- Thiên nhiên phần phía Bắc lãnh thổ (từ 16oB trở ra): đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mua có mùa đông lạnh.
+ Nhiệt độ trung bình năm từ 22 -24oC. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên miền Bắc có mùa đông với 3 tháng lạnh (to < 18oC) thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc. Về phía Nam, gió mùa Đông Bắc yếu dần, từ dãy Hoành Sơn (vĩ độ 18oB) trở vào không có mùa đông rõ rệt.
+ Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng gió mùa nhiệt đới. Thành phần thực vật động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và các loài cây ôn đới (sa mu, pơ mu). Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả các loài rau ôn đới.
- Thiên nhiên phần phía Nam lãnh thổ (từ 16oB trở vào): thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
+ Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oc và không có tháng nào dưới 20oc, biểu hiện rõ từ Quy Nhơn trở vào. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, đặc biệt từ vĩ độ 14oB trở vào.
+ Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng gió mùa cận xích đạo. Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam (Mã Lai - In-đô-nê-xi-a) đi lên hoặc từ phía tây (Ân Độ — Mi-an-ma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo,...). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu,...
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK