Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Vật lý 30 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương 2 Nhiệt học môn Vật lý 8

30 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương 2 Nhiệt học môn Vật lý 8

Câu hỏi 1 :

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất?

A. Chất rắn.                 

B. Chất khí và chất lỏng.

C. Chất khí.       

D. Chất lỏng.

Câu hỏi 2 :

Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào?

A. Chất lỏng.           

B. Chất khí.

C. Chất lỏng và chất khí.      

D. Chất lỏng, chất khí và chất rắn.        

Câu hỏi 3 :

Nhiệt năng của vật tăng khi?

A. Vật truyền nhiệt cho vật khác.     

B. Vật thực hiện công lên vật khác.

C. Chuyển động của vật nhanh lên.           

D. Chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên.

Câu hỏi 4 :

Nhiệt dung riêng có cùng đơn vị với đại lượng nào sau đây?

A.  Nhiệt năng.          

B. Nhiệt độ.

C. Nhiệt lượng.               

D. Cả a, b, c đều sai.

Câu hỏi 5 :

Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xác định xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào:

A. Nhiệt độ chất lỏng.              

B. Khối lượng chất lỏng.

C. Trọng lượng chất lỏng.        

D. Thể tích chất lỏng

Câu hỏi 6 :

Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào đúng?

A. Đồng; không khí; nước              

B. Nước; đồng; không khí

C.  Đồng; nước; không khí           

D. Không khí; đồng; nước      

Câu hỏi 7 :

Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 đến t2:

A. Q = m.c.( t2 – t1)                    

B. Q = m.c.( t1 – t2)

C. Q = ( t2 – t1)m/c                

D. Q = m.c.( t+ t2)

Câu hỏi 8 :

Tại sao vào mùa hè nóng bức ta nên mặc quần áo sáng màu:

A. Để dễ giặt giũ                 

B. Vì nó đẹp

C. Vì giảm được bức xạ nhiệt từ Mặt Trời 

D. Vì dễ thoát mồ hôi

Câu hỏi 9 :

Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

A. Mặt Trời truyền nhiệt xuống Trái Đất.        

B. Sự truyền nhiệt từ đầu đang bị nung nóng đến đầu không bị nung nóng của một thanh sắt.

C. Dây tóc bóng đèn đang sáng truyền nhiệt ra khoảng không gian trong bóng đèn. 

D. Bếp lò truyền nhiệt tới người đang gác bếp lò.

Câu hỏi 10 :

Chỉ ra kết luận nào không đúng trong các kết luận sau:

A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.   

B. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

C. Nhiệt độ của vật càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.       

D. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh.   

Câu hỏi 11 :

Trong các cách sắp sếp vật liệu dẫn nhiệt từ kém hơn đến tốt hơn sau đây, cách nào đúng?

A.

Không khí, thủy tinh, nước, đồng             

B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí

C. Không khí, nước, thủy tinh, đồng                

D. Thủy tinh, không khí, nước, đồng

Câu hỏi 12 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cấu tạo của các chất ?

A.

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử , nguyên tử

B. Các phân tử nguyên tử luôn chuyển động hỗn  độn không ngừng

C.

Giữa các phân tử nguyên tử luôn có khoảng cách

D. Giữa các phân tử nguyên tử không có khoảng cách

Câu hỏi 13 :

Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì :

A.

Nhiệt năng của miếng sắt tăng.           

B. Nhiệt năng của miếng sắt giảm.

C. Nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi.         

D. Nhiệt năng của nước giảm.

Câu hỏi 14 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất?

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử  nguyên tử.

B. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động lung tung.

C. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có vị trí nhất định.

D.  Mỗi chất đều được cấu tạo từ  6,023.1023 phân tử.

Câu hỏi 15 :

Đổ 100 cm3 nước vào 100 cm3 rượu, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây?

A. 200 cm3      

B. Nhỏ hơn 200 cm   

C. 100 cm3               

D. Lớn hơn 200 cm3

Câu hỏi 16 :

Đổ 150 cm3 nước vào 150 cm3 rượu, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây?

A. Nhỏ hơn 300 cm3    

B. 300 cm3     

C. 250 cm3       

D. Lớn hơn 300 cm3

Câu hỏi 17 :

Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

A. Khối lượng của vật.                 

B.  Trọng lượng của vật

C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.      

D. Nhiệt độ của vật.

Câu hỏi 18 :

Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyên động hỗn độn không ngừng của các phân tử gây ra?

A. Quả bóng chuyển động hỗn độn khi bị nhiều học sinh đả từ nhiều phía khác nhau.

B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần.

C. Đường tự tan vào nước.

D.  Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước.

Câu hỏi 19 :

Chọn câu sai.

A. Bất kì vật nào cũng có nhiệt năng.

B. Bất kì vật nào cũng có cơ năng.

C. Một vật có thể có cả cơ năng và nhiệt năng.

D. Nhiệt năng mà một vật có được không phụ thuộc vào vật đứng yên hay chuyển động.

Câu hỏi 20 :

Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây, câu nào là không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng của vật thu vào hay toả ra.

C.  Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D.  Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.

Câu hỏi 21 :

Câu nào dưới đây nói về sự thay đổi nhiệt năng là không đúng?

A. Khi vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật luôn tăng.

B. Khi vật toả nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm

C. Nếu vật vừa nhận công vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của vật tăng.

D. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.

Câu hỏi 22 :

Có 3 bình giống nhau A, B, C đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ (hình vẽ). Sau khi dùng các đèn cồn toả nhiệt giống nhau để đun nóng các bình này toong những khoảng thời gian như nhau thì nhiệt độ của chất lỏng ở các bình sẽ như thế nào?

A. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình A cao nhất, rồi đến bình B, bình C.

B. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình B cao nhất, rồi đến bình C, bình A.

C. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình C cao nhất, rồi đến bình B, bình A.

D. Nhiệt độ của chất lỏng ở 3 bình như nhau.

Câu hỏi 23 :

Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.

B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng.

C. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm.

D.  Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng.

Câu hỏi 24 :

Hạt phấn hoa chuyển động không ngừng trong nước về mọi phía trong chuyển động Brao là do:

A. nguyên tử phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

B. phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa.

C. phân tử phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

D. Cả ba lí do trên.

Câu hỏi 26 :

Câu nào dưới đây nói về sự thay đổi nhiệt năng là không đúng?

A. Khi vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật luôn tăng.

B. Khi vật tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm.

C.  Nếu vật vừa nhận công vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của vật tăng.

D. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.

Câu hỏi 29 :

Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động hỗn độn không ngừng của các phân tử gây ra?

A. Quả bóng chuyển động hỗn độn khi bị nhiều học sinh đá từ nhiều phía khác nhau.

B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần.

C. Đường tự tan vào nước.

D.  Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước.

Câu hỏi 30 :

Khối đồng có khối lượng 2 kg nhận nhiệt lượng 7600 J thì tăng thêm 10°C. Nhiệt dung riêng của đồng hồ là:

A. 380 J/kg.K     

B.  2500 J/kg.K  

C. 4200 J/kg.K     

D. 130 J/kg.K

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK