Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Đề ôn tập hè môn Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Lê Viết Thuật

Đề ôn tập hè môn Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Lê Viết Thuật

Câu hỏi 1 :

Nhận định nào sau đây về nhiệt lượng là sai?

A. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.

B. Đơn vị nhiệt lượng cũng là đơn vị nội năng.

C. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.

D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.

Câu hỏi 2 :

Hệ số nở dài của vật rắn có đơn vị là gì?

A. m   

B. K  

C. 1/K

D. 1/m

Câu hỏi 3 :

Chọn câu đúng. Nội năng của một vật bằng:

A. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.

C. tổng khối lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. tổng động lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu hỏi 4 :

Chọn câu đúng. Đơn vị của động lượng là:

A. N/s   

B. N.m 

C. Nm/s 

D. kg.m/s

Câu hỏi 5 :

Chọn câu đúng. Trong hệ tọa độ (p,V), đường đẳng nhiệt là:

A. nửa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ 

B. đường thẳng đi qua gốc tọa độ 

C. đường parabol 

D. đường hypebol

Câu hỏi 7 :

Chọn câu đúng. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử

A. chỉ có lực hút 

B. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút

C. chỉ có lực đẩy

D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút

Câu hỏi 9 :

Thực hiện công 100 J để nén khí trong xylanh và khí truyền ra môi trường một nhiệt lượng 20 J. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Nội năng của khí tăng 80 J 

B. Nội năng của khí tăng 120 J   

C. Nội năng của khí giảm 80 J 

D. Nội năng của khí giảm 120 J  

Câu hỏi 10 :

Đặc điểm và tính chất nào cho dưới đây không đúng về chất rắn kết tinh?

A. Có cấu trúc tinh thể 

B. Có nhiệt độ nóng chảy xác định

C. Có dạng hình học xác định

D. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.

Câu hỏi 16 :

Phân loại chất rắn theo những cách nào dưới đây?

A. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình

B. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình

C. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể

D. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.

Câu hỏi 17 :

Đặc điểm và tính chất nào cho dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?

A. có nhiệt độ nóng chảy không xác định 

B. có dạng hình học xác định

C. có cấu trúc tinh thể  

D. có tính dị hướng.

Câu hỏi 18 :

Khi nhiệt độ trong một bình tăng cao, áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên đó là vì

A. số lượng phân tử tăng 

B. phân tử khí chuyển động nhanh hơn

C. phân tử va chạm với nhau nhiều hơn 

D. khoảng cách giữa các phân tử tăng

Câu hỏi 19 :

Trong các hệ thức sau đây hệ thức nào không phù hợp với định luật Bôilơ Mariốt?

A. \(p \sim \frac{1}{V}\) 

B. \(V \sim \frac{1}{p}\) 

C. \(V \sim p\)

D. \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)

Câu hỏi 20 :

Câu nào sai ? Động năng của vật không đổi khi vật

A. chuyển động thẳng đều

B. chuyển động với gia tốc không đổi

C. chuyển động tròn đều

D. chuyển động cong đều

Câu hỏi 21 :

Đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

A. Thể tích      

B. Khối lượng

C. Nhiệt độ tuyệt đối 

D. Áp suất

Câu hỏi 22 :

Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan với chất rắn vô định hình?

A. Có dạng hình học xác định

B. Có cấu trúc tinh thể

C. Có tính dị hướng 

D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định

Câu hỏi 23 :

Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là:

A. \(v = \sqrt {2gh} \) 

B. \(v = \sqrt {gh} \)

C. \(v = 2gh\)

D. \(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

Câu hỏi 24 :

Chuyển động của vật nào sau đây được xem là rơi tự do nếu chúng được thả rơi?

A. Một tờ giấy  

B. Một sợi tóc

C. Một hòn sỏi      

D. Một lá cây rụng

Câu hỏi 25 :

Chọn đáp án đúng. Công thức định luật II Niuton là:

A. \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

B. \(\overrightarrow F  = ma\) 

C. \(F = m\overrightarrow a \)

D. \(\overrightarrow F  =  - m\overrightarrow a \)

Câu hỏi 26 :

Gọi \(\Delta \varphi \) là góc quét ứng với cung \(\Delta s\) trong thời gian \(\Delta t\). Công thức tính tốc độ góc của vật chuyển động tròn đều là:

A. \(\omega  = \frac{{\Delta \varphi }}{R}\)

B. \(\omega  = \frac{{\Delta s}}{{\Delta t}}\) 

C. \(\omega  = \frac{{\Delta s}}{{\Delta {t^2}}}\)

D. \(\omega  = \frac{{\Delta \varphi }}{{\Delta t}}\)

Câu hỏi 27 :

Chọn câu ĐÚNG NHẤT. Rơi tự do là chuyển động:

A. Chậm dần đều 

B. Nhanh dần đều 

C. Biến đổi đều 

D. Thẳng đều

Câu hỏi 28 :

Công thức quan hệ vận tốc, thời gian và gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều là:

A. \(v = {v_0} + at\)   

B. \(v = {v_0} - at\) 

C.  \(v =  - {v_0} + at\)

D.  \(v = {v_0} + a{t^2}\)

Câu hỏi 29 :

Vận tốc dài của chuyển động tròn đều thì

A. Có phương luôn vuông góc với đường tròn quỹ đạo tại điểm đang xét

B. Có độ lớn v tính bởi công thức \(v = {v_0} + at\)

C. Có độ lớn là một hằng số

D. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 30 :

Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:

A. Vecto là gia tốc không đổi

B. Tốc độ dài không đổi

C. Tốc độ góc không đổi

D. Qũy đạo là đường tròn

Câu hỏi 31 :

Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là:

A. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)

B. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)

C. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)

D. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)

Câu hỏi 37 :

Lúc 0h, hai kim phút và giờ của đồng hồ trùng nhau. Thời điểm đầu tiên sau đó mà hai kim tạo với nhau góc 450 là:

A. \(\frac{{16}}{{11}}h\) 

B. \(\frac{3}{{22}}h\) 

C. \(\frac{{14}}{{11}}h\)   

D.  \(\frac{{24}}{{11}}h\)

Câu hỏi 40 :

Xét các vật rơi tự do tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất và ở cùng độ cao thì:

A. Vận tốc của hai vật không đổi

B. Hai vật rơi với cùng vận tốc

C. Vận tốc của vật nặng lớn hơn vận tốc của vật nhẹ

D. Vận tốc của vật nặng nhỏ hơn vận tốc của vật nhẹ

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK