Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Vật lý Đề thi HK1 môn Vật lý 8 năm học 2018-2019 Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm

Đề thi HK1 môn Vật lý 8 năm học 2018-2019 Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm

Câu hỏi 1 :

Khi nào một vật coi là đứng yên so với vật mốc? 

A. Khi vật đó không chuyển động.  

B. Khi vật đó không chuyển động theo thời gian.

C. Khi khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không đổi. 

D. Khi vật đó không đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.

Câu hỏi 2 :

Thế nào là chuyển động không đều? 

A. Là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian. 

B. Là chuyển động có vận tốc không đổi.

C.  Là chuyển động có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường. 

D. Là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian.

Câu hỏi 3 :

Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực ? 

A.  Áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ.      

B. Áp lực là do mặt giá đỡ tác dụng lên vật.

C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.     

D. Áp lực bằng trọng lượng của vật.

Câu hỏi 4 :

Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn 

A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.    

B.  Ma sát giữa các viên bi với trục của bánh xe.

C. Ma sát khi dùng xe kéo một khúc cây mà khúc cây vẫn đứng yên.    

D. Ma sát khi đánh diêm.

Câu hỏi 6 :

Khi nói về áp suất chất lỏng, câu kết luận nào dưới đây không đúng? 

A. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng giảm.   

B.  Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau.

C. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng tăng. 

D. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất không thay đổi.

Câu hỏi 7 :

Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi 

A. tiết diện của các nhánh bằng nhau. 

B.  các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.

C. độ dày của các nhánh như nhau. 

D. độ cao của các nhánh bằng nhau.

Câu hỏi 8 :

Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi 

A. Trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng. 

B. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.

C. Trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng. 

D. Trọng lượng của vật bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu hỏi 9 :

Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì 

A. vật chuyển động với tốc độ tăng đần.    

B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần.

C. hướng chuyển động của vật thay đổi. 

D. vật vẫn giữ nguyên tốc độ như ban đầu

Câu hỏi 10 :

Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? 

A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên. 

B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.

C. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ. 

D. Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi căng, quả bóng phồng lên.

Câu hỏi 11 :

Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng không mô tả sự tồn tại của lực đẩy Acsimét là 

A. Ô tô bị xa lầy khi đi vào chỗ đất mềm, mọi người hỗ trợ đẩy thì ô tô lại lên được. 

B. Nâng một vật dưới nước ta thấy nhẹ hơn nâng vật ở trên không khí.

C. Nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, rồi thả tay ra, quả bóng lại nổi lên mặt nước. 

D. Thả quả trứng vào bình đựng nước muối, quả trứng không chìm xuống đáy bình.

Câu hỏi 13 :

Cho hai vật chuyển động đều. Vât thứ nhất đi được quãng đường 27km trong  30 phút, Vật thứ hai đi được 48m trong 3 giây. Vận tốc mỗi vật là bao nhiêu? Hãy chọn câu đúng

A. v1 =30 m/s ; v2 = 16m/s                  

B. v1 = 15m/s ; v2 = 16m/s  

C.  v1 = 7,5m/s ; v2 = 8 m/s         

D. Một giá trị khác 

Câu hỏi 15 :

Vận tốc và thời gian chuyển động trên các đoạn đường AB, BC, CD lần lượt là v1, v2, v3 và t1, t2, t3. Vận tốc trung bình trên đoạn đường AD là: 

A.

 \(v = \frac{{AB}}{{{t_1}}} + \frac{{BC}}{{{t_2}}} + \frac{{CD}}{{{t_3}}}\)           

B.   \(v = \frac{{{v_1} + {v_2} + {v_3}}}{3}\) 

C.  \(v = \frac{{AB + BC + CD}}{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}\)         

D. Các công thức trên đều đúng

Câu hỏi 17 :

Hai bình A và B thông nhau. Bình A đựng dầu, bình B đựng nước tới cùng một độ cao. Khi bình mở khóa K, nước và dầu có chảy từ bình nọ sang bình kia không? 

A. Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn.    

B. Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau.

C. Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn áp suất cột dầu do trọng lượng riêng của nước lớn hơn của dầu.                                                                           

D. Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn.

Câu hỏi 18 :

Một vật đang đứng yên, khi chỉ chịu tác dụng của một lực thì vật có thể sẽ như thế nào? 

A. Vật sẽ chuyển động cong với tốc độ tăng dần    

B. Vật sẽ chuyển động với tốc độ không đổi

C. Vật sẽ chuyển động thẳng đều     

D. Vật sẽ chuyển động thẳng với tốc độ tăng dần

Câu hỏi 20 :

Trường hợp nào sau dây không phải do áp suất khí quyển gây ra: 

A. Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại.         

B. Khi được bơm, lốp xe căng lên.

C. Thủy ngân dâng lên trong ống Tô-ri-xe-li.      

D. Uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút.

Câu hỏi 21 :

Vận tốc của ô tô là 54 km/h, của người đi xe máy là 480m/ph, của tàu hỏa là 12m/s. Chuyển động theo thứ tự vận tốc tăng dần là: 

A.  ô tô- tàu hỏa- xe máy   

B. tàu hỏa - ô tô - xe máy

C. xe máy - tàu hỏa - ô tô  

D. xe máy - ô tô - tàu hỏa

Câu hỏi 22 :

Một vật đứng yên khi: 

A. vị trí của nó so với vật mốc không đổi.  

B.  khoảng cách của nó đến một đường thẳng mốc không đổi.

C. khoảng cách của nó đến một một vật mốc không đổi.    

D. vị trí của nó so với vật mốc luôn thay đổi.

Câu hỏi 23 :

Đầu tầu hỏa kéo toa xe với lực F = 80 000N làm toa xe đi được quãng đường s = 5km. Công của lực kéo của đầu tàu là: 

A. 4 000 kJ                

B. 400 000 kJ     

C. 40 000 kJ        

D. 400 kJ

Câu hỏi 24 :

Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì tốc độ của vật sẽ như thế nào? 

A. Có thể tăng dần hoặc giảm dần.    

B. Không thay đổi

C. Chỉ có thể giảm dần            

D. Chỉ có thể tăng dần

Câu hỏi 26 :

Khi một vật lăn trên mặt một vật khác, ma sát lăn có tác dụng: 

A. Làm cho vật lăn nhanh hơn.         

B. Cản trở chuyển động lăn của vật

C. Cân bằng với trọng lượng của vật             

D. Giữ cho vân tốc của vật không thay đổi

Câu hỏi 28 :

Một cần cẩu thực hiện một công 30 kJ để nâng một thùng hàng lên cao 15m. Lực nâng của cần cẩu là:   

A. 1500 N       

B. 3000 N                

C. 2400 N          

D. 2000 N

Câu hỏi 29 :

Trong các ví dụ về vật đứng yên so với các vật mốc, ví dụ nào sau đây là sai? 

A. Ôtô đỗ trong bến xe là đứng yên, vật mốc chọn là bến xe. 

B. Các học sinh ngồi trong lớp là đứng yên so với học sinh đang đi trong sân trường.

C. So với hành khách ngồi trong toa tàu thì toa tàu là vật đứng yên. 

D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn, vật mốc chọn là mặt bàn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK