Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Sở GDĐT Thanh Hóa

Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Sở GDĐT Thanh Hóa

Câu hỏi 1 :

Dung dịch nào sau đây hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành sản phẩm có màu tím đặc trưng?

A. Gly-Ala. 

B. Ala-Gly. 

C. Ala-Gly-Ala. 

D. Val-Ala.

Câu hỏi 2 :

Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa. Chất X là 

A. Fe(NO3)3

B. Al(NO3)3

C. Fe(NO3)2

D. Cu(NO3)2.

Câu hỏi 3 :

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Al

B. Na

C. Mg

D. Fe

Câu hỏi 6 :

Nước cứng là nước có chứa nhiều các cation 

A. Mg2+ và Ca2+

B. Be2+ và Sr2+

C. Ba2+ và Sr2+ 

D. Fe2+ và Ba2+

Câu hỏi 7 :

 Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là

A. Fe

B. Li

C. Au

D. Cu

Câu hỏi 8 :

Chất nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp? 

A. CH4 

B. C3H8

C. C2H6

D. C2H4.

Câu hỏi 9 :

Công thức cấu tạo của etyl axetat là 

A. HCOOC2H5

B. CH3COOC2H5

C. C2H5COOCH3

D. CH3COOCH3.

Câu hỏi 10 :

Oxit nào sau đây là oxit bazơ? 

A. CrO3

B. Al2O3

C. Cr2O3

D. MgO.

Câu hỏi 11 :

Al(OH)3 không tan trong dung dịch nào sau đây? 

A. Ba(OH)2

B. NaOH. 

C. HCl. 

D. NaCl.

Câu hỏi 12 :

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Saccarozơ. 

B. Fructozơ. 

C. Tinh bột. 

D. Glucozơ.

Câu hỏi 13 :

Cho hình vẽ về thiết bị chưng cất thường:

A. đo nhiệt độ của ngọn lửa. 

B. đo nhiệt độ của không khí trong bình cầu. 

C. đo nhiệt độ sôi của chất đang chưng cất. 

D. đo nhiệt độ của nước sôi.

Câu hỏi 15 :

Tinh chất hóa học giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là 

A. đều thủy phân khi đun nóng trong dung dịch axit. 

B. đều tác dụng với dung dịch nước brom. 

C. đều tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. 

D. đều tham gia phản ứng tráng bạc.

Câu hỏi 21 :

Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là: Ba2+ + SO42– → BaSO4

A. Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH. 

B. Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2CO2 + 2H2O. 

C. BaCl2 + Ag2SO4 → BaSO4 + 2AgCl. 

D. Ba(OH)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O.

Câu hỏi 26 :

Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 1 ml CH3COOC2H5. Thêm vào ống nghiệm thứ nhất 2 ml H2O, ống nghiệm thứ hai 2 ml dung dịch H2SO4 20% và ống nghiệm thứ ba 2 ml dung dịch NaOH đặc (dư). Lắc đều 3 ống nghiệm, đun nóng 70-80°C rồi để yên từ 5–10 phút. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hiệu suất phản ứng thủy phân ở ống nghiệm thứ hai cao hơn ống nghiệm thứ nhất. 

B. Hiệu suất phản ứng thủy phân trong ống nghiệm thứ nhất cao nhất. 

C. H2SO4 trong ống nghiệm thứ hai có tác dụng xúc tác cho phản ứng thủy phân. 

D. Hiệu suất phản ứng thủy phân trong ống nghiệm thứ ba cao nhất

Câu hỏi 29 :

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và rắn Y:

A. 4HNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. 

B. 2HCl + FeSO3 → FeCl2 + SO2 + H2O.

C. 2H2SO4 + Zn → ZnSO4 + H2

D. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK