Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Hóa học Đề thi HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 Trường THPT Ông Ích Khiêm

Đề thi HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 Trường THPT Ông Ích Khiêm

Câu hỏi 2 :

Nguyên tố X thuộc nhóm IIA, chu kỳ 2 còn nguyên tố Y thuộc nhóm VIIA, chu kỳ 3 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Liên kết hoá học có khi X và Y kết hợp với nhau là

A. Liên kết cộng hoá trị có cực.  

B. Liên kết cộng hoá trị không cực.

C. Liên kết ion.    

D. Không có liên kết.

Câu hỏi 4 :

Cho nguyên tử nguyên tố A và nguyên tố B có cấu hình electron lớp ngoài cùng lần lượt là ns2np5 và ns1. Liên kết hóa học được hình thành giữa A và B là:

A. Liên kết ion     

B. Liên kết cộng hóa trị

C. Liên kết cho – nhận            

D. Liên kết hiđro    

Câu hỏi 7 :

Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm

A. Có một cặp electron chung, là liên kết ba, có phân cực.

B. Có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực.

C. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, không phân cực.

D. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, phân cực.

Câu hỏi 8 :

Tính chất không chính xác về hợp chất cộng hoá trị là:

A. Hợp chất cộng hoá trị có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí.

B. Hợp chất cộng hoá trị có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy kém hơn hợp chất ion.

C. Hợp chất cộng hoá trị có có phân cực thường tan được trong nước.

D. Hợp chất cộng hoá trị không phân cực dẫn điện ở mọi trạng thái.

Câu hỏi 10 :

Hợp chất nào sau đây magan (Mn) có số oxi hoá cao nhất:

A. MnCl2.      

B. MnO2.     

C. K2MnO4.     

D. KMnO4.

Câu hỏi 11 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất mà mangan (Mn) có số oxi hoá lớn nhất là:

A. MnCl2.    

B. MnO2.   

C. K2MnO4.     

D. KMnO4.

Câu hỏi 12 :

Số oxi hoá của clo (Cl) trong các hợp chất: HClO, HClO2, HClO3, HClO4 lần lượt là:

A. +1, +3, +5, +7. 

B. +7, +5, +3, +1.

C. +2, +4, +6, +8.    

D. +8, +6, +4, +2.

Câu hỏi 13 :

Nhận định nào sau đây chưa chính xác về hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị:

A. Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng tổng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử.

B. Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố có thể là số âm hoặc số dương.

C. Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố bằng số cặp e dùng chung của mỗi nguyên tử nguyên tố.

D. Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của mỗi nguyên tố bằng số e mà mỗi nguyên tử nguyên tố đã dùng để góp chung (tham gia liên kết).

Câu hỏi 14 :

Số oxi hoá của nitơ trong NH4+, NO2- và HNO3 lần lượt là:

A. +5, -3, +3.   

B. -3, +3, +5.   

C. +3, -3, +5. 

D. +3, +5, -3.

Câu hỏi 15 :

Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np2. Phần trăm khối lượng của R trong oxit cao nhất là 46,67%. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron độc thân.

B. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 2.

C. Oxit cao nhất của R tác dụng được với dung dịch kiềm loãng ở điều kiện thường.

D. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.

Câu hỏi 16 :

Cho các nguyên tố : K( Z = 19), N (Z = 7), Si ( Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

A. K, Mg, N, Si

B. Mg, K, Si, N                                          

C. K, Mg, Si, N      

D. N, Si, Mg, K

Câu hỏi 19 :

Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử ?

A. F, O, C, Be, Mg

B. F, Be, C, Mg, O.

C. Be, F, O, C, Mg

D. Mg, Be, C, O, F.

Câu hỏi 21 :

Cation X+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là:

A. X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.

B. X ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.

C. X ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA và Y ở ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA.

D. X ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA và Y ở ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA.

Câu hỏi 22 :

Số điện tích hạt nhân của các nguyên tử là : X ( Z= 9), Y (Z=17), A (Z=15), B (Z =16). Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc cùng 1 chu kì    

B. Cả 4 nguyên tố trên cùng thuộc nhóm A

C. A, X thuộc cùng nhóm VIIA     

D. X, Y thuộc cùng nhóm VIA

Câu hỏi 25 :

X và Y (ZX<ZY) là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton của hai nguyên tử hai nguyên tố đó là 22. Nhận xét đúng về X,Y là

A. Đơn chất của X tác dụng được với đơn chất của Y.

B. Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X.

C. Hợp chất của X với hiđro là phân tử phân cực.

D. Công thức oxit cao nhất của Y là YO3.

Câu hỏi 26 :

Các nguyên tố của nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử, mà quyết định tính chất hóa học của nhóm?

A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.

B. Số electron lớp K = 2.

C. Số lớp electron như nhau. 

D. Số electron lớp ngoài cùng bằng 2.

Câu hỏi 27 :

Nguyên tố Z có số hiệu nguyên tử là 17. Vị trí của Z trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

A. Chu kỳ 3 nhóm VIIA.       

B. Chu kỳ 3 nhóm IA.

C. Chu kỳ 4 nhóm VIIA.     

D. Chu kỳ 4 nhóm IA.

Câu hỏi 28 :

Cho các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình electron như sau:X1: 1s22s22p63s2   

A. X1, X4, X6     

B. X2, X3, X5

C. X1, X2, X6 

D. Cả A và B

Câu hỏi 29 :

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng…

A. số lớp electron   

B. số electron ở lớp ngoài cùng    

C. số electron

D. số electron hóa trị

Câu hỏi 31 :

Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố A là 22. Vậy cấu hình electron của A là:

A. 1s2 2s2 2p4 .        

B. 1s2 2s2 2p2 .      

C. 1s2 2s2 2p3.   

D. 1s2 2s2 2p5.

Câu hỏi 32 :

Cấu hình electron nào sau đây vi phạm nguyên lí pau-li ?

A. 1s22s22p6      

B. 1s22s22p7            

C. 1s22s22p2  

D. 1s22s22p63s1

Câu hỏi 33 :

Có các cặp nguyên tử với cấu hình electron hóa trị dưới đây:(X) X1: 4s1 và X2: 4s24p5

A. Liên kết giữa X1 và X2 là liên kết ion.

B. Liên kết giữa Y1 và Y2 là liên kết kim loại.

C. Liên kết giữa Z1 và Z2 là liên kết cộng hóa trị.

D. Liên kết giữa T1 và T2 là liên kết cộng hóa trị.

Câu hỏi 34 :

Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng một lớp được xếp theo thứ tự là

A. p < s < d.         

B. s < p < d.         

C. d < s < p.         

D. s < d < p.

Câu hỏi 35 :

Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về 3 nguyên tử 2613X, 5526Y, 2612Z:

A. X và Z có cùng số khối.

B. X và Z là hai đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học.

C. X và Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học.

D. X và Y có cùng số notron.

Câu hỏi 37 :

Electron được tìm ra vào năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom-xơn. Đặc điểm nào dưới đây không phải của electron?

A. Có khối lượng bằng khoảng 1/1840 khối lượng của nguyên tử nhẹ nhất là H    

B. Có điện tích bằng -1,6.10-19 C  

C. Dòng electron bị lệch về phía cực âm trong điện trường        

D. Đường kính của electron vào khoảng 10-17 

Câu hỏi 39 :

Nguyên tử R có điện tích ở lớp vỏ là -41,6.10-19 culong. Điều khẳng định nào sau đây là không chính xác?

A. Lớp vỏ của R có 26 electron.

B. Hạt nhân của R có 26 proton.

C. Hạt nhân của R có 26 nơtron.

D. Nguyên tử R trung hòa về điện.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK