Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Vật lý trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ lần 2 năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Vật lý trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ lần 2 năm 2016

Câu hỏi 1 :

Chọn kết luận sai. Một con lắc đơn đang dao động điều hòa. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng người ta giữ cố định điểm chính giữa của dây treo. Sau đó

A tần số dao động của con lắc tăng lên hai lần.

B  cơ năng của con lắc vẫn không đổi.

C con lắc có thể không còn dao động điều hòa nữa.

D gia tốc của vật nặng tăng lên đột ngột lúc giữ dây. 

Câu hỏi 2 :

Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự tần số giảm dần là:

A  tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại

B  tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.

C tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.

D ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen. 

Câu hỏi 5 :

Trong dao động điều hoà khi vận tốc của vật cực tiểu thì

A  li độ cực đại, gia tốc cực tiểu.    

B li độ và gia tốc có độ lớn cực đại.

C li độ và gia tốc bằng 0.           

D li độ cực tiểu, gia tốc cực đại.

Câu hỏi 11 :

Chọn câu sai khi nói về sóng dừng xảy ra trên sợi dây.

A Hai điểm đối xứng với nhau qua điểm nút luôn dao động cùng pha.

B  Khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là nửa chu kì.

C Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liền kề là một phần tư bước sóng.

D  Khi xảy ra sóng dừng không có sự truyền năng lượng. 

Câu hỏi 12 :

Phát biểu nào sau đây về mạch dao động là sai?

A Điện áp giữa hai bản tụ biến thiên điều hòa cùng tần số và cùng pha với điện tích trên một bản tụ.

B Cường độ điện trường giữa hai bản tụ biến thiên điều hòa cùng tần số và cùng pha với điện tích trên một bản tụ.

C Cường độ điện trường giữa hai bản tụ biến thiên điều hòa cùng tần số và cùng pha với cảm ứng từ trong lòng cuộn dây.

D Dòng điện qua cuộn dây biến thiên điều hòa cùng tần số và cùng pha với cảm ứng từ trong lòng cuộn dây. 

Câu hỏi 13 :

Dùng phương pháp Ion hoá không phát hiện được bức xạ nào?

A tử ngoại.  

B tia gama.   

C tia X .           

D hồng ngoại.

Câu hỏi 16 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

A Tần số của sóng điện từ bằng hai lần tần số điện tích dao động

B Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng

C

Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ ánh sáng trong chân không.

D Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ. 

Câu hỏi 20 :

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm

A gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

B  trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

C gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.

D  trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha. 

Câu hỏi 23 :

Trong một mạch điện xoay chiều thì tụ điện có tác dụng:

A Cản trở dòng điện xoay chiều đi qua và không phụ thuộc vào tần số dòng điện .

B Cản trở hoàn toàn dòng điện xoay chiều.

C  Cản trở dòng điện xoay chiều đi qua và tần số dòng điện càng lớn thì nó cản trở càng mạnh.

D Cản trở dòng điện xoay chiều đi qua và tần số dòng điện càng lớn thì nó cản trở càng yếu. 

Câu hỏi 28 :

Nhận định nào sau đây là đúng về thuyết lượng tử

A Ánh sáng được cấu tạo bởi chùm hạt gọi là phôtôn, phôtôn có năng lượng xác định bởi \varepsilon =\frac{hc}{\lambda } trong đó h là hằng số plăng, c là tốc độ ánh sáng trong chân không, λ là bước sóng ánh sáng. 

B Trong mọi môi trường trong suốt phôtôn luôn chuyển động với tốc độ bằng tốc độ của ánh sáng trong chân không.

C Năng lượng của phôtôn càng lớn thì tần số ánh sáng càng nhỏ

D Nguyên tử kim loại kiềm và kiềm thổ có khả năng hấp thụ trọn vẹn năng lượng của mọi phôtôn. 

Câu hỏi 31 :

Theo định nghĩa dòng điện xoay chiều là dòng điện biến thiên điều hoà theo thời gian. Phát biểu nào sau đây đúng?

A Có thể tạo ra dòng điện xoay chiều bằng cách cho một khung dây quay đều quanh một trục bất kỳ trong một từ trường đều.

B Có thể tạo ra dòng điện xoay chiều bằng cách cho một khung dây chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều.

C Khi một khung dây dẫn quay đều quanh một trục vuông góc với đường cảm ứng từ trong một từ  trường đều thì suất điện động suất hiện trong khung dây có độ lớn chỉ phụ thuộc vào độ lớn cảm ứng từ chứ không phụ thuộc vào tần số quay của khung.

D Có thể tạo ra dòng điện xoay chiều bằng cách làm cho từ thông qua một khung dây biến thiên điều hoà.

Câu hỏi 37 :

Thực hành đo chu kỳ của con lắc đơn rồi suy ra gia tốc trọng trường nơi làm thí nghiệm1/ Dụng cụ: Giá đỡ treo con lắc, đồng hồ bấm giây, một thước đo chính xác tới mm, một bảng chỉ thị có độ chia đối xứng để xác định góc, các quả nặng nhỏ tròn 15g, 20g và 25g.2/ Tiến trình thí nghiệm:Bước 1: Tạo con lắc đơn dài 70cm và quả nặng 20g, rồi cho dao động với góc lệch cực đại 50 trong mặt phẳng song song bảng hiển thị. Đo thời gian t1 của 20 dao độngBước 2: Giữ dây dài 70cm. Lần lượt thay quả nặng 15g, rồi 25g rồi lặp lại việc đo thời gian t2 và t3 của 20 dao động với biên độ góc 50.Bước 3. Giữ quả nặng 20g, thay dây 70cm bằng dây dài 90cm rồi đo thời gian t4 của 20 dao động với biên độ 50.Bước 4. Từ số liệu tính chu kỳ dao động. Nhận xét sự phụ thuộc chu kỳ của con lắc vào chiều dài và khối lượng. Tính gia tốc trọng trường.Chọn câu đúng sau đây:

A Có thể thay đồng hồ bấm giây bằng cổng quang điện nối với đồng hồ hiện số.

B Nếu thay các quả nặng trên bằng các quả nặng nhỏ 30g, 40g, 50g, chiều dài dây giữ như cũ thì tính chu kỳ và gia tốc trọng trường sẽ cho ra kết quả rất khác.

C Có thể cho con lắc dao động với biên độ khoảng 150 đến 200 cho dễ quan sát và dễ đo thời gian.

D Nếu chỉ đo thời gian của 10 dao động thì kết quả tính chu kỳ và gia tốc trọng trường sẽ chính xác  hơn. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK