Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Hóa học Đề thi HK2 môn Hóa lớp 10 năm 2019 - Trường THPT Phan Túc Trực

Đề thi HK2 môn Hóa lớp 10 năm 2019 - Trường THPT Phan Túc Trực

Câu hỏi 1 :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử nguyên tố nhóm Halogen là:

A. ns2np4        

B. ns2np3           

C. ns2np5     

D. ns2np6

Câu hỏi 2 :

Chất nào sau đây có hiện tượng thăng hoa:

A. I2

B. Cl2

C. F2

D. Br2

Câu hỏi 3 :

Dung dịch chất nào sau đây được dùng để khắc hình, khắc chữ lên thủy tinh?

A. HCl          

B. HBr            

C. HI    

D. HF

Câu hỏi 4 :

Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch axit clohidric?

A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3;        

B. Cu, Fe, KMnO4, H2SO4, Mg(OH)2;

C. Fe2O3, KMnO4, CuO, Fe, AgNO3;      

D. Fe, H2SO4, CuO, Ag, Mg(OH)2;

Câu hỏi 9 :

Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. tẩy trắng tinh bột và dầu ăn                 

B. khử trùng nước uống và khử mùi

C. chữa sâu răng    

D. điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

Câu hỏi 10 :

Người ta thu oxi bằng cách đẩy nước, là do:

A. khí oxi nhẹ hơn nước       

B. khí oxi khó hóa lỏng

C. khí oxi tan nhiều trong nước       

D. khí oxi ít tan trong nước

Câu hỏi 11 :

Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế bằng cách:

A. điện phân dung dịch NaOH     

B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng

C. nhiệt phân KClO3        

D. điện phân H2O

Câu hỏi 12 :

Cho phản ứng hóa học: H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4. Vai trò các chất là:

A. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử; 

B. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử;

C. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử; 

D. H2O là chất oxi hóa, H2S là chất khử;

Câu hỏi 14 :

Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra?

A. SO2 + dung dịch H2S.    

B. SO2 + dung dịch NaOH.

C. SO2 + dung dịch nước clo.   

D. SO2 + dung dịch BaCl2.

Câu hỏi 15 :

Người ta không dùng H2SO4 đặc để làm khô khí nào sau đây?

A. SO2       

B. Cl2        

C. H2S    

D. CO2

Câu hỏi 16 :

Axit H2SO4 tham gia vào phản ứng nào sau đây là H2SO4 loãng?

A. 10H2SO4 + 2Fe3O4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

B. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

C. 4H2SO4 + 2Fe(OH)2 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O

D. H2SO4 + FeO → FeSO4 + H2O

Câu hỏi 17 :

Chất nào sau đây thường được dùng để tẩy nấm mốc và tẩy màu?

A. SO2    

B. O2      

C. N2            

D. CO2

Câu hỏi 18 :

Để phân biệt hai khí SO2 và H2S ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. H2S        

B. NaOH        

C. HCl         

D. BaCl2

Câu hỏi 19 :

Cho dãy chuyển hóa sau: KMnO4 → X2 → KClO3 → KCl + Y2. Công thức phân tử của X2, Y2 lần lượt là:

A. O2, Cl2        

B. Cl2, O2    

C. Br2, Cl2             

D. Cl2, Br2

Câu hỏi 26 :

Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng     

B. chất xúc tác

C. nồng độ của các chất phản ứng          

D. thời gian xảy ra phản ứng

Câu hỏi 28 :

Ở nhiệt độ không đổi, nếu tăng áp suất thì hệ cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều thuận?

A. 2CO2 (k) → 2CO(k) + O2 (k);        

B. 2SO3 (k) → 2SO2 (k) + O2;

C. 2H2 (k) + O2 (k) → 2H2O(k);     

D. 2NO(k) → N2 (k) + O2 (k);

Câu hỏi 29 :

Cho phương trình phản ứng: N2 (k) + O2 (k) ⇔ 2NO(k)  ∆H>0. Cặp yếu tố nào sau đây đều ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng trên?

A. nhiệt độ và nồng độ           

B. áp suất và nồng độ

C. nồng độ và chất xúc tác        

D. chất xúc tác và nhiệt độ

Câu hỏi 30 :

Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. bất cứ phản ứng hóa học nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học;

B. khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại;

C. chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.

D. ở trạng thái cân bằng, lượng chất ở 2 vế của phương trình hóa học phải bằng nhau

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK