Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi minh họa môn Hóa học Bộ GD & ĐT lần 3 năm 2017

Đề thi minh họa môn Hóa học Bộ GD & ĐT lần 3 năm 2017

Câu hỏi 2 :

Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí ?

A Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.   

B Quá trình quang hợp của cây xanh.

C Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô.      

D Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.

Câu hỏi 4 :

Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối?

A Al2O3.  

B Fe3O4.   

C CaO. 

D Na2O.

Câu hỏi 5 :

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

A Polisaccarit.      

B Poli(vinyl clorua).    

C Poli(etylen terephatalat).  

D Nilon-6,6.

Câu hỏi 6 :

Cho dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu

A nâu đỏ.   

B trắng. 

C xanh thẫm.

D trắng xanh.

Câu hỏi 7 :

Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là

A propyl propionat.  

B metyl propionat. 

C propyl fomat.

D metyl axetat.

Câu hỏi 8 :

Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?

A Etylamin. 

B Anilin.  

C Metylamin. 

D Trimetylamin.

Câu hỏi 10 :

Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch?

A Gly-Ala.   

B Glyxin.  

C Metylamin.   

D Metyl fomat.

Câu hỏi 12 :

Kim loại crom tan được trong dung dịch

A HNO3 (đặc, nguội). 

B H2SO4 (đặc, nguội).  

C HCl (nóng).       

D NaOH (loãng).

Câu hỏi 20 :

Phát biểu nào sau đây sai ?

A Protein là cơ sở tạo nên sự sống.

B Protein đơn giản là những chất có tối đa 10 liên kết peptit.

C Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim.

D Protein có phản ứng màu biure. 

Câu hỏi 22 :

Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau: Thí nghiệm đó là:

A Cho dung dịch HCl vào bình đựng bột CaCO3.

B Cho dung dịch H2SO4 đặc vào bình đựng lá kim loại Cu.

C Cho dung dịch H2SO4 loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn.

D Cho dung dịch HCl đặc vào bình đựng tinh thể K2Cr2O7

Câu hỏi 27 :

Cho sơ đồ chuyển hóa: Biết các chất Y, Z, T là các hợp chất của crom. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A Fe2(SO4)3, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, KCrO2.    

B FeSO4, CrSO4, KCrO2, K2CrO4.

C FeSO4, Cr2(SO4)3, KCrO2, K2CrO4.    

D FeSO4, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, K2Cr2O7.

Câu hỏi 28 :

Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?

A Phân tử X có 5 liên kết π.

B Có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.

C Công thức phân tử chất X là C52H96O6.

D 1 mol X làm mất màu tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch. 

Câu hỏi 30 :

Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây sai?

A Chất T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.

B Chất có phản ứng tráng bạc.

C Phân tử chất Z có 2 nguyên tử oxi.    

D Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK