Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề Kiểm tra định kỳ môn Hóa 12 năm 2019 - THPT Nguyễn Khuyến (10/3/2019)

Đề Kiểm tra định kỳ môn Hóa 12 năm 2019 - THPT Nguyễn Khuyến (10/3/2019)

Câu hỏi 1 :

Giải pháp thực tế và ứng dụng nào sau đây không hợp lý?

A. Thực hiện phản ứng cộng hiđro để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn.

B. Dùng nước muối ăn (NaCl) rửa vết thương do kiến cắn.

C. Khử mùi tanh của cá bằng giấm ăn.

D. Muối mononatri glutamat được dùng làm gia vị (gọi là mì chính hay bột ngọt).

Câu hỏi 3 :

Dung dịch có môi trường kiềm là:

A. K2SO4

B. NaHCO3

C. C2H5OH.

D. NaNO3.

Câu hỏi 7 :

Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. KAl(SO4)2.12H2O. 

B. Al2O3

C. Ca(HCO3)2

D. Al(OH)3.

Câu hỏi 8 :

Ph|t biểu nào sau đây là sai?

A. CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo dung dịch chứa H2CrO4 và H2Cr2O7.

B. Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
 

C. Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng.

D. Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được crom (III) oxit.

Câu hỏi 11 :

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

A. axit fomic, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val. 

B. fomanđehit, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val-Ala.

C. axit fomic, glucozơ, saccarozơ, Lys-Val-Ala. 

D. axit axetic, fructozơ, saccarozơ, Glu-Val-Ala.

Câu hỏi 12 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phenol có tính axit nên làm quỳ tím hóa đỏ.

B. Glixerol hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo dung dịch xanh lam.

C. Phenol và etanol đều tác dụng với Na giải phóng H2.

D. Phenol làm mất màu nước brom và tạo kết tủa trắng.

Câu hỏi 14 :

Phản ứng điều chế kim loại nào sau đây thuộc phản ứng thủy luyện?

A. CuO + CO → Cu + CO2 

B. CuSO4 + H2O → Cu +1/2O2 + H2SO4

C. 2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu 

D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Câu hỏi 16 :

Xét sơ đồ chuyển hóa: Glyxin + HCl → X; X + NaOH → Y. Y là chất nào sau đây?

A. ClH3NCH2COONa.

B. H2NCH2COONa.

C. ClH3NCH2COOH.

D. H2NCH2COOH.

Câu hỏi 19 :

Công thức của polime nào sau đây là phù hợp nhất được sử dụng để sản xuất cái cốc ở hình bên?

A. (-CH(CH3)-CH2-)n

B. (C6H10O5)n

C. (-CH2-CHCl-)n

D. (-CH2-CH2-)n.

Câu hỏi 22 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.

B. Tính chất vật lí chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.

C. Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.

D. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính oxi hóa và tính khử.

Câu hỏi 24 :

Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. NaOH. 

B. NaCl. 

C. HCl.

D. CH3COOH.

Câu hỏi 27 :

Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Mạng tinh thể kim loại gồm có nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.

B. Các nhóm B trong bảng hệ thống tuần hoàn chỉ gồm các nguyên tố kim loại.

C. Nguyên tử kim loại thường có ít electron ở lớp ngoài cùng.

D. Trong cùng chu kỳ, kim loại có bán kính nguyên tử nhỏ hơn phi kim.

Câu hỏi 31 :

Phát biểu không đúng là:

A. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.

B. Triolein không tác dụng với Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường).

C. Triglyxerit là hợp chất cacbohiđrat.

D. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

Câu hỏi 33 :

Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C7H8O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y và hai chất hữu cơ Z và T (thuộc cùng dãy đồng đẳng). Axit hóa Y, thu được hợp chất hữu cơ E (chứa C, H, O). Phát biểu nào sau đây đúng?

A. X có hai đồng phân cấu tạo.

B. E tác dụng với Br2 trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1:2.

C. Z và T là hợp chất no, đơn chức.

D. Phân tử E có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK