- Chế biến sản phẩm trồng trọt
+ Đường mía: Cơ sở sản xuất gắn với vùng nguyên liệu. Cây mía đòi hỏi nhiệt, ẩm rất cao và phân hoá theo mùa, thích hợp với đất phù sa mới ở đồng bằng, ở ven sông...), được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Đó cũng là nơi phân bố của ngành đường mía.
+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. Đây là hai vùng trồng chè lớn của cả nước.
+ Cà phê: Tây Nguyên. Cơ sở chế biến gắn với vùng trồng cà phê (Tây Nguyên là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước)
+ Rượu, bia, nước ngọt: sản xuất chủ yếu hướng vào phục vụ nhu cầu tại chỗ, nên tập trung ở các đô thị lớn.
- Chế biến sản phẩm chăn nuội
+ Sản phẩm sữa và từ sữa: tập trung ở nơi nuôi bò sữa và nơi tiêu thụ nhiều (các đô thị lớn).
+ Thịt và sản phẩm từ thịt: tập trung ở nơi tiêu thụ lớn (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh).
- Chế biến thủy, hải sản: tập trung chủ yếu ở vùng nguyên liệu (khai thác nuôi trồng, sản xuất) vì các sản phẩm tươi sống khó bảo quản khi vận chuyển đi xa.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK