chế độ ăn này sẽ giúp chúng ta giảm lượng thức ăn thừa, giảm mỡ nội tạng và khơi dậy lại gen sinh tồn. Đây cũng là giải pháp giúp cơ thể trẻ trung, khỏe mạnh và dồi dào sức sống.
Tuy vậy, để áp dụng chế độ ăn một bữa trên ngày, chúng ta cần áp dụng theo lộ trình chứ không nên bắt cơ thể thích nghi ngay lập tức.
Ngoài ăn uống, sách cũng đề cập tới những phương pháp trẻ hóa khác như ngủ sớm dậy sớm hay thói quen đi bộ để duy trì sức khỏe.
Sách Ăn Ít Để Khỏe giúp chúng ta bổ sung nhiều kiến thức về ăn uống, về cơ chế hoạt đọng của cơ thể. Tác giả đưa ra nhiều luận điểm và lời khuyên bổ ích mà bạn có thể áp dụng ngay để cải thiện sức khỏe của mình.
Tuy nhiên, điểm cần cải thiện ở đây là tính xác thực của các dẫn chứng. Những lập luận được đưa ra chủ yếu là kinh nghiệm chủ quan của tác giả chứ chưa có tính logic và được chứng minh rõ ràng.
Có nhiều quan điểm cần có sự kiểm chứng sâu hơn vì nó đi lại những kiến thức đã quá quen thuộc. Ví dụ, Ăn Ít Để Khỏe khuyên chúng ta không nên tập thể dục nặng mà chỉ nên đi bộ, hạn chế vận động nặng sẽ giảm số lần đập của nhịp tìm và kéo dài tuổi thọ.
Cuốn Ăn Ít Để Khỏe mang đến nhiều quan điểm tích cực về sức khỏe, về phát triển một lối sống bền vững và có ích cho môi trường sống. Tuy vậy, để áp dụng vào thực tế cuộc sống, bạn đọc cần có sự kiểm chứng và lựa chọn phương pháp phù hợp với thể trạng của bản thân.
Sách hay nên đọc: 7 cuốn sách hay cho người trẻ, sẽ hối tiếc nếu không đọc sớm hơn
Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé
Luôn tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất
Copyright © 2021 HOCTAPSGK