Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Trần Văn Giàu

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Trần Văn Giàu

Câu hỏi 1 :

Trên thị trường, giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hàng hóa do chịu sự tác động của nội dung nào sau đây?

A. trình độ lao động của người sản xuất.

B. chi phí sản xuất.

C. quy luật giá trị.

D. cung – cầu, cạnh tranh.

Câu hỏi 2 :

Chọn ý đúng nhất hoàn thành câu sau: Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý ........

A.  xã hội.

B. công dân.

C. giai cấp.

D. người lao động.

Câu hỏi 3 :

Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí nguyện vọng của chủ thể nào?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nhà nước pháp quyền XHCN.

C. cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền.

D. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Câu hỏi 4 :

Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của cạnh tranh?

A. Khai thác nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất.

B. Khai thác ưu thế về khoa học và công nghệ.

C. Khai thác thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng.

D. Khai thác tối đa mọi tiềm năng sáng tạo của con người.

Câu hỏi 6 :

Anh B đi xe máy vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400.000 đồng. Cho rằng, mức phạt như vậy là quá cao, anh B có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật?

A. Khiếu nại đến giám đốc công an tỉnh

B. Khiếu nại đến người cảnh sát đã xử phạt mình

C. Đăng bài lên Facebook nói xấu người cảnh sát này

D. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử phạt mình

Câu hỏi 7 :

Em X 15 tuổi điều khiển xe máy có dung tích 50cm3 đã vượt đèn đỏ. Cảnh sát giao thông đã nhắc nhở em. Việc làm của cảnh sát giao thông thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính nghiêm minh của pháp luật.

Câu hỏi 8 :

Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là gì?

A. phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động.

B. phát triển sản xuất và dịch vụ.

C. phát triển các loại hình dịch vụ ở thành thị và nông thôn.

D. phát triển sản xuất.

Câu hỏi 9 :

Luật giao thông đường bộ quy định người đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện gì?

A. tính chất chung của pháp luật.

B. tính phù hợp của pháp luật.

C. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

D. tính phổ biễn rộng rãi của pháp luật.

Câu hỏi 10 :

Bà Q trồng rau ở xã K nhưng lại mang rau đến chợ P của xã H để bán vì giá cả ở đó cao hơn. Việc bán rau của bà Q đã chịu tác động nào của quy luật giá trị?

A. Điều tiết trong lưu thông.

B. Điều tiết sản xuất.

C. Tự phát từ quy luật giá trị.

D. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.

Câu hỏi 11 :

Trong lưu thông, vì sao hàng hoá này có thể trao đổi được với hàng hoá kia?

A. thời gian lao động xã hội cần thiết bằng nhau.

B. chất lượng và thời gian lao động như nhau.

C. giá trị sử dụng và mẫu mã giống nhau.

D. mẫu mã và chất lượng tương đương nhau.

Câu hỏi 12 :

Việc làm nào sau đây có lợi cho môi trường?

A. Trồng cây gây rừng.

B. Đắp đê chắn sóng.

C. Xây dựng các công trình thuỷ điện.

D. Xây cầu làm đường giao thông.

Câu hỏi 13 :

Đặc điểm cơ bản của kinh tế hàng hóa là gì?

A. trao đổi hàng hóa trên thị trường.

B. sản phẩm làm ra để bán.

C. đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

D. mua bán hàng hóa trên thị trường.

Câu hỏi 14 :

Trong nền kinh tế hàng hóa tiền thể hiện điều gì?

A. giá trị xã hội chung.

B. giá trị trao đổi chung.

C. sự giàu có của mỗi cá nhân.

D. sự giàu có của mỗi quốc gia.

Câu hỏi 15 :

Anh P là nhân viên Công ty B có lần đi làm muộn bị Giám đốc Công ty ra quyết định kỷ luật với hình thức hạ bậc lương không đúng với quy định của pháp luật. Anh P cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Viết đơn đề nghị giám đốc xem lại.

B. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên.

C. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên.

D. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty.

Câu hỏi 16 :

Trên cơ sở qui định của pháp luật về kinh doanh , ông P đã đăng kí mở cửa hàng bán đồ nội thất gia đình và được chấp thuận . Việc làm của ông P thể hiện pháp luật là phương tiện như thế nào?

A. để công dân thực hiện quyền của mình.

B. để công dân sản xuất kinh doanh.

C. để công dân có quyền tự do hành nghề.

D. để công dân tự do lựa chọn nghành nghề kinh doanh.

Câu hỏi 17 :

S không đủ điểm xét tuyển nên không được vào học ở trường đại học. S cho rằng mình không còn quyền học tập nữa. Trong trường hợp này, theo em, S có thể tiếp tục thực hiện quyền học tập nữa không?

A. Có thể học bất cứ ngành nào.

B. Có thể học ở bất cứ cơ sở giáo dục nào mà mình muốn.

C. Có thể tiếp tục học theo các hình thức khác nhau.

D. Có thể học tập không hạn chế.

Câu hỏi 18 :

Chọn ý đúng nhất hoàn thành câu sau: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua .........

A. giá trị của hàng hoá.

B. công dụng của hàng hoá.

C. giá trị trao đổi.

D. giá cả trên thị trường.

Câu hỏi 19 :

Việc công dân học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là một trong các nội dung nào sau đây?

A. quyền học tập của công dân.

B. quyền được phát triển của công dân.

C. quyền sáng tạo của công dân.

D. quyền lao động của công dân.

Câu hỏi 20 :

Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện tính nào sau đây?

A. tính giai cấp của Nhà nước.

B. tính nhân dân của Nhà nước.

C. tính dân tộc của Nhà nước.

D. tính cộng đồng của Nhà nước.

Câu hỏi 21 :

Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam đã được áp dụng trong thực tiễn. Việc ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ đâu?

A. thực tiễn đời sống xã hội.

B. mục đích bảo vệ Tổ quốc.

C. lợi ích của cán bộ, chiến sĩ hải quân.

D. kinh nghiệm của các nước trên biển Đông.

Câu hỏi 23 :

Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?

A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

B. Nhà nước ta do nhân dân tham gia quản lí.

C. Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật.

D. Nhà nước ta thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

Câu hỏi 24 :

Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là gì?

A. mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm  phù hợp với khả năng của mình.

B. mọi người đều có quyền lựa chọn việc làm mà không cần đáp ứng yêu cầu nào.

C. mọi người đều có quyền làm việc hoặc nghỉ việc trong cơ quan theo sở thích của mình.

D. mọi người đều có quyền được nhận lương như nhau.

Câu hỏi 25 :

Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về kinh doanh, bà M đã đăng ký mở cửa hàng thực phẩm và được chấp thuận. Việc làm của bà M thể hiện pháp luật là phương tiện để công dân làm gì?

A. để công dân thực hiện quyền của mình.

B. để công dân lựa chọn ngành nghề kinh doanh.

C. để công dân có quyền tự do hành nghề.

D. để công dân thực hiện được ý định của mình.

Câu hỏi 26 :

Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính phổ cập.

B. Tính rộng rãi.

C. Tính nhân văn.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu hỏi 28 :

Sau 3 năm vay vốn của nhà nước, ông A đã xây dựng được một công ty xuất khẩu nông sản, tuyển dụng nhiều lao động tại địa phương. Ông A đã thực hiện theo phương hướng giải quyết việc làm nào dưới đây?

A. thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.

B. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

C. sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

D. khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề.

Câu hỏi 31 :

Đã nhiều lần thấy A nói chuyện qua điện thoại, B tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này của B xâm phạm đến quyền nào?

A. được đảm bảo bí mật thư tín, điện tín.

B. bí mật điện tín.

C. được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại.

D. được pháp luật bảo đảm vê bí mật đời tư.

Câu hỏi 32 :

Khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?

A. Khi có nghi ngờ người phạm pháp đang lẩn trốn ở đó.

B. Khi được pháp luật cho phép và có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. Công an vào khám nhà để kiểm tra hộ khẩu.

D. Công an vào khám nhà để tìm kiếm chứng cứ liên quan đến vụ án.

Câu hỏi 33 :

Việc công dân viết bài đăng báo, bày tỏ quan điểm của mình phê phán cái xấu, ủng hộ cái tốt là thực hiện quyền nào?

A. tham gia ý kiến.

B. tự do ngôn luận.

C. tự do tư tưởng.

D. tự do báo chí.

Câu hỏi 34 :

Hành vi nào dưới đây là đúng với pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Công an vào khám nhà dân khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

B. Cưỡng chế giải tỏa nhà đang xây dựng.

C. Xây nhà lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm.

D. Vào nhà hàng xóm để tìm đồ bị mất.

Câu hỏi 35 :

Trong trường hợp nào thì ai cũng có quyền bắt người?

A. Người đang bị truy nã.

B. Người phạm tội nghiêm trọng.

C. Người phạm tội lần đầu.

D. Bị cáo có ý định bỏ trốn.

Câu hỏi 36 :

M đang sử dụng máy tính thì có việc ra khỏi phòng, nhân lúc đó, K là sinh viên ở cùng với M đã tự ý đọc email của M. Hành vi này của K đã xâm phạm tới quyền nào?

A. tự do cá nhân.

B. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

C. được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.

D. được đảm bảo bí mật về đời tư.

Câu hỏi 37 :

Chọn ý đúng nhất hoàn thành câu sau: Những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân cho thấy .....

A. chỗ ở của công dân được tôn trọng.

B. chỗ ở của công dân được bảo vệ.

C. quyền của công dân được tôn trọng và bảo vệ.

D. pháp luật tôn trọng và bảo vệ tài sản của công dân.

Câu hỏi 38 :

Sau 6 năm làm công nhân, anh K vào học hệ Đại học tại chức tại trường Đại học X. Anh K đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Học bất cứ ngành nghề nào.

B. Học không hạn chế.

C. Học thường xuyên.

D. Bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu hỏi 39 :

M và N là hai chị em ruột. Vì muốn biết tình cảm của chị M và anh S nên có lần N đã đọc trộm tin nhắn của anh S gửi cho chị M. Hành vi này của N đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của chị M?

A. Quyền bí mật đời tư.

B. Quyền bí mật thông tin cá nhân.

C. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

D. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại.

Câu hỏi 40 :

Bình đẳng trong lao động không bao gồm nội dung nào?

A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

C. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.

D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK