Lập công thức cấu tạo của A, gọi tên các amino axit tạo thành?

Câu hỏi :

Peptit A có phân tử khối bằng 307 và chứa 13,7% N. Khi thủy phân một phần thu được 2 peptit B, C. Biết 0,48 g B phản ứng với 11,2 ml dung dịch HCl 0,536M và 0,708 g chất C phản ứng với 15,7 ml dung dịch KOH 2,1 % (d= 1,02 g/ml). Biết các phản ứng xảy hoàn toàn và có đun nóng. Lập công thức cấu tạo của A, gọi tên các amino axit tạo thành A.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Lượng N trong 1 mol A = \(\frac{{13,7}}{{100}}.307 = 42g\)

Tức 42: 14 = 3 mol N, như vậy A là một tripeptit có công thức cấu tạo phân tử:

 Khi thủy phân A thu được các peptit

nHCl = 0,0112.0,536 = 0,006 mol

MB = 0,48: 0,003 = 160 đvC →  R1 + R2 = 160 -130 = 30 đv C (1)

nKOH = \(\frac{{15,7.1,02.0,021}}{{56}} = 0,006mol\)

MC = 0,708 : 0,003 = 236 đvC → R2 + R3 = 236 – 130 = 106 đvC (2)

Mặt khác: R1 + R2 + R3 = 307 – 186 = 121 đvC (3)

Giải hệ 3 phương trình (1), (2), (3) ta được R1 = R2 = 15 ứng với CH3

R3 = 91 ứng với C6H5 – CH2

Các công thức cấu tạo có thể có của A là:

Tên các α – amino axit là:   α – alanin và  α – phenyl alanin

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Đề thi HSG môn Hóa 12 năm 2019 - Tỉnh Đắc Lăk

Số câu hỏi: 17

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK