Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động đề số 1 (Có đáp án)

Trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động đề số 1 (Có đáp án)

Câu hỏi 1 :

Những đối tượng làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ nào dưới đây bắt buộc phải được huấn luyện AT-VSLĐ trước khi giao việc?

A. Tất cả những người lao động đang làm việc

B. Người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề

C. Người mới vào thử việc, người lao động hành nghề tự do

D. Cả a, b và c đều đúng

Câu hỏi 2 :

Một nạn nhân bị bỏng do nhiệt, điều mà bạn cần phải làm là:

A. Ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát, hoặc dùng khăn sạch bọc nước đá chườm lạnh lên vùng da bị bỏng khoảng 10-15 phút, nếu có biểu hiện phồng rộp dùng gạc sạch băng nhẹ lên, cho nạn nhân uống nhiều nước có pha ít muối và chuyển nạn nhân đến bệnh viện

B. Theo kinh nghiệm dân gian: Bôi lên vùng da bị bỏng nước mắm hoặc kem đánh răng để giảm đau và chuyển nạn nhân về bệnh viện

C. Dùng kim sạch chọc các nốt phỏng lớn, sau đó dùng gạc sạch băng nhẹ lên vùng bị bỏng và chuyển nạn nhân về bệnh viện

D. Cả 3 câu a, b và c đều đúng

Câu hỏi 3 :

Yêu cầu trước khi đưa vào sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như bình chịu áp lực, thiết bị nâng...:

A. Công nhân vận hành thiết bị phải có chứng chỉ về chuyên môn, nắm được nguyên tắc an toàn khi sử dụng và có thẻ an toàn lao động

B. Ban hành và niêm yết nội quy an toàn, quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố tại nơi để thiết bị ở vị trí dễ thấy, dễ đọc

C. Phải được kiểm định kỹ thuật an toàn với cơ quan có thẩm quyền theo quy định

D. Cả a, b và c đều đúng

Câu hỏi 4 :

Một công nhân đang làm việc không may bị điện giật, sau khi nạn nhân được tách ra khỏi nguồn điện, nạn nhân đang trong tình trạng ngừng thở ngừng tim, người sơ cứu viên cần:

A. Nhanh chóng chuyển nạn nhân về bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời

B. Đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc trên đường vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện

C. Đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí, tiến hành thổi ngạt cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc trên đường vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện

D. Đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí, đặt nạn nhân nằm đầu thấp trên nền cứng bằng phẳng, đầu ngửa về phía gáy, khai thông đường thở, tiến hành thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực đúng phương pháp cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc trên đường vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện

Câu hỏi 5 :

Theo Nghị định 45/2013 ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định:Thời giờ nào sau đây được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương:

A. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người lao động hoặc của Chủ tịch Công đoàn cơ sở

B. Thời giờ nghỉ mỗi ngày 80 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi

C. Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động

D. Cả a, b,c đều sai

Câu hỏi 6 :

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động 81% thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức nào sau đây:

A. Cứ suy giảm khả năng lao động 1% được bồi thường 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

B. Bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

C. Bồi thường ít nhất 29,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

D. Bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương hiện hưởng

Câu hỏi 7 :

Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các định mức nào sau đây:

A. Mức 1: 10.000 đồng; Mức 2: 15.000 đồng; Mức 3: 20.000 đồng; Mức 4: 25.000 đồng

B. Mức 1: 15.000 đồng; Mức 2: 20.000 đồng; Mức 3: 25.000 đồng; Mức 4: 30.000 đồng

C. Mức 1: 5.000 đồng; Mức 2: 10.000 đồng; Mức 3: 15.000 đồng; Mức 4: 20.000 đồng

D. Cả a, b, c đều sai

Câu hỏi 9 :

Người lao động bị tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động 80% thì được NSDLĐ bồi thường bao nhiêu tháng tiền lương theo hợp đồng

A. 27 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

B. 28 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

C. 29 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

D. 29,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

Câu hỏi 10 :

Người sử dụng lao động có trách nhiệm nào sau đây đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

A. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế

B. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị

C. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật lao động

D. Cả 3 đáp án trên

Câu hỏi 11 :

Trong quá trình tham gia, phối hợp cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật công đoàn, nếu phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người lao động, công đoàn có quyền gì?

A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan

B. ​Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật

C. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu hỏi 12 :

Theo Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011, tiêu chuẩn để bầu An toàn vệ sinh viên là gì?.

A. Là Tổ trưởng SX, giỏi nghề gương mẫu về bảo hộ lao động và nhiệt tình

B. Là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ, nhiệt tình, gương mẫu về bảo hộ lao động, được mọi người trong tổ bầu ra

C. Được mọi người trong tổ bầu ra, có thể là tổ trưởng công đoàn, thợ bậc cao, nhiệt tình, gương mẫu về bảo hộ lao động

D. An toàn - vệ sinh viên phải là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên môn và kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động), nhiệt tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn - vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra

Câu hỏi 13 :

Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa đám cháy nào?

A. Cháy than cốc

B. Cháy điện

C. Cháy phân đạm

D. Cháy kim loại kiềm

Câu hỏi 14 :

Định kỳ kiểm tra bình chữa cháy CO2 là mấy tháng 1 lần?

A. 3 tháng

B. 6 tháng

C. 9 tháng

D. 12 tháng

Câu hỏi 15 :

Khi chữa cháy đám cháy xăng dầu ta không được sử dụng loại gì?

A. Cát

B. Bình bọt AB

C. Bình bọt MFZ

D. Cả 3 câu trả lời trên đều sai

Câu hỏi 16 :

Theo Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 đối tượng huấn luyện ATVSLĐ nhóm 2 gồm những đối tượng nào sau đây:

A. Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về ATVSLĐ của cơ sở; người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động

B. Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về ATVSLĐ của cơ sở

C. Người làm công tác quản lý về ATVSLĐ của cơ sở

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu hỏi 17 :

Theo Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật được thực hiện:

A. Bồi dưỡng bằng hiện vật và thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, đảm bảo thuận tiện và vệ sinh

B. Bồi dưỡng bằng tiền theo định mức quy định

C. Trả bằng tiền và được thanh toán khi nhận lương

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu hỏi 18 :

Theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ, người sử dụng lao động có hành vi “Không khai báo, điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng” thì sẽ bị phạt tiền với mức:

A. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

B. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

C. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

D. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Câu hỏi 19 :

Khi tham gia thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, DN, trong trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền gì?

A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động

B. Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật

C. Tham gia ý kiến, kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật

D. Câu b và c đều đúng

Câu hỏi 20 :

Hãy nêu các điều kiện lao động có hại không được sử dụng lao động nữ theo quy định tại Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH của Liên bộ: LĐTB-XH và Y tế:

A. Nơi có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển; Nơi làm việc cheo leo nguy hiểm

B. Tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở

C. Ngâm mình thường xuyên dưới nước (từ 04h mỗi ngày trở lên, trên 03 ngày một tuần)

D. Cả a, b và c đều đúng

Câu hỏi 21 :

Luật Công đoàn quy định quyền và trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động gồm những nội dung nào sau đây?

A. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể

B. Tham gia với đơn vị SDLĐ xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động

C. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

D. Cả a, b, c đều đúng

Câu hỏi 22 :

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?

A. Kết hôn, nghỉ 3 ngày

B. Con kết hôn, nghỉ 1 ngày

C. Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 3 ngày

D. Cả 3 trường hợp trên

Câu hỏi 23 :

Thời gian thử việc được quy định như thế nào?

A. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ

B. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đẳng trở lên

C. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác

D. Cả A, B, C

Câu hỏi 24 :

Điều kiện để lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động?

A. Đã nghỉ ít nhất được 04 tháng

B. Có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe người lao động

C. Được người sử dụng lao động đồng ý

D. Cả 3 điều kiện trên.

Câu hỏi 25 :

Tiền lương trong thời gian thử việc được trả cho người lao động như thế nào?

A. Do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 70% mức lương của công việc đó

B. Bằng 85% mức lương của công việc đó

C. Bằng 80% mức lương của công việc đó

D. Do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó

Câu hỏi 26 :

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, thời gian khám sức khỏe định kỳ được qui định như sau:

A. Ít nhất một năm l lần

B. Ít nhất 2 năm 1 lần

C. Ít nhất 3 năm 1 lần

D. Cả 3 đáp án trên

Câu hỏi 27 :

Qui định vị trí đặt hộp cấp cứu ban đầu tại:

A. Đặt tại phòng Y tế, có dấu chữ thập

B. Đặt tại nơi làm việc của người lao động, nơi đễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu là dấu chữ thập

C. Đặt tại nơi làm việc của người lao động, nơi dễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu là dấu chữ thập và thông báo cho người lao động biết vị trí, qui định cách sử dụng

Câu hỏi 28 :

Luật PCCC quy định đối tượng nào phải thực hiện Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với đối với tài sản của cơ sở nào?

A. Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh

B. Cơ quan , tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ

C. Cơ quan , xí nghiệp có nguy hiểm về cháy nổ

D. Tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ

Câu hỏi 29 :

Điều kiện để tham gia Đội dân phòng và đội PCCC cơ sở khi có yêu cầu?

A. Công dân từ 16 tuổi đến 50 tuổi

B. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe

C. Công dân từ 19 tuổi trở lên, đủ sức khỏe

D. Công dân từ 20 tuổi đến 50 tuổi, đủ sức khỏe

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK