Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 - Trường THPT Tiên Lữ - Hưng Yên

Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 - Trường THPT Tiên Lữ - Hưng Yên

Câu hỏi 1 :

Cacbohiđrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?

A. Glucozơ. 

B. Xenlulozơ. 

C. Fructozơ. 

D. Saccarozơ.

Câu hỏi 4 :

Loại tơ nào sau đây đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O?

A. Tơ olon. 

B. Sợi bông. 

C. Tơ nilon-6,6. 

D. Tơ tằm.

Câu hỏi 5 :

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

A. Cu. 

B. Ag. 

C. Au. 

D. Hg.

Câu hỏi 6 :

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Điện phân dung dịch CuSO4 thu được Cu.

B. Đốt lá sắt trong khí Cl2 xảy ra ăn mòn điện hóa.

C. Thanh Zn nhúng trong dung dịch CuSO4 không xảy ra ăn mòn điện hóa.

D. Trong các phản ứng, kim loại thể hiện tính khử, nó bị khử thành ion dương

Câu hỏi 7 :

Trong điều kiện thường, chất ở trạng thái khí là

A. Etanol.

B. Glyxin. 

C. Metylamin. 

D. Anilin.

Câu hỏi 9 :

Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng

A. Este hóa.

B. Xà phòng hóa. 

C. Tráng gương. 

D. Trùng ngưng.

Câu hỏi 10 :

Công thức hóa học của alanin là

A. C6H5NH2

B. NH2CH(CH3)COOH. 

C. NH2CH2COOH.

D. NH2CH2CH2COOH.

Câu hỏi 12 :

Hóa chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng toàn phần

A. HCl. 

B. Ca(OH)2

C. Na2CO3

D. NaCl.

Câu hỏi 13 :

Để khử mùi tanh của cá (gây ra bởi một số amin) ta có thể rửa cá với

A. Nước. 

B. Nước muối. 

C. Cồn. 

D. Giấm.

Câu hỏi 14 :

Khi để lâu ngây trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp bên trong sẽ xảy ra quá trình

A. Sn bị ăn mòn điện hóa. 

B. Fe bị ăn mòn điện hóa.

C. Fe bị ăn mòn hóa học.

D. Sn bị ăn mòn hóa học.

Câu hỏi 15 :

Chất không bị thủy phân trong môi trường axit là

A. Glucozơ. 

B. Saccarozơ.

C. Xenlulozơ. 

D. Tinh bột.

Câu hỏi 21 :

Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Fe3+

B. Cu2+

C. Fe2+

D. Al3+.

Câu hỏi 22 :

Protein tham gia phản ứng màu biurê tạo ra sản phẩm có màu

A. Trắng.

B. Đỏ. 

C. Tím. 

D. Vàng.

Câu hỏi 25 :

Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?

A. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

B. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

C. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu. 

D. Cu + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2.

Câu hỏi 29 :

Có 5 dung dịch NH3, HCl, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là A, B, C, D, E. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sauCác dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là

A. NH4Cl, NH3, CH3COOH, HCl, Na2CO3

B. CH3COOH, NH3, NH4Cl, HCl, Na2CO3.

C. NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH, HCl, NH3

D. Na2CO3, HCl, NH3, NH4Cl, CH3COOH.

Câu hỏi 32 :

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm sau:

A. Các phản ứng ở thí nghiệm trên đều là phản ứng oxi hóa khử.

B. Cho sản phẩm khí sau thí nghiệm qua CuSO4 khan, CuSO4 có thể chuyển màu xanh.

C. Dùng thí nghiệm trên có thể điều chế Cu từ CuO.

D. Khí thoát ra khỏi ống thủy tinh luôn được hấp thụ hết bằng dung dịch H2SO4 đặc, dư.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK