Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Vật lý Đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021

Đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021

Câu hỏi 1 :

Chọn câu đúng. Công suất được xác định bằng:

A. Lực tác dụng trong một giây 

B. Công thức P=A.t

C. Công thực hiện được trong một giây 

D. Công thực hiện khi vật dịch chuyển một mét

Câu hỏi 3 :

Chọn câu đúng. Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém là:

A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí 

B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí

C. Đồng, thủy tinh, không khí, nước 

D. Thủy tinh, đồng, nước, không khí

Câu hỏi 6 :

Công thức nào sau đây dùng để tính công suất của một vật?

A. P=A.t

B. P=t/A

C. P=F.S 

D. P=A/t

Câu hỏi 7 :

Môi trường nào không có nhiệt năng? 

A. Môi trường rắn

B. Môi trường khí

C. Môi trường lỏng 

D. Môi trường chân không

Câu hỏi 8 :

Viên bi lăn trên mặt đất, năng lượng của nó tồn tại ở dạng nào?

A. Thế năng hấp dẫn

B. Thế năng đàn hổi

C. Động năng

D. Một loại năng lượng khác

Câu hỏi 9 :

Khi đun nóng một khối nước thì:

A. Thể tích của nước giảm

B. Khối lượng nước tăng

C. Nhiệt năng của nước tăng

D. Trọng lượng riêng của nước giảm

Câu hỏi 10 :

Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của môi trường nào?

A. Lỏng và khí 

B. Lỏng và rắn

C. Khí và rắn    

D. Rắn, lỏng, khí.

Câu hỏi 12 :

Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất 

B. Khối lượng và vận tốc của vật

C. Trọng lượng riêng

D. Khối lượng

Câu hỏi 14 :

Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng:

A. Quả bóng bay trên cao

B. Hòn bi lăn trên mặt sàn

C. Con chim đậu trên nền nhà 

D. Quả cầu nằm trên mặt đất

Câu hỏi 15 :

Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật:

A. Chuyển động không ngừng

B. Chuyển động nhanh lên

C. Chuyển động chậm  lại

D. Chuyển động theo một hướng nhất định

Câu hỏi 16 :

Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?

A. Do hiện tượng truyền nhiệt 

B. Do hiện tượng đối lưu

C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt

D. Do hiện tượng dẫn nhiệt

Câu hỏi 17 :

Đơn vị của công suất là gì?

A. J.s 

B. m/s 

C. Km/h

D. W

Câu hỏi 18 :

Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K cho biết điều gì?

A. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200 J

B. Muốn làm cho 1 g nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200 J

C. Muốn làm cho 10 kg nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200 J

D. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 420 J

Câu hỏi 19 :

Hai bạn Long và Nam kéo nước từ giếng lên. Long kéo gầu nước nặng gấp đôi gầu nước của Nam. Thời gian kéo gầu nước của Nam lại chỉ bằng một nửa thời gian của Long. So sánh công suất trung bình của Long và Nam.

A. Công suất của Long lớn hơn vì gầu nước của Long nặng gấp đôi

B. Công suất của Nam lớn hơn vì thời gian kéo nước của Nam chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Long.

C.  Công suất của Nam và Long như nhau

D. Không so sánh được

Câu hỏi 20 :

Công thức tính nhiệt lượng nào sau đây là đúng?

A. Q=m.c.Δt

B. c=Q.m.Δt

C. m=Q.cΔt

D. Q=m.c.t

Câu hỏi 21 :

Tại sao người ta thường dùng chất liệu sứ mà không dùng chất liệu nhôm để làm bát ăn cơm?

A. Sứ làm cho cơm ngon hơn 

B. Sứ dẫn nhiệt tốt hơn

C. Sứ rẻ tiền hơn

D. Sứ cách nhiệt tốt hơn

Câu hỏi 22 :

Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải bức xạ nhiệt?

A. Sự truyền nhiệt từ mặt trời đến trái đất.

B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò

C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đền điện đang sáng ra ngoài khoảng không gian bên trong bóng đèn

Câu hỏi 23 :

Khi trộn 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích

A. bằng 100 cm3  

B. nhỏ hơn 100 cm3

C. lớn hơn 100 cm3 

D. không có đáp án nào đúng

Câu hỏi 24 :

Tính chất nào sau đây không phải  của nguyên tử, phân tử?

A. chuyển động không ngừng

B. chỉ có thế năng, không có động năng

C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

D. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách

Câu hỏi 25 :

Chọn câu trả lời đúng. Để chuyển một vật nặng lên cao, người ta dùng nhiều cách. Liệu có cách nào cho ta lợi về công?

A. Dùng ròng rọc động

B. Dùng ròng rọc cố định

C. Dùng mặt phẳng nghiêng

D. Không có cách nào cho ta lợi về công

Câu hỏi 26 :

Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng?

A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật

B. Nhiệt năng của một vật là một dạng năng lượng

C. Nhiệt năng của một vật là năng lượng vật lúc nào cũng có

D. Nhiệt năng  của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

Câu hỏi 27 :

Đơn vị của công cơ học là:

A.  Jun (J)  

B. Niu – tơn (N)

C. Oat (W) 

D. Paxcan (Pa)

Câu hỏi 28 :

Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò chủ yêu bằng hình thức:

A. Đối lưu  

B. Bức xạ nhiệt

C. Dẫn nhiệt 

D. Dẫn nhiệt và đối lưu

Câu hỏi 29 :

Hãy chọn câu trả lời đúng. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi không khí từ miệng vào còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui ra khỏi chỗ buộc ra ngoài

D. Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.

Câu hỏi 32 :

Nhiệt lượng nước đã thu vào ở câu 31 là bao nhiêu? 

A. 1284J

B. 2914J

C. 2148J

D. 2184J

Câu hỏi 33 :

Sắp xếp theo thứ tự giảm dần về khả năng dẫn nhiệt của các chất sau: thép, đồng, thủy tinh, nhựa

A. Thép, đồng, nhựa, thủy tinh

B. Thép, đồng, thủy tinh, nhựa

C. Thủy tinh, thép, đồng, nhựa

D. Đồng, thép, thủy tinh, nhựa

Câu hỏi 35 :

Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra:

A. Chỉ ở chất khí

B. Chỉ ở chất lỏng

C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng 

D. Ở cả chất rắn, chất lỏng và chất khí

Câu hỏi 37 :

Công thức tính công suất là

A. P=10.m

B. P=A/t

C. P=F/v

D. P=d.h

Câu hỏi 39 :

Hãy tính nhiệt dung riêng của chì trong trường hợp:

A. 117(J/kg.K)

B. 110(J/kg.K)

C. 126(J/kg.K)

D. 130(J/kg.K)

Câu hỏi 40 :

Vật nào sau đây có động năng?

A. Tảng đá nằm ở trên cao

B. Lò xo bị nén

C. Cánh cung đang giương

D. Mũi tên đang bay

Câu hỏi 43 :

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra trong

A. Chất khí  

B. Chất lỏng

C. Chất rắn  

D. Chân không

Câu hỏi 44 :

Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất?

A. Miếng đồng ở 5000C

B. Cục nước đá ở 00C

C. Nước đang sôi ở 1000C

D. Than chì ở 320C

Câu hỏi 45 :

Cánh máy bay thường được sơn màu nhũ trắng sáng là để?

A. giảm ma sát với không khí

B. giảm sự dẫn nhiệt

C. liên lạc thuận lợi hơn với các đài ra đa

D. ít hấp thụ tia bức xạ nhiệt của mặt trời.

Câu hỏi 46 :

Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên?

A. Nhiệt độ của ba miếng đồng, nhôm, chì đều bằng nhau.

B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất rồi đến miếng đồng, miếng chì

C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất rồi đến miếng đồng, miếng nhôm

D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất rồi đến miếng chì, miếng nhôm

Câu hỏi 47 :

Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào?

A. Thế năng đàn hồi

B. Thế năng hấp dẫn

C. Động năng

D. Không có năng lượng

Câu hỏi 48 :

Nước biển mặn vì sao?

A. Các phân tử nước biển có vị mặn.

B. Các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.

C. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

D. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

Câu hỏi 49 :

Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra chủ  yếu

A.  Chỉ ở chất khí

B. Chỉ ở chất lỏng

C. Chỉ ở chất khí và lỏng

D. Ở cả chất khí, chất lỏng và chất rắn.

Câu hỏi 50 :

Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì:

A. Sứ lâu hỏng

B. Sứ rẻ tiền

C. Sứ dẫn nhiệt tốt

D. Sứ cách nhiệt tốt

Câu hỏi 51 :

Chọn đáp án sai: Muốn có sự dẫn nhiệt từ vật này sang vật kia thì:

A. Hai vật phải tiếp xúc với nhau.

B. Vật có nhiệt độ cao hơn truyền sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

C. Vật có khối lượng lớn hơn truyền cho vật có khối lượng nhỏ hơn.

D. Vật có nhiệt năng lớn hơn truyền sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.

Câu hỏi 52 :

Tại sao quả bong bóng bay dù được buộc chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

B. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài.

C. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó để ra ngoài.

Câu hỏi 53 :

Tại sao khi pha nước chanh đá phải hòa đường vào trước rồi mới bỏ đá mà không làm ngược lại?

A. Để khi hòa đỡ vướng vào đá

B. Làm như vậy để nước chanh ngọt hơn

C. Nếu cho đá vào trước nhiệt độ của nước giảm làm giảm quá trình khuếch tán, đường sẽ tan lâu hơn.

D. Do một nguyên nhân khác

Câu hỏi 54 :

Động năng của vật phụ thuộc vào:

A. Khối lượng và vị trí của vật

B. Khối lượng và vận tốc của vật

C. Vận tốc và vị trí của vật

D. Vị trí của vật so với mặt đất

Câu hỏi 55 :

Hãy chỉ ra kết luận sai trong các kết luận về phân tử sau đây:

A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng

B. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh

D. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật chuyển động càng nhanh.

Câu hỏi 56 :

Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính nhiệt lượng thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 đến t2

A. Q = m.c.( t2 – t1)

B. Q = m.c.( t1 – t2)

C. Q = ( t2 – t1)m/c

D. Q = m.c.( t1 + t2)

Câu hỏi 57 :

Phát biểu nào đúng với định luật về công?

A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công.

B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi.

C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi.

Câu hỏi 59 :

Người ta đưa vật nặng lên độ cao h bằng hai cách:

A. Công thực hiện cách 2 lớn hơn vì đường đi lớn hơn gấp hai lần.

B. Công thực hiện cách 2 nhỏ hơn vì lực kéo trên mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn.

C. Công thực hiện ở cách 1 lớn hơn vì lực kéo lớn hơn.

D. Công thực hiện ở hai cách đều như nhau.

Câu hỏi 60 :

Trong các phát biểu sau về ròng rọc, phát biểu nào sai?

A. Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công.

B. Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi, không cho ta lợi về công.

C. Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công.

D. Đòn bẩy cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công.

Câu hỏi 61 :

Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500 N lên sàn ô tô cách mặt đất bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể). Kéo thùng thứ nhất dùng tấm ván 4m, kéo thùng thứ hai dùng tấm ván 2 m. So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong hai trường hợp?

A. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn hai lần.

B. Trong cả hai trường hợp công của lực kéo bằng nhau.

C. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 4 lần.

D. Trường hợp thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần.

Câu hỏi 62 :

Để đưa vật có trọng lượng P = 500N lên cao bằng ròng rọc động phải kéo dây đi một đoạn 8 m. Lực kéo, độ cao đưa vật lên và công nâng vật lên là bao nhiêu?

A. F = 210 N, h = 8 m, A = 1680 J

B. F = 420 N, h = 4 m, A = 2000 J

C. F = 210 N, h = 4 m, A = 16800 J

D. F = 250 N, h = 4 m, A = 2000 J

Câu hỏi 63 :

Chọn câu đúng. Các chất được cấu tạo từ

A. tế bào 

B. các nguyên tử, phân tử

C. hợp chất 

D. các mô

Câu hỏi 64 :

Chọn phát biểu sai về cấu tạo chất?

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.

C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.

Câu hỏi 65 :

Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hỏa, năng suất tỏa nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ như sau:

A. Dầu hỏa, than bùn, than đá, củi khô.

B. Than bùn, củi khô, than đá, dầu hỏa.

C. Dầu hỏa, than đá, than bùn, củi khô.

D. Than đá, dầu hỏa, than bùn, củi khô.

Câu hỏi 66 :

Tại sao trong chất rắn lại không xảy ra đối lưu?

A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.

B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.

D. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.

Câu hỏi 67 :

Chọn câu đúng: Bức xạ nhiệt là:

A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

B. Sự truyền nhiệt qua không khí.

C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.

D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu hỏi 68 :

Sự truyền nhiệt nào dưới đây không phải là bức xạ nhiệt?

A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.

C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.

D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Câu hỏi 69 :

Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

A. Đốt ở giữa ống.

B. Đốt ở miệng ống.

C. Đốt ở đáy ống.

D. Đốt ở vị trí nào cũng được

Câu hỏi 70 :

Chọn câu trả lời sai về sự bức xạ nhiệt?

A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.

B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.

C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.

D. ức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.

Câu hỏi 71 :

Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?

A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.

B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.

C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.

D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Câu hỏi 72 :

Chọn nhận xét sai trong quá trình đối lưu của vật chất:

A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.

B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.

D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.

Câu hỏi 73 :

Độ lớn động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Khối lượng.

B.  Vận tốc của vật.

C. Khối lượng và chất làm vật.

D. Khối lượng và vận tốc của vật.

Câu hỏi 74 :

Trong các vật sau, vật nào không có động năng?

A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.

B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.

C. Máy bay đang bay.

D. Viên đạn đang bay.

Câu hỏi 75 :

Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ năng? Hãy chọn câu đúng nhất.

A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

B. Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.

C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.

D. Cả A, B và C.

Câu hỏi 76 :

Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng. Vì sao lò xo có cơ năng?

A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn.

B.  Vì lò xo có khả năng sinh công.

C. Vì lò xo có khối lượng.

D. Vì lò xo làm bằng thép.

Câu hỏi 77 :

Nhiệt lượng mà một vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào:

A. khối lượng

B. độ tăng nhiệt độ của vật

C. nhiệt dung riêng của chất làm nên vật

D. Cả 3 phương án trên

Câu hỏi 78 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.

B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.

C. Một máy bay đang bay trên cao.

D. Một ô tô đang chuyển động trên đường.

Câu hỏi 81 :

Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3 kg đồng và 3 kg chì thêm 15°C thì:

A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng.

B. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì.

C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.

D. Không khẳng định được.

Câu hỏi 82 :

Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng của một chất?

A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1°C.

B. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.

C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.

D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 g chất đó tăng thêm 1°C.

Câu hỏi 84 :

Chọn phương án sai về nhiệt lượng:

A. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.

B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn.

C. Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ.

D. Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.

Câu hỏi 86 :

Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì:

A. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.

B. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0°C.

C. Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.

D. Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau.

Câu hỏi 88 :

Điều nào sau đây đúng với nguyên lý truyền nhiệt:

A. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.

B. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn.

D. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có có nhiệt dung riêng cao hơn.

Câu hỏi 91 :

Chọn câu đúng. Khi nhiệt độ của một vật tăng lên thì:

A. Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.

B. Thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng.

C. Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm.

D. Nội năng của vật giảm

Câu hỏi 92 :

Tính chất nào được cho dưới đây không phải của nguyên tử, phân tử?

A.  Chuyển động không ngừng.

B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.

D. Chỉ có thế năng, không có động năng.

Câu hỏi 93 :

Hạt phấn hoa chuyển động không ngừng trong nước về mọi phía trong chuyển động Brao là do:

A. nguyên tử phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

B. phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa.

C. phân tử phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

D. Cả ba lí do trên.

Câu hỏi 94 :

Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây?

A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.

B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì.

C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm.

D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì.

Câu hỏi 95 :

Khi nói về sự bảo toàn cơ năng, điều nào sau đây là đúng?

A. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng.

C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn.

Câu hỏi 96 :

Câu nào dưới đây nói về sự thay đổi nhiệt năng là không đúng?

A. Khi vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật luôn tăng.

B. Khi vật tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm.

C. Nếu vật vừa nhận công vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của vật tăng.

D. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.

Câu hỏi 97 :

Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn?

A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

B. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn.

C. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

D. Các phương án trên đều không đúng.

Câu hỏi 98 :

Đơn vị nào phù hợp với đơn vị của công suất ?

A. Oát (W)

B. Kilôoát (kW)

C. Jun trên giây (J/s)

D. Cả ba đơn vị trên

Câu hỏi 99 :

Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?

A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây.

C. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t

D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét.

Câu hỏi 100 :

Biểu thức tính công suất là:

A. P = A.t 

B. P = A/t

C. P = t/A 

D. P = At

Câu hỏi 101 :

Công suất được định nghĩa là:

A. Công thực hiện được trong một giây.

B. Công thực hiện được trong một ngày.

C. Công thực hiện được trong một giờ.

D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

Câu hỏi 102 :

Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:

A. Từ cơ năng sang nhiệt năng.

B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.

C.  Từ cơ năng sang cơ năng.

D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.

Câu hỏi 103 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?

A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.

B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.

C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.

D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.

Câu hỏi 104 :

Câu nào đúng? Nhiệt lượng là

A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

B. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.

C. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

D. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.

Câu hỏi 105 :

Chọn câu sai trong những câu về nhiệt năng sau:

A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.

B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.

C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.

D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

Câu hỏi 107 :

Câu nào sau đây nói về hiệu suất của động cơ nhiệt?

A. Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu.

B. Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm.

C. Hiệu suất cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn trong động cơ.

D. Hiệu suất cho biết động cơ có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích.

Câu hỏi 110 :

Cơ năng, nhiệt năng:

A. Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

B. Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

D. Cả A, B, C đều sai

Câu hỏi 111 :

Phát biểu nào là đúng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:

A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi, nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Câu hỏi 112 :

Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?

A. Động năng có thể chuyển hóa thành cơ năng.

B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng

C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.

D. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.

Câu hỏi 113 :

Quan sát trường hợp có quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?

A. Động năng tăng, thế năng giảm.

B. Động năng và thế năng đều tăng.

C. Động năng và thế năng đều giảm.

D. Động năng giảm, thế năng tăng.

Câu hỏi 114 :

Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi đó, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.

C. Không có sự chuyển hóa nào.

D. Động năng và thế năng đều tăng.

Câu hỏi 115 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?

A. Mũi tên được bắn đi từ cung.

B. Nước trên đập cao chảy xuống.

C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.

D. Cả ba trường hợp trên

Câu hỏi 116 :

Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Động năng của vật tại A lớn nhất.

B. Động năng của vật tại A bằng thế năng của vật tại B.

C. Động năng của vật ở tại C là lớn nhất.

D. Cơ năng của vật tại A nhỏ hơn tại C.

Câu hỏi 118 :

Chọn câu đúng. Vật có cơ năng khi:

A. Vật có khả năng sinh công.

B. Vật có khối lượng lớn.

C. Vật có tính ì lớn.

D. Vật có đứng yên.

Câu hỏi 119 :

Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.

A. Khối lượng.

B. Trọng lượng riêng.

C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.

D. Khối lượng và vận tốc của vật.

Câu hỏi 120 :

Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Khối lượng.

B. Độ biến dạng của vật đàn hồi.

C. Khối lượng và chất làm vật.

D. Vận tốc của vật.

Câu hỏi 121 :

Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?

A. Viên đạn đang bay.

B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.

C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.

Câu hỏi 122 :

Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?

A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.

B. Chiếc lá đang rơi.

C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.

D. Quả bóng đang bay trên cao.

Câu hỏi 124 :

Tại sao dùng bếp than có lợi hơn bếp củi? Chọn câu trả lời đúng nhất.

A.  Vì than rẻ hơn củi.

B. Vì than dễ đun hơn củi.

C. Vì than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi.

D. Vì than có nhiệt lượng lớn hơn củi.

Câu hỏi 126 :

Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng?

A. Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiệt.

B. Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện.

C. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

D. Năng suất tỏa nhiệt của một vật.

Câu hỏi 127 :

Khi nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg, điều đó có nghĩa là:

A. Khi đốt cháy 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.

B. Khi đốt cháy 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.

C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.

D. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.

Câu hỏi 128 :

Dùng một bếp củi đun nước thì thấy sau một thời gian nồi và nước nóng lên. Vật nào có năng suất tỏa nhiệt?

A. Nước bị đun nóng

B. Nồi bị đốt nóng

C. Củi bị đốt cháy

D. Cả ba đều có năng suất tỏa nhiệt

Câu hỏi 129 :

 Vì sao chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa?

A. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.

B. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.

C. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.

D. Tất cả các ý đều sai.

Câu hỏi 130 :

Chọn phát biểu đúng về đặc điểm hình dạng của nguyên tử, phân tử?

A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được.

B. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được.

C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách.

D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau.

Câu hỏi 131 :

Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của bình chứa?

A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.

B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

C. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.

D. Tất cả các ý đều sai.

Câu hỏi 132 :

Vì sao khi nếm thấy nước biển có vị mặn?

A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.

B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.

C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

Câu hỏi 133 :

Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?

A. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.

B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.

C. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.

D. Một cách giải thích khác.

Câu hỏi 134 :

Chọn câu đúng về đặc điểm cấu tạo các chất.

A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.

B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng.

C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.

D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.

Câu hỏi 135 :

Chọn câu sai về đặc điểm cấu tạo chất:

A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.

B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn không có khoảng cách.

C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong không khí hòa tan được vào nước mà không làm thay đổi thể tích dung dịch.

D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.

Câu hỏi 138 :

Động cơ nhiệt là:

A. Động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành cơ năng.

B. Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành nhiệt năng.

C. Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành cơ năng.

D. Động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành nhiệt năng.

Câu hỏi 139 :

Động cơ nào sau đây không phải là động cơ nhiệt?

A. Động cơ của máy bay phản lực.

B. Động cơ xe máy.

C. Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện.

D. Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy nhiệt điện.

Câu hỏi 141 :

Các kì của động cơ nổ 4 kì diễn ra theo thứ tự:

A. Hút nhiên liệu, đốt nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí.

B. Thoát khí, hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu.

C. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí, đốt nhiên liệu.

D. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí.

Câu hỏi 142 :

Câu nào sau đây nói về hiệu suất của động cơ nhiệt?

A. Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu.

B. Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm.

C. Hiệu suất cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn trong động cơ.

D. Hiệu suất cho biết động cơ có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích.

Câu hỏi 143 :

Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?

A. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.

C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, cơ năng không được bảo toàn.

D. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại.

Câu hỏi 144 :

Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.

C. Không có sự chuyển hóa nào.

D. Động năng giảm còn thế năng tăng.

Câu hỏi 145 :

Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự bảo toàn cơ năng.

A. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng.

C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn.

Câu hỏi 146 :

Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?

A. Động năng tăng, thế năng giảm.

B. Động năng và thế năng đều tăng.

C. Động năng và thế năng đều giảm.

D. Động năng giảm, thế năng tăng.

Câu hỏi 147 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?

A. Mũi tên được bắn đi từ cung.

B. Nước trên đập cao chảy xuống.

C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.

D. Cả ba trường hợp trên.

Câu hỏi 148 :

Tính chất nào không là của nguyên tử, phân tử?

A. chuyển động không ngừng.

B. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Câu hỏi 149 :

Chọn câu đúng. Hiện tượng khuếch tán là:

A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.

B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.

C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc.

D. Hiện tượng cầu vồng.

Câu hỏi 150 :

Khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?

A. 450 cm3 

B. > 450 cm3  

C. 425 cm3 

D. < 450 cm3

Câu hỏi 151 :

Hiện tượng nào không là hiện tượng khuếch tán?

A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.

B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.

C. Cát được trộn lẫn với ngô.

D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

Câu hỏi 152 :

Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

A. xảy ra nhanh hơn

B.  xảy ra chậm hơn

C. không thay đổi

D. có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn

Câu hỏi 153 :

Nhiệt năng của một vật được định nghĩa là

A. Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu hỏi 154 :

Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:

A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.

B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.

D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Câu hỏi 155 :

Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?

A. Hướng từ dưới lên.

B. Hướng từ trên xuống.

C. Hướng sang ngang.

D. Theo mọi hướng.

Câu hỏi 156 :

Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90°C vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24°C) nhiệt năng của thỏi kim loại nước giảm.

B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.

C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.

D. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

Câu hỏi 160 :

Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

A. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.

B. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.

C. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần.

D. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK