Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học lý thuyết kim loại kiềm thổ và hợp chất

lý thuyết kim loại kiềm thổ và hợp chất

Câu hỏi 1 :

Canxi cacbonat (CaCO3) phản ứng được với dung dịch

A KNO3.

B HCl.

C NaNO3.

D KCl.

Câu hỏi 2 :

Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

A thạch cao khan.

B thạch cao sống.

C đá vôi.

D thạch cao nung.

Câu hỏi 3 :

Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, quá trình nào xảy ra ở catot (cực âm)?

A Mg  → Mg2+ + 2e.

B Mg2+ + 2e → Mg.

C 2Cl- → Cl2 + 2e.

D Cl+ 2e → 2Cl-.

Câu hỏi 4 :

Chất nào sau đây không bị phân huỷ khi nung nóng?

A Mg(NO3)2.

B CaCO3.

C CaSO4.

D Mg(OH)2.

Câu hỏi 5 :

Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước cứng có tính cứng tạm thời?

A Ca2+, Mg2+, Cl-.

B Ca2+, Mg2+, SO42-.

C

Ca2+, Cl-, SO42-, HCO3-.

 

D

Ca2+, Mg2+, HCO3-.

 

Câu hỏi 6 :

Xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, thì

A bán kính nguyên tử giảm dần.

B năng lượng ion hoá giảm dần.

C tính khử giảm dần.

D khả năng tác dụng với nước giảm dần.

Câu hỏi 7 :

Cách nào sau đây thường được dùng để điều chế kim loại Ca?

A Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn.

B Điện phân CaCl2 nóng chảy.

C Dùng Ba để đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2.

D Dùng Al để khử CaO ở nhiệt độ cao.

Câu hỏi 8 :

Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong thì hiện tượng quan sát được là

A nước vôi bị vẩn đục ngay.

B nước vôi bị đục dần sau đó trong trở lại.

C nước vôi bị đục dần.

D nước vôi vẫn trong.

Câu hỏi 10 :

Chất có khả năng làm mềm nước có tính cứng toàn phần là

A Ca(NO3)2.

B NaCl.

C

Na2CO3.

 

D CaCl2.

Câu hỏi 11 :

Nguyên nhân chính khiến cho tính chất vật lí của các kim loại kiềm thổ không biến đổi theo một quy luật nhất định là do các kim loại kiềm thổ

A có bán kính nguyên tử lớn.

B có ít electron hoá trị.

C có điện tích hạt nhân nhỏ.

D có kiểu mạng tinh thể không giống nhau.

Câu hỏi 12 :

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh.

B Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.

C Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì.

D Be, Mg, Ca, Sr, Ba đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nên gọi là kim loại kiềm thổ.

Câu hỏi 14 :

Khi điện phân MgCl2 nóng chảy,

A ở cực dương, ion Mg2+ bị oxi hoá.

B ở cực âm, ion Mg2+ bị khử.

C ở cực dương, nguyên tử Mg bị oxi hoá.

D ở cực âm, nguyên tử Mg bị khử.

Câu hỏi 15 :

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ

A có kết tủa trắng.

B có bọt khí thoát ra.

C có kết tủa trắng và bọt khí.

D không có hiện tượng gì.

Câu hỏi 16 :

Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3-; 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc thuộc loại nào?

A Nước cứng có tính cứng tạm thời.

B Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu.

C Nước cứng có tính cứng  toàn phần.

D Nước mềm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK