Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Địa lý Đề kiểm tra ôn tập giữa HK2 môn Địa lý 9 năm 2020 - Trường THCS Lương Tấn Thịnh

Đề kiểm tra ôn tập giữa HK2 môn Địa lý 9 năm 2020 - Trường THCS Lương Tấn Thịnh

Câu hỏi 1 :

Tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long?

A. Cần Thơ

B. Đồng Nai

C. Long An

D. Đồng Tháp

Câu hỏi 2 :

Ba trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Đông Nam Bộ là:

A. TP Hồ Chí Minh, Đồng Xoài, Biên Hòa

B. TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Tây Ninh

C. TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu

D. TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa

Câu hỏi 3 :

Trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ, thì công nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng 

A. cao nhất

B. thấp nhất

C. trung bình

D. thấp hơn dịch vụ

Câu hỏi 4 :

Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. sống chung với lũ

B. tránh lũ

C. xây dựng nhiều đê bao

D. trồng rừng ngập mặn

Câu hỏi 5 :

Đông Nam Bộ là vùng có khí hậu:

A. Cận xích đạo.

B. Nhiệt đới khô.

C. Nhiệt đới có mùa đông lạnh

D. Cận nhiệt đới

Câu hỏi 6 :

Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long là: 

A. Khí hậu nóng quanh năm.

B. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn.

C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

D. Khoáng sản không nhiều.

Câu hỏi 7 :

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. Vĩnh Long

B. Bình Dương

C. Bình Phước       D. 

D. Long An

Câu hỏi 8 :

Vùng nào sau đây là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông phẩm hàng đầu của cả nước: 

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng Bằng sông Hồng.

C. Đồng Bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên.

Câu hỏi 9 :

Tam giác công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:

A. TP Hồ Chí Minh, Đồng Xoài, Biên Hòa

B. TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa

C. TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vũng Tàu

D. TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Biên Hòa

Câu hỏi 10 :

Trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành:

A. Vật liệu xây dựng 

B. Cơ khí nông nghiệp

C. Dệt may

D. Chế biến LTTP

Câu hỏi 11 :

Mùa lũ, đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chủ yếu là do:  

A. Lượng mưa trong vùng quá lớn.

B. Sông Cửu Long có nhiều nhánh.

C. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

D. Nước sông Mê Công đổ về.

Câu hỏi 12 :

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu: 

A. Cận xích đạo.

B. Nhiệt đới khô.

C. Nhiệt đới có mùa đông lạnh.

D. Cận nhiệt đới.

Câu hỏi 13 :

Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm: 

A. khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

B. khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

C. khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

D. khoảng 55% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

Câu hỏi 14 :

Vùng nào sau đây là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm của cả nước:  

A. Đông Nam Bộ

B. Trung du miền núi Phía Bắc

C. Duyên Hải Nam Trung Bộ

D. Đồng Bằng sông Cửu Long

Câu hỏi 16 :

Nhờ vào đâu vùng đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công

A. Nhờ vị trí trên con đường giao thông hàng hải

B. Nhờ có hải cảng tốt trong vùn

C. Hai câu a và b đúng

D. Nhờ có giao thông đường biển, đường sông và đường bộ với các vùng ở Việt Nam với Cam pu Chia

Câu hỏi 17 :

Các hồ nước nhân tạo quan trọng cho thủy lợi và thủy điện trong vùng Đông Nam Bộ là:

A. Ba Bể và hồ Lăk

B. Hồ thác Bà –Dầu Tiếng

C. Dầu Tiếng-Trị An

D. YaLi-Dầu Tiếng

Câu hỏi 18 :

Đồng bằng sông Cửu Long dẩn đầu cả nước về:

A. Đàn trâu bò

B. Đàn lợn

C. Đàn vịt

D. Tất cả ý trên

Câu hỏi 19 :

Vùng có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là:

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Bắc trung Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu hỏi 20 :

Đông Nam Bộ tiếp giáp với

A. Campuchia, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, ĐB Sông Cửu Long

B. Campuchia, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Biển Đông

C. Campuchia, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, ĐB Sông Cửu Long, Biển Đông

D. Campuchia, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Câu hỏi 21 :

Vùng Đông Nam Bộ ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động là

A. ngành khai thác nhiên liệu

B. ngành điện sản xuất và cơ khí

C. ngành vật liệu xây dựng và hóa chất

D. ngành chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK