Trang chủ Review Review sách: Gieo Mầm Trên Sa Mạc – nỗ lực phủ xanh trái đất bằng nông nghiệp thuận tự nhiên

Review sách: Gieo Mầm Trên Sa Mạc - nỗ lực phủ xanh trái đất bằng nông nghiệp thuận tự nhiên

Review sách: Gieo Mầm Trên Sa Mạc – nỗ lực phủ xanh trái đất bằng nông nghiệp thuận tự nhiên

review-sach-gieo-mam-tren-sa-mac
Review sách: Gieo Mầm Trên Sa Mạc - nỗ lực phủ xanh trái đất bằng nông nghiệp thuận tự nhiên

Nếu đã biết đến cuốn sách Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm, bạn chớ nên bỏ qua người anh em của nó – cuốn sách Gieo Mầm Trên Sa Mạc. Sách viết về những nỗ lực bền bỉ của lão nông Fukuoka với ước mơ phủ xanh trái đất, hồi sinh những vùng đất bị sa mạc hóa với nông nghiệp thuận tự nhiên.

Tác giả sách Gieo Mầm Trên Sa Mạc

Gieo Mầm Trên Sa Mạc là cuốn sách của một người nông dân, kiêm triết gia người Nhật Masanobu Fukuoka. Ông nổi tiếng khắp thế giới với kỹ thuật làm nông thuận tự nhiên, không hóa chất, không máy móc hay nhiên liệu hóa thạch. Những ruộng lúa của ông Fukuoka được mọi người quan tâm khi đem về sản lượng cao bất ngờ mà không sử dụng bất kỳ loại phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu nào. 

Trong suốt cuộc đời mình, Fukuoka đã đi khắp nơi trên thế giới để diễn thuyết về nông nghiệp thuận tự nhiên, truyền cảm hứng để thế hệ sau biết bảo vệ môi trường và gieo trồng mầm xanh trên trái đất. 

review-sach-gieo-mam-tren-sa-mac
Review sách: Gieo Mầm Trên Sa Mạc – nỗ lực phủ xanh trái đất bằng nông nghiệp thuận tự nhiên

Sách hay nên đọc: Review sách: Khu Vườn Bí Mật – bản hòa ca của thiên nhiên và tình yêu thương con người

Nội dung sách Gieo Mầm Trên Sa Mạc

Nếu Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm đưa ra chi tiết về các kỹ thuật làm nông thuận tự nhiên, trình bày khái quát về triết lý và các kỹ thuật của mình thì cuốn Gieo Mầm Trên Sa Mạc lại trình bày triết lý thuận tự nhiên này một cách chi tiết, cùng với đó là kế hoạch sử dụng nông nghiệp thuận tự nhiên để tái lập thảm thực vật, phủ xanh các sa mạc trên thế giới.

Sách gồm 6 phần, bắt đầu từ câu chuyện Fukuoka trở về làm nông cho đến những chuyến du hành của ông trên khắp thế giới để hiện thực hóa kế hoạch của mình.

CHƯƠNG MỘT: TIẾNG GỌI ĐẾN VỚI NÔNG NGHIỆP TỰ NHIÊN

Tôi trở về với việc làm nông

Những thử thách thời chiến tranh loạn lạc

Ý nghĩa thực sự của Tự Nhiên

Những sai lầm của tư tưởng loài người

Sẽ không có Chúa hay Phật nào ra tay cứu lấy loài người

Cánh chuồn sẽ là Đấng cứu thế

Cuộc sống thuận tự nhiên

CHƯƠNG HAI: XÉT LẠI TRI THỨC CỦA CON NGƯỜI

Sự khởi sinh của tri thức phân biệt

Thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin

Hiểu về thời gian và không gian chân thực

Gien trội và gien lặn

Một cách nhìn khác về tiến hóa.

Những giống lai xuất hiện một cách tự nhiên trong ruộng lúa của tôi

Từ bỏ những gì chúng ta nghĩ là mình biết

CHƯƠNG BA: CHỮA LÀNH CHO MỘT THẾ GIỚI TRONG CƠN KHỦNG HOẢNG

Hồi phục lại trái đất và con người của nó

Trong tự nhiên, không có những con côn trùng có ích hay gây hại

Đông y và Tây y

Nỗi sợ chết

Câu hỏi về linh hồn

Nền kinh tế bạch tuộc hút tiền

Ảo tưởng về luật nhân quả

Cách tiếp cận hiện tại của các phương thức đối phó với sự sa mạc hóa

CHƯƠNG BỐN: SỰ SA MẠC HÓA TOÀN CẦU

Những bài học từ các cảnh quan ở châu Âu và Hoa Kỳ

Bi kịch của châu Phi

Gieo những hạt giống trong một trại tị nạn ở châu Phi

CHƯƠNG NĂM: TÁI PHỦ CÂY CHO TRÁI ĐẤT THÔNG QUA NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN

“Sản xuất” nông nghiệp thực chất ra là tiêu xuất

Trại chăn nuôi thương mại sẽ tàn phá đất đai, tôm cá nuôi lồng thì phá biển

Gieo những hạt mầm trên sa mạc

Tạo nên những vành đai xanh

Tái phủ cây cho đất nước Ấn Độ

Những ghi chép từ một hội nghị thượng đỉnh quốc tế về môi trường

CHƯƠNG SÁU: NHỮNG CHUYẾN DU HÀNH TRÊN BỜ TÂY NƯỚC MỸ

Các khu chợ nông dân

Các nông trại tự nhiên ở thành thị

Người gieo và Chim muông gieo

Trồng lúa ở thung lũng Sacramento

Từ làm nông hữu cơ tới làm nông tự nhiên

Hai hội nghị quốc tế

Những cây tuyết tùng Nhật Bản ở Trung tâm Thiền

PHỤ LỤC A: TẠO LẬP MỘT TRANG TRẠI TỰ NHIÊN Ở CÁC VÙNG ÔN ĐỚI VÀ CẬN NHIỆT ĐỚI

Những cánh rừng phòng hộ tự nhiên

Gây rừng phòng hộ

Cây chắn gió

Tạo lập vườn cây ăn trái

Tạo các “cánh đồng” ở trong vườn cây ăn trái

Tạo lập một cánh đồng truyền thống

Tạo lập những cánh đồng lúa

PHỤ LỤC B: LÀM CÁC VIÊN ĐẤT CHỨA HẠT GIỐNG DÙNG ĐỂ TÁI LẬP THẢM THỰC VẬT

Mục đích Vật liệu

Phương pháp gieo hạt từ trên không

Phương pháp sản xuất viên đất

Các đặc tính của viên đất

PHỤ LỤC C: SẢN XUẤT MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY TỰ NHIÊN TOÀN DIỆN

review-sach-gieo-mam-tren-sa-mac
Review sách: Gieo Mầm Trên Sa Mạc – nỗ lực phủ xanh trái đất bằng nông nghiệp thuận tự nhiên

Sách hay nên đọc: Review sách: Mùa Lá Rụng Trong Vườn – những biến động trong thời buổi giao thoa

Quay về với nông nghiệp thuận tự nhiên

Masanobu Fukuoka sống ở một ngôi làng nhỏ trên đảo Shikoku, đây là nơi gia tộc ông đã sống hàng trăm năm với ruộng lúa và vườn cam trong nông trại của gia đình. Nếu mọi việc diễn ra bình thường, ông Fukuoka sẽ tiếp tục công việc thẩm duyệt giống cây trồng tại Văn phòng Hải quan Nông nghiệp ở Yokohama.

Thế nhưng, sau 3 năm làm việc tại đây, ông bị viêm phổi và suýt chết. Sau khi thoát khỏi cơn bạo bệnh, ông đi lang thang hàng giờ trên những triền đồi để suy nghĩ về sự sống và cái chết. 

Ông chỉ sực tỉnh khi nghe thấy tiếng kêu của một con diệc. Âm thanh của tự nhiên này đã thay đổi cuộc đời ông mãi mãi. Ông nhận ra rằng thế giới tự nhiên đang ở trong trạng thái cân bằng một cách hoàn hảo mà không cần tới bàn tay tác động của con người. Chúng ta cố gắng cải tiến tự nhiên nhưng lại gây ra những hiệu ứng phụ và sai lầm nối tiếp sai lầm.

Fukuoka bỏ việc và quay về nông trại của gia đình để áp dụng các phương pháp thuận tự nhiên vào canh tác. 

Nguyên tắc làm nông của Fukuoka là càng ít chi tiết càng tốt. Ông có niềm tin rằng, nếu tự nhiên được cho cơ hội, nó sẽ tự làm được mọi chuyện mà không cần đến bàn tay của con người.

“Cách của tôi thì chính xác là điều ngược lại,” ông viết tiếp. “Tôi đang nhắm tới một cách làm nông thoải mái, tự nhiên , kết quả là khiến cho công việc trở nên dễ dàng hơn, thay vì làm nó khó khăn thêm. Không làm cái này thì sao? Không làm cái kia thì sao? – đấy là cách nghĩ của tôi.

Cuối cùng, tôi đi đến kết luận là không cần tới cày xới, không cần phải bón phân, cũng không cần ủ phân mùn hay dùng tới thuốc trừ sâu. Khi đi tới tận cùng của nó, chẳng có mấy thao tác thực hành trong nông nghiệp là thực sự cần thiết.”

Kế hoạch phủ xanh những sa mạc

Fukuoka cho rằng các sa mạc trên thế giới xuất hiện ngày một nhiều là do tác động của con người. Tận mắt nhìn thấy vùng đất đai khô cằn ở California, Ấn Độ và châu Phi, ông nhận thấy hiện tượng sa mạc hóa xuất phát từ cách thực hành nông nghiệp bất cẩn, quản lý nước yếu kém, chăn thả quá độ và khai thác gỗ quá mức. 

Fukuoka ý thức được mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng sinh thái trên phạm vi toàn cầu. Việc cấp thiết cần làm bây giờ là phủ xanh lại sa mạc trước khi quá muộn.

Những hành động có thể thực hiện ngay lúc này là gieo trồng hạt giống trên diện rộng, phát tán càng nhiều loài cây và vi sinh vật cùng nhau càng tốt. 

Tự nhiên đã bị biến đổi trầm trọng nên chúng ta không thể mong đợi nó quay về trạng thái ban đầu. Điều chúng ta có thể làm là cung cấp nhiều loại hạt giống cây và vi sinh vật để tự nhiên có thể tái tạo theo con đường phù hợp nhất với các điều kiện thổ nhưỡng hiện tại.

Để hiện thực hóa Sáng Thế thứ hai, con người cần xóa bỏ những quan điểm sai lầm về nông nghiệp và tự nhiên. Hãy chấm dứt việc cách ly thực vật, thay vào đó hãy xây dựng những ngân hàng hạt giống với quy mô lớn.

Đoạn trích hay từ cuốn Gieo Mầm Trên Sa Mạc

“Khi phát triển một phương pháp mới người ta thường đặt câu hỏi ‘Làm cái này thì sao?’ hoặc ‘Làm cái kia thì thế nào?’, dẫn tới một loạt những kỹ thuật, cái này chồng chất lên cái kia. Đấy là nông nghiệp hiện đại và kết quả duy nhất của nó là làm cho người nông dân bận rộn hơn.”

“Tôi nghĩ chúng ta nên trộn tất cả các giống loài lại với nhau, rồi đem rải chúng khắp nơi trên thế giới… Như vậy chúng ta cung cấp cho tự nhiên nguyên một bộ gien để nó thiết lập một sự cân bằng mới với những điều kiện hiện tại. Tôi gọi việc này là Sáng thế lần thứ hai”

“Mưa không chỉ từ trên trời rơi xuống, nó còn rơi ngược từ đất lên. Thảm thực vật, đặc biệt là cây cối sẽ khiến cho mưa rơi”

“Nước mà các sinh vật không còn sinh sống trong đó được nữa thì không còn thực là nước. Đất mà không có cỏ, thì mặc dầu có được gọi là đất trồng nó cũng không phải thực là đất trồng. Đất mà không có cỏ sẽ đánh mất sự kết nối của nó với nước và trở nên khô rang.”

Nhận xét về cuốn sách Gieo Mầm Trên Sa Mạc

Khác với Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm, Gieo Mầm Trên Sa Mạc không viết về những phương pháp theo đuổi nông nghiệp thuận tự nhiên một cách cụ thể hay theo quy mô nhỏ mà nói về cả một triết lý sâu sắc. Sách đưa ra một kế hoạch to lớn và dài hơi, cần có sự chung tay của nhân loại trên toàn thế giới để trả lại màu xanh cho tự nhiên và trái đất này.

review-sach-gieo-mam-tren-sa-mac-3
Review sách: Gieo Mầm Trên Sa Mạc – nỗ lực phủ xanh trái đất bằng nông nghiệp thuận tự nhiên

Tư tưởng trong cuốn sách rất đáng hoan nghênh, tuy nhiên, đây không phải một tác phẩm dễ đọc. Viết theo lối tư duy của người Nhật, cuốn sách Gieo Mầm Trên Sa Mạc đòi hỏi chúng ta dành nhiều thời gian suy ngẫm về những triết lý trong nông nghiệp và đời sống để có những hành động thiết thực khi bảo vệ trái đất.

Lời kết

Gieo Mầm Trên Sa Mạc cho chúng ta những tư tưởng mới mẻ và đầy tính nhân văn về việc tái tạo lại trái đất. Con người cần thay đổi mối quan hệ của họ với tự nhiên, công việc này không chỉ có ích cho thiên nhiên mà còn có thể chữa lành sự hoang mang đau khổ trong chính trái tim con người.

Sách hay nên đọc: Review sách Khởi nghiệp du kích – khởi nghiệp với số vốn ít ỏi

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK