Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Vật lý Đề thi HK1 môn Vật Lý 8 năm 2020 trường THCS Kim Đồng

Đề thi HK1 môn Vật Lý 8 năm 2020 trường THCS Kim Đồng

Câu hỏi 1 :

Chuyển động nào sau đây không là chuyển động cơ học?

A. Sự rơi của chiếc lá.

B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời.

C. Sự thay đổi hướng đi của tia sáng từ không khí vào nước.

D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.

Câu hỏi 3 :

Biết độ lớn vận tốc của một vật , ta có thể.

A. Biết được quỹ đạo của vật là đường tròn hay dường thẳng.

B. Biết được vật chuyển động nhanh hay chậm.

C. Biết được tại sao vật chuyển động.

D. Biết được hướng chuyển động của vật.

Câu hỏi 4 :

Một chiếc máy bay mất 5h 15 phút để bay được đọan đường 630 km. Vận tốc trung bình của máy bay là.

A. 2km/phút

B. 120 km/h

C. 33,33m/s

D. Tất cả các giá trị trên đều đúng.

Câu hỏi 5 :

Lực là nguyên nhân làm: 

A. Vật bị biến dạng

B. Thay đổi dạng quỹ đạo của vật.

C. Thay đổi vận tốc của vật.

D. Các tác động A,B,C

Câu hỏi 6 :

Dấu hiệu nào sau đây là chuển động theo quán tính.

A. Vận tốc của vật luôn thay đổi.

B. Độ lớn vận tốc của vật không đổi.

C. Chuyển động của vật theo đường cong.

D. Vật tiếp tục đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

Câu hỏi 7 :

Những cách nào sau đây sẽ làm giảm lực ma sát.

A. Mài nhẵn bề mặt tiếp xúc giữa các vật.

B. Thêm dầu mỡ.

C. Giảm lực ép giữa các vật lên nhau.

D. Tất cả các biện pháp trên.

Câu hỏi 8 :

Trường hợp nào sau đây không có áp lực.

A. Lực của búa đóng vào đinh.

B. Trọng lượng của vật.

C. Lực của vợt tác dụng vào quả bóng.

D. Lực kéo của một vật lên cao.

Câu hỏi 9 :

Lực đẩy Ắc- si - mét không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?

A. Khối lượng của vật bị nhúng.

B. Thể tích của vật bị nhúng.

C. Trọng lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.

Câu hỏi 10 :

Tìm trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào là chuyển động không đều?

A. Chuyển động quay của Trái Đất xung quanh trục của nó.

B. Chuyển động quay của cánh quạt điện khi nguồn điện đã ổn định.  

C. Chuyển động của kim phút đồng hồ.

D. Chuyển động của một quả bóng đá lăn xuống dốc.

Câu hỏi 11 :

Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét nào dưới đây không đúng?

A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền. 

B. Thuyền chuyển động so với bờ sông.

C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền.             

D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ.

Câu hỏi 13 :

Khi nói lực là đại lượng véctơ, bởi vì

A. Lực có độ lớn, phương và chiều

B. Lực làm cho vật bị biến dạng

C. Lực làm cho vật thay đổi tốc độ

D. Lực làm cho vật chuyển động

Câu hỏi 14 :

Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì

A. vật chuyển động với tốc độ tăng đần.

B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần.

C. hướng chuyển động của vật thay đổi.

D. vật giữ nguyên tốc độ.

Câu hỏi 15 :

Áp lực là

A. Lực tác dụng lên mặt bị ép.  

B. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

C. Trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng.  

D. Lực tác dụng lên vật.

Câu hỏi 16 :

Áp suất có đơn vị đo là

A. N/m3

B. N/cm

C. N/m 

D. N/m2

Câu hỏi 17 :

Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không mô tả sự tồn tại của lực đẩy Acsimét?

A. Nâng một vật dưới nước ta thấy nhẹ hơn nâng vật ở trên không khí.

B. Nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, rồi thả tay ra, quả bóng lại nổi lên mặt nước.

C. Ô tô bị xa lầy khi đi vào chỗ đất mềm, mọi người hỗ trợ đẩy thì ô tô lại lên được.

D. Thả một trứng vào bình đựng nước muối mặn, quả trứng không chìm xuống đáy bình.

Câu hỏi 18 :

Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi

A. Trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.

B. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.

C. Trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng.

D. Trọng lượng của vật bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu hỏi 19 :

Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất:

A. p=F/S  

B. p=F.s

C. p=P/S 

D. p=d.V

Câu hỏi 20 :

Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

A. Điểm đặt của lực   

B. Chiều của lực     

C. Phương của lực   

D. Độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

Câu hỏi 21 :

Muốn tăng áp suất thì:

A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ   

B. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực

C. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ    

D. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực

Câu hỏi 22 :

Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu  

B. Trọng lực của tàu

C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray  

D. Cả ba lực trên

Câu hỏi 23 :

Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?

A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.

C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.

D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.

Câu hỏi 24 :

Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:

A. Tăng

B. Giảm    

C. Không đổi.  

D. Có thể tăng, cũng có thể giảm

Câu hỏi 25 :

Công thức tính áp suất chất lỏng là:

A. p=d/h

B. p= d.h

C. p = d.V

D. p=h/d

Câu hỏi 26 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

A. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.

B. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.

C. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.

D. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

Câu hỏi 27 :

Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?

A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ 

B. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm

C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi         

D. Uống nước trong cốc bằng ống hút

Câu hỏi 28 :

Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất

A. Tại đỉnh núi

B. Tại chân núi 

C. Tại đáy hầm mỏ

D. Trên bãi biển

Câu hỏi 29 :

Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì?

A. Không khí càng đặc 

B. Không khí càng loãng    

C. Lực hút trái đất giảm nên áp suất giảm

D. Không khí càng nhiều tạp chất

Câu hỏi 30 :

Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

A. Trọng lực   

B. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát

C. Lực đẩy Acsimét  

D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét

Câu hỏi 31 :

Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này:

A. Mặt Trời chuyển động, còn Trái Đất đứng yên

B. Mặt Trời đứng yên, còn Trái Đất chuyển động

C. Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động

D. Mặt Trời và Trái Đất đều đứng yên

Câu hỏi 32 :

Một người đang lái ca nô chạy ngược dòng sông. Người lái ca nô đứng yên so với vật nào dưới đây?

A. Bờ sông.   

B. Dòng nước

C. Chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước.     

D. Ca nô

Câu hỏi 33 :

Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là trục bánh xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là chuyển động

A. thẳng.

B. tròn.

C. cong.

D. phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn.

Câu hỏi 34 :

Chọn câu trả lời sai.Đường từ nhà Thái tới trường dài 4,8km. Nếu đi bộ Thái đi hết 1,2h. Nếu đi xe đạp Thái đi hết 20 phút.

A. Vận tốc đi bộ trung bình của Thái là 4km/h.

B. Vận tốc đi bộ trung bình của Thái là 14,4m/s.

C. Vận tốc đi xe đạp trung bình cùa Thái là 4m/s.

D. Vận tốc đi xe đạp trung bình của Thái là 14,4km/h.

Câu hỏi 35 :

Tốc độ 36km/h bằng giá trị nào dưới đây?

A. 36m/s.

B. 100m/s.   

C. 36000m/s.  

D. 10m/s

Câu hỏi 38 :

Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là F1=20N; F2=60N; F3=40N  cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn:

A.  \(\vec F_1; \vec F_2\) cùng chiều nhau và \(\vec F_3\)   ngược chiều với hai lực trên.

B. \(\vec F_1; \vec F_3\)cùng chiều nhau và  \(\vec F_2\) ngược chiều với hai lực trên.

C.  \(\vec F_3; \vec F_2\) cùng chiều nhau và \(\vec F_1\)  ngược chiều với hai lực trên.

D.  \(\vec F_1; \vec F_2\)  ngược chiều nhau và \(\vec F_3\) cùng chiều hay ngược chiều \(\vec F_1\)  đều được.

Câu hỏi 39 :

Chọn câu trả lời đúng.Khi xe đang chuyển động, muốn cho xe đứng lại, người ta dùng cái phanh (thắng) xe để

A. tăng ma sát trượt 

B. tăng ma sát lăn.

C. tăng ma sát nghỉ.

D. tăng trọng lực.

Câu hỏi 40 :

Hai lực cân bằng là:

A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau.

B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau.

C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

Câu hỏi 41 :

Dấu hiệu nào sau đây là của chuyển động theo quán tính:

A. Vận tốc của vật luôn thay đổi.

B. Độ lớn vận tốc của vật không đổi.

C. Vật chuyển động theo đường cong.

D. Vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Câu hỏi 42 :

Ý nghĩa của vòng bi trong các ổ trục là :

A. Thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt.

B. Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.

C. Thay ma sát nghỉ bằng ma sát lăn.

D. Thay lực ma sát nghỉ bằng lực quán tính.

Câu hỏi 45 :

Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều :

A. Cánh quạt quay ổn định.

B. Chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5km/h.

C. Tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước.

D. Chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất.

Câu hỏi 47 :

Một chiếc xe đang đứng yên khi chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ

A. chuyển động đều

B. chuyển động nhanh dần

C. đứng yên

D. chuyển động tròn

Câu hỏi 48 :

Điền từ thích hợp vào chỗ trống:Một chiếc xe đang đứng yên, khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ .......

A. chuyển động nhanh dần.   

B. đứng yên.

C. chuyển động đều.      

D. chuyển động tròn.

Câu hỏi 51 :

Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhất sẽ :

A. Đứng yên so với xe lửa thứ hai.

B. Đứng yên so mặt đường.

C. Chuyển động so với xe lửa thứ hai.

D. Chuyển động ngược lại.

Câu hỏi 52 :

Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô, xe lửa, máy bay, người ta nói đến :

A. Vận tốc tức thời.

B. Vận tốc trung bình.

C. Vận tốc lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó.

D. Vận tốc nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó.

Câu hỏi 54 :

Lực tác dụng lên xe (ở hình vẽ) có giá trị:

A. 444N 

B. 160N

C. 240N   

D. 120N 

Câu hỏi 56 :

Khi tác dụng lên vật một lực đẩy hoặc một lực kéo dưới một góc bé hơn 90° thì :

A. Toàn bộ lực tác động sẽ làm vật di chuyển.

B. Một phần lực tác động sẽ làm vật di chuyển.

C. Toàn bộ lực tác động sẽ bị tiêu phí.

D. Tùy theo là lực đẩy hay kéo mà sẽ làm vật di chuyển hay bị tiêu phí.

Câu hỏi 57 :

Chiều của lực ma sát:

A. Cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

B. Ngược chiều với chiều chuyển động của vật.

C. Có thể cùng chiều, ngược chiều với chiều chuyển động của vật.

D. Tuỳ thuộc vào loại lực ma sát chứ không phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật.

Câu hỏi 58 :

Trời lặng gió, nhìn qua cửa xe (khi xe đứng yên) ta thấy các giọt mưa rơi theo dường thẳng đứng. Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi trên xe sẽ thấy các giọt mưa :

A. Cũng rơi theo đường thẳng đứng.

B. Rơi theo đường chéo về phía trước.

C. Rơi theo đuờng chéo về phía sau.

D. Rơi theo đường cong.

Câu hỏi 60 :

Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật nào sau đây không phải là vật mốc?

A. Trái Đất 

B. Quả núi.         

C. Mặt Trăng 

D. Bờ sông

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK