Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Hóa học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa học Trường THPT TH Tây Nguyên năm 2017

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa học Trường THPT TH Tây Nguyên năm 2017

Câu hỏi 1 :

Mệnh đề không đúnglà:

A CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.

B CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.

C CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.

D CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.

Câu hỏi 3 :

Tên thay thế của amino axit có công thức cấu tạo CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH

A Axit α – aminoisovaleric.

B Axit 2 – amino – 3 -metylbutanoic.

C  Axit 2 – aminoisopentanoic.                                              

D  aminoisovaleric.

Câu hỏi 7 :

Phát biểu nào sau đây chưa chính xác 

A Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức.

B Metylamin là chất lỏng ở điều kiện thường, làm quỳ tím hóa xanh

C Etyl fomat cho được phản ứng tráng gương.

D Amino axit là chất rắn ở điều kiện thường và dễ tan trong nước

Câu hỏi 9 :

Nước cứng là nước chứa nhiều các ion:

A Cu2+, Fe3+

B Al3+, Fe3+   

C Na+, K+  

D Ca2+, Mg2+

Câu hỏi 11 :

Cấu hình của ion Fe3+ là 

A 1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{6}3d^{6}4s^{2 }

B 1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{6}3d^{6}4s^{1}

C 1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{6}3d^{6}

D 1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{6}3d^{5}

Câu hỏi 12 :

Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm(Z=13)

A Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1.

B Là một kim loại lưỡng tính.

C Mức oxi hóa đặc trưng + 3.    

D  Ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

Câu hỏi 17 :

: Khi thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?

A Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ vì xảy ra hiện tượng thủy phân.

B Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí.

C Dung dịch vẫn có màu nâu đỏ vì chúng không pứ với nhau.

D Có kết tủa nâu đỏ tạo thành sau đó tan lại do tạo khí CO2.

Câu hỏi 18 :

: Ứng dụng không hợp lí của crom là

A Crom là kim loại rất cứng có thể dùng cắt thủy tinh.

B Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn, nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt

C Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.

D Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên được dùng để mạ bảo vệ thép.

Câu hỏi 19 :

Trường hợp nào sau đây nước được coi là không bị ô nhiễm

A ước sinh hoạt từ nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt ... quá mức cho phép.

B Nước ruộng có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.

C Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa vi khuẩn gây bệnh.

D  Nước thải từ các nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+.

Câu hỏi 20 :

Dung dịch sau đây không hoà tan được đồng kim loại (Cu) là                                        

A Dung dịch FeCl3.    

B Dung dịch HCl loãng. 

C Dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl.   

D Dung dịch axit HNO3.

Câu hỏi 21 :

Hai dây phơi làm bằng hai kim loại nguyên chất là Cu và Al, được nối với nhau rồi để trong không khí ẩm. Chỗ nối của 2 dây kim loại có thể xảy ra hiện tượng nào sau đây

A Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa, Cu là cực dương và bị ăn mòn

B Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa, Cu là cực âm và bị ăn mòn

C  Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa, Al là cực dương và bị ăn mòn 

D Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa, Al là cực âm và bị ăn mòn

Câu hỏi 31 :

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y Hình vẽ bên minh họa cho phản ứng nào sau đây ?

A  NaOH +NH4Cl (rắn) \overset{t^{o}}{\rightarrow}NH3­ +NaCl+H2O

B Fe+H2SO4 (loãng) \overset{t^{o}}{\rightarrow} FeSO4   + H2­.

C C2H5OH \overset{H_{2}SO_{4}đ,t^{o}}{\rightarrow} C2H4↑ + H2O

D NaCl (rắn)+H2SO4 (đặc)\overset{t^{o }}{\rightarrow}NaHSO4+ HCl­.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK