Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Sinh học Đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 8 năm 2019-2020 Trường THCS Trần Nhân Tông

Đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 8 năm 2019-2020 Trường THCS Trần Nhân Tông

Câu hỏi 1 :

Chức năng cơ bản của nơron thần kinh? 

A. Cấu tạo nên mô thần kinh và hạch thần kinh

B. Dẫn truyền thông tin từ não bộ

C. Cảm ứng và dẫn truyền 

D. Tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích

Câu hỏi 2 :

 Đâu là cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất? 

A. Nhân tế bào

B. Tập đoàn volvox (tập đoàn trùng roi xanh)

C. Virus 

D. Tế bào

Câu hỏi 3 :

Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là phản xạ? 

A. Đi loạng choạng khi bị say rượu

B. Quay đầu về phía có tiếng động lạ

C. Tế bào chết tự bong ra tạo thành lớp vảy mỏng trên da 

D. Giật người về phía trước khi đang ngồi trên xe buýt phanh gấp

Câu hỏi 4 :

Tế bào không thể sống sót nếu thiếu thành phần nào? 

A. Nhân

B. Lưới nội chất

C. Protein 

D. Tất cả các đáp án trên

Câu hỏi 5 :

Thành phần của tế bào động vật bao gồm: 

A. Màng sinh chất, lục lạp, ribôxôm, bộ máy Gôngi, lưới nội chất, nhân

B. Thành tế bào, màng sinh chất, ti thể, bộ máy Gôngi, lưới nội chất, nhân

C. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể, bộ máy Gôngi, lưới nội chất, nhân 

D. Thành tế bào, không bào lớn, ti thể, ribôxôm, lưới nội chất, nhân

Câu hỏi 6 :

Vận động ở người được thực hiện nhờ sự phối hợp của các hệ cơ quan nào? 

A. Hệ cơ và bộ xương

B. Hệ cơ, bộ xương, hệ thần kinh

C. Hệ cơ, hệ thần kinh 

D. Bộ xương, hệ thần kinh

Câu hỏi 7 :

Tại sao trẻ em có thể cao lên rất nhanh còn người lớn thì không? 

A. Ở trẻ em tế bào tăng sinh kích thước khiến xương to ra và dài ra trong khi tế bào xương ở người lớn đã đạt đến kích thước tối đa

B. Ở trẻ em sụn chưa hóa xương nên xương có thể phát triển to ra và dài ra; ở người lớn sụn đã hóa xương nên xương bị cố định kích thước

C. Trong cấu trúc xương của trẻ em chứa đầy tủy sống, tủy sống sinh ra tế bào xương khiến xương phát triển 

D. Trong cấu trúc xương của người trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương

Câu hỏi 8 :

Khi bị mỏi cơ nên làm gì để giúp cơ hồi phục nhanh? 

A. Để yên, không hoạt động ở vùng cơ bị mỏi nữa

B. Hít sâu tích cực để lấy càng nhiều ôxi càng tốt

C. Hoạt động mạnh để máu tuần hoàn đến vùng cơ mỏi nhanh hơn, cung cấp nhiều ôxi hơn

D. Thả lỏng vùng cơ bị mỏi với các bài tập vận động nhẹ, xoa bóp cơ. 

Câu hỏi 9 :

Cho các nội dung sau:1. Hộp sọ của người gồm 8 xương ghép lại.

A. 1, 4, 5

B. 2, 3, 6

C. 3, 4, 6 

D. 1, 2, 5

Câu hỏi 10 :

Tế bào nào sau đây không có nhân? 

A. Tiểu cầu

B. Bạch cầu

C. Hồng cầu 

D. Tế bào limphô

Câu hỏi 11 :

Nhưng thành phần nào tham gia vào phản ứng đông máu? 

A. Tiểu cầu, huyết tương

B. Tiểu cầu, hồng cầu

C. Tiểu cầu, bạch cầu 

D. Chất tơ máu, huyết tương

Câu hỏi 12 :

Vì sao bác sĩ khuyên ngoài 30 tuổi không nên ăn nội tạng động vật để tránh xơ vữa động mạch? 

A. Vì trong nội tạng động vật có chứa nhiều canxi

B. Vì trong nội tạng động vật có chứa nhiều côlesterôn.

C. Vì trong nội tạng động vật có chứa nhiều protein – chất đạm 

D. Tất cả các đáp án trên

Câu hỏi 13 :

Máu trong các bộ phận nào dưới đây là máu chứa CO2

A. Tĩnh mạch, mao mạch, tâm thất phải

B. Tĩnh mạch, tâm thất phải, tâm thất trái

C. Tĩnh mạch, tâm thất phải, tâm nhĩ phải 

D. Tĩnh mạch, mao mạch, tâm thất trái

Câu hỏi 14 :

Ở các vùng bị viêm thường xuất hiện dịch màu trắng, vàng, sau đó khô thành vảy. Bản chất chất dịch đó là gì? 

A. Xác tiểu cầu, xác đại thực bào

B. Xác bạch cầu, xác vi khuẩn

C. Các thành phần trong huyết tương 

D. Xác kháng thể, kháng nguyên

Câu hỏi 15 :

Miễn dịch nào dưới đây không phải miễn dịch tự nhiên? 

A. Miễn dịch được nhận từ mẹ (mẹ truyền kháng thể cho con khi mang thai)

B. Miễn dịch được tạo từ tiêm vacxin

C. Miễn dịch được tạo từ việc đã bị nhiễm bệnh đó trong quá khứ 

D. Miễn dịch được tạo do cơ thể ngẫu nhiên tiếp xúc với nguồn kháng thể

Câu hỏi 16 :

Những yếu tố nào tham gia vào việc bơm máu đi nuôi cơ thể? 

A. Lực co bóp của tim, huyết áp, hoạt động của cơ

B. Lực co bóp của tim, trọng lực, nhiệt độ môi trường

C. Huyết áp, trọng lực, nhiệt độ môi trường 

D. Hoạt động của cơ, huyết áp, dịch bào tương

Câu hỏi 17 :

Cơ quan nào không thuộc đường dẫn khí? 

A. Mũi

B. Thanh quản

C. Phổi 

D. Phế quản

Câu hỏi 18 :

Tại sao hầu như các em bé sinh ra đều có phản xạ khóc? 

A. Vì lồng ngực trẻ em khi mới sinh chưa có không khí, khóc là hoạt động hít vào nhưng lấy không khí rất chậm để trẻ thích nghi dần với hô hấp trong môi trường mới

B. Vì lồng ngực trẻ em khi mới sinh đã chứa không khí, khóc là hoạt động thở ra giúp chúng thải ra khí cũ trong phổi và lấy khí mới từ môi trường

C. Vì môi trường thay đổi đột ngột khiến hệ hô hấp trẻ em chưa thích nghi được nên hoạt động không đồng nhất khiến đứa trẻ khóc 

D. Vì lồng ngực trẻ em khi mới sinh chưa có không khí, khóc là hoạt động hít vào lấy được nhiều không khí để làm căng phổi giúp chúng bắt đầu tự hô hấp

Câu hỏi 19 :

Đặc điểm nào của mũi không có chức năng làm ấm, ẩm, sạch không khí đưa vào phổi? 

A. Niêm mạc mũi có nhiều lông

B. Niêm mạc mũi tiết chất nhày

C. Mao mạch bên trong mũi dày đặc 

D. Đường dẫn khí của mũi thông với ống tiêu hóa

Câu hỏi 20 :

Tuyến nào sau đây không phải tuyến tiêu hóa 

A. Tuyến nước bọt

B. Tuyến mật

C. Tuyến tụy 

D. Tuyến tiết niệu

Câu hỏi 21 :

Tại sao bị sâu răng? 

A. Do hoạt động mạnh mẽ của các vi khuẩn trong các mảng bám thức ăn trong khoang miệng

B. Do không đánh răng thường xuyên

C. Do có sâu trong miệng 

D. Do tế bào răng bị mòn đi vì hoạt động nhai

Câu hỏi 22 :

Vì sao có trường hợp bị sặc lên mũi? 

A. Do nắp thanh quản chắn ngang ống dẫn xuống thực quản nên thức ăn bị đẩy toàn bộ lên mũi

B. Do nắp thanh quản không đóng kín lỗ khí quản nên thức ăn bị đẩy lên mũi

C. Do sự co bóp bất thường của thực quản sau khi nuốt đẩy thức ăn ngược lên mũi 

D. Do ống tiêu hóa dẫn xuống dạ dày bị tắc nên thức ăn bị nghẹn ở phần trên ống tiêu hóa, đẩy lên mũi

Câu hỏi 23 :

Enzim trong nước bọt phân giải cơ chất gì? 

A. Protein

B. Đường đôi

C. Tinh bột 

D. Glucôzơ

Câu hỏi 24 :

Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày là? 

A. Ăn quá nhiều nên dạ dày phải tiết nhiều axít để tiêu hóa

B. Dịch dạ dày tăng tiết quá nhiều dẫn đến mất cân bằng hệ dịch, phá hủy niêm mạc dạ dày

C. Virus xâm nhập phá hủy tế bào niêm mạc dạ dày 

D. Niêm mạc dạ dày của những người bị loét dạ dày bẩm sinh mỏng hơn người bình thường nên dễ bị loét

Câu hỏi 25 :

Thành tâm thất trái có cấu trúc dày hơn thành tâm thất phải. Cấu tạo đó phù hợp với chức năng gì? 

A. Để tăng lực đẩy máu đi

B. Để tăng sức bền của tim

C. Giảm thể tích chứa máu trong tâm thất 

D. Giúp thực hiện hoạt động co bóp chậm

Câu hỏi 27 :

Theo các nghiên cứu khoa học, chuối chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất, đặc biệt là kali. Vì sao ăn chuối tốt cho hệ tiêu hóa? 

A. Chất xơ trong chuối giúp vận chuyển chất thải ra ngoài dễ dàng hơn

B. Vitamin trong chuối giúp kích thích tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn

C. Kali trong chuối gắn vào enzim giúp chúng phân giải thức ăn trong dạ dày 

D. Chất xơ giúp ruột non dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn

Câu hỏi 28 :

Đâu không phải là cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể? 

A. Tay chân trở lên tím ngắt khi lạnh

B. Toát mồ hôi khi nóng

C. Nổi da gà khi lạnh 

D. Run rẩy khi lạnh

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK