Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch sử Trường THPT Hàn Thuyên

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch sử Trường THPT Hàn Thuyên

Câu hỏi 1 :

Giai đoạn từ 1885 đến năm 1888, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì?

A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp.  

B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu.

C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu.  

D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp.

Câu hỏi 2 :

Ngày 8 - 9 - 1945, Chủ tịch  Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để  thực  hiện nhiệm vụ gì?

A. Cải cách giáo dục.    

B. Khai giảng các bậc học.   

C. Chống giặc dốt.      

D. Bổ túc văn hóa.

Câu hỏi 3 :

Biến đổi quan trọng nhất ở khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay là 

A. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều đã giành được độc lập ở những mức độ khác nhau. 

B. Phát triển mạnh mẽ về kinh tê, một số nước trở thành “con rồng” kinh tế Châu Á. 

C. Thành lập và mở rộng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. 

D. Việt Nam góp phần làm sụp đổ hệ thống thuộc địa kiểu cũ và kiểu mới của chủ nghĩa thực dân.

Câu hỏi 4 :

Bài học nào của Cách mạng tháng Tám 1945 được áp dụng để giải quyết những vấn đề có ý nghĩa sống còn của nước ta hiện nay?

A. Tập hợp rộng rãi các lực lượng yêu nước, cô lập kẻ thù.

B. Vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê nin vào thực tiễn cách mạng.

C. Dự đoán, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.

D. Kết hợp linh hoạt các hình thức đấu tranh cách mạng.

Câu hỏi 5 :

Một trong những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là gì?

A. Thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực.

B. Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.

C. Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

D. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng

Câu hỏi 6 :

Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

A. Tháng 8-1925, công nhân xưởng Ba Son tiến hành bãi công.

B. Năm 1929, ở nước ta liên tiếp xuất hiện ba tổ chức cộng sản.

C. Tháng 6-1925, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập.

D. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

Câu hỏi 7 :

Điểm chung của ba kế hoạch: Rơ-ve, Đờ Lát đơ Tátxinhi và Na-va là

A. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

B. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh của Pháp.

C. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

D. muốn nhanh chóng giành thắng lợi để kết thúc chiến tranh.

Câu hỏi 8 :

Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đánh dấu sự hoàn chỉnh về chủ trương chỉ đạo cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945?

A. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương tháng 3 – 1945.

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 – 1939.

C. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương tháng 5 – 1941.

D. Hội nghị toàn quốc của Đảng tháng 8 – 1945.

Câu hỏi 9 :

Nguồn gốc sâu xa dẫn đến tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Xô - Mĩ là do

A. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.   

B. CNXH trở thành hệ thống.

C. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược.    

D. Liên Xô trở thành chỗ dựa của cách mạng thế giới.

Câu hỏi 10 :

Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) với Luận cương chính trị (10-1930) là

A. Xác định đúng đắn mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương.

B. Xác định đúng đắn giai cấp lãnh đạo cách mạng.

C. Xác định đúng đắn nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.

D. Xác định đúng đắn khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp.

Câu hỏi 11 :

Mĩ là nước khởi đầu cuộc

A. cách mạng khoa học - công nghệ.       

B. cách mạng kĩ thuật và công nghiệp.

C. cách mạng công nghệ thông tin.  

D. cách mạng công nghiệp.

Câu hỏi 12 :

Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947?

A. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta.

B. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do quân ta chủ động mở.

C. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô của quân đội ta.

D. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước.

Câu hỏi 13 :

Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu tiêu biểu nào về khoa học - kĩ thuật?

A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.    

B. Phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất.

C. Chế tạo thành công bom nguyên tử.  

D. Đưa con người lên thám hiểm Mặt Trăng.

Câu hỏi 14 :

Đặc điểm chung của khu vực Đông Bắc Á là

A. đều bị các nước tư bản phương Tây thống trị và nô dịch.

B. có diện tích lớn nhất thế giới, khí hậu khắc nghiệt nhất.

C. đều là thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.

D. đông dân nhất thế giới, có tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu hỏi 15 :

Lịch sử thế giới ghi nhận năm 1960 là “Năm châu Phi” vì

A. chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi đã bị xóa bỏ hoàn toàn.

B. hệ thống thuộc địa của Pháp bị sụp đổ hoàn toàn.

C. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn.

D. có 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

Câu hỏi 16 :

Sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?

A. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.

B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 - 1919).

C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920).

D. Thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 - 1917).

Câu hỏi 17 :

Dựa vào điều kiện nào để Đảng ta xác định hình thức đấu tranh trong giai đoạn 1936 –1939 là công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp?

A. Chủ nghĩa phát xít đang chạy đua vũ trang, chuẩn bị gây chiến tranh.

B. Quốc tế Cộng sản xác định mục tiêu đấu tranh là đòi hoà bình, dân chủ.

C. Chính phủ Pháp cho thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.

D. Lực lượng chính trị ở Việt Nam đã trở thành một lực lượng hùng hậu.

Câu hỏi 18 :

Một trong những lí do khiến Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám 1945?

A. Xác định đúng kẻ thù của cách mạng.    

B. Xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.

C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.     

D. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. 

Câu hỏi 19 :

Liên minh công - nông là nhân tố chiến lược của cách mạng Việt Nam vì

A. bị bần cùng hoá và có tinh thần cách mạng triệt để.

B. bị bần cùng hoá, phá sản và có tinh thần yêu nước sâu sắc.

C. chịu bóc lột nặng nề, chiếm số lượng đông đảo, có tinh thần cách mạng to lớn.

D. chịu ba tầng bóc lột, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc, phong kiến.

Câu hỏi 20 :

Tư tưởng cốt lõi thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là:

A. độc lập và tự do  

B. ruộng đất cho dân cày.  

C. tự do. 

D. đoàn kết cách mạng thế giới

Câu hỏi 21 :

Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để lại bài học nào sau đây cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?

A. Xây dựng nền công nghiệp dựa trên nguyên liệu trong nước.

B. Nhận viện trợ, liên minh chặt chẽ với tất cả các nước.

C. Tập trung nguồn lực để phát triển quốc phòng.

D. Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ.

Câu hỏi 22 :

So với phong trào 1930 - 1931, điểm khác biệt về phương pháp đấu tranh của thời kì 1936 - 1939 là

A. kết hợp đấu tranh ngoại giao với vận động quần chúng.

B. kết hợp đấu tranh công khai và nửa công khai.

C. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang

D. kết hợp đấu tranh nghị trường và đấu tranh kinh tế.

Câu hỏi 23 :

Trận đánh nào mở màn trong Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950?

A. Trận đánh ở Cao Bằng.

B. Trận đánh ở Đông Khê.

C. Trận đánh ở Đình Lập.  

D. Trận đánh ở Thất Khê.

Câu hỏi 24 :

Trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt nào sau đây so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai- Oasinhtơn?

A. Hình thành gắn với kết cục của chiến tranh thế giới.

B. Gây ra những ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới.

C. Bị chi phối bởi quyền lợi của các cường quốc.

D. Được thiết lập từ quyết định của các cường quốc 

Câu hỏi 25 :

Chủ trương “vô sản hoá” của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm

A. Tăng thêm số lượng hội viên, mở rộng tổ chức.

B. Kết hợp chủ nghĩa Mác – Lenin với phong trào công nhân.

C. Tăng cường công tác vận động quần chúng.

D. Phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

Câu hỏi 26 :

Điểm chung trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc (1945), Định ước Henxinki (8 - 1975) và Hiệp ước Bali (2 - 1946) là gì?

A. Tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho các nước đang phát triển.

B. Thúc đẩy nhanh việc hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục.

C. Ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

D. Duy trì nền hòa bình và an ninh trên phạm vi toàn thế giới.

Câu hỏi 27 :

Nhận xét nào đúng về tình hình quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn?

A. Yếu kém nhất khu vực Đông Nam Á.

B. Đã đóng những chiếc tàu lớn và trang bị vũ khí hiện đại.

C. Trang bị, phương tiện kĩ thuật còn rất lạc hậu.

D. Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

Câu hỏi 28 :

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

A. can thiệp vào công việc nội bộ các nước, sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược. 

B.

khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

C. chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

D. triển khai kế hoạch toàn cầu, thiết lập trật tự đơn cực với tham vọng làm bá chủ thế giới.

Câu hỏi 29 :

Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút của

A. Báo Sự thật. 

B. Báo Thanh niên.    

C. Báo Nhân đạo. 

D. Báo Người cùng khổ.

Câu hỏi 30 :

Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa

A. Đánh điểm, diệt viện và đánh vận động.

B. Chiến trường chính và vùng sau lưng địch.

C. Tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân. 

D. Bao vây, đánh lấn và đánh công kiên.

Câu hỏi 31 :

Bài học quan trọng đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển hiện nay từ cuộc đàm phán và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là

A. đàm phán hòa bình và hợp tác đối thoại.

B. tích cực sử dụng chiến tranh và vũ lực.

C. đánh giá chính xác tình hình và phụ thuộc vào các nước lớn.

D. tranh thủ các nước lớn để đấu tranh.

Câu hỏi 32 :

Đại hội đại biểu lần  thứ II của Đảng (tháng 2 - 1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt  động  công khai  ở Việt Nam với tên gọi

A. Đảng Lao động Việt Nam   

B. Đảng Dân chủ Đông Dương.

C. Đảng Dân chủ Việt Nam.    

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu hỏi 33 :

Trong sự phát triển "thần kì" của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?

A. Phát huy truyền thống tư lực tư cường của nhân dân Nhật Bản.

B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học-kĩ thuật.

C. "Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thưc hiện cải cách đân chủ.

D. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.

Câu hỏi 34 :

Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau Cách mạng thánh Tám là

A. dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.

B. mở đường cho đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam.

C. bảo vệ chính phủ Trần Trọng Kim.

D. lật đổ chính quyền cách mạng ở Việt Nam.

Câu hỏi 35 :

Nhận xét nào sau đây là đúng về đặc điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai – Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?

A. Chứng tỏ quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc.

B. Bảo đảm việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.

C. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước cùng chế độ chính trị.

D. Có sự phân cực rõ rệt giữa hai hệ thống chính trị xã hội khác nhau.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK