Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Địa lý Đề ôn tập hè môn Địa lý 11 năm 2021 - Trường THPT Đồng Đậu

Đề ôn tập hè môn Địa lý 11 năm 2021 - Trường THPT Đồng Đậu

Câu hỏi 1 :

Đặc điểm chung của nhóm các nước đang phát triển là gì?

A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.

B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

D. Năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

Câu hỏi 2 :

Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chung của nhóm các nước kinh tế phát triển?

A. Đầu tư nước ngoài lớn.

B. Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn.

C. Chỉ số phát triển con người (HDI) cao.

D. Thu nhập bình quân đầu người không cao.

Câu hỏi 3 :

Toàn cầu hóa là quá trình gì?

A. Mở rộng thị trường của các nước phát triển.

B. Thu hút vồn đầu tư của các nước đang phát triển.

C.  Hợp tác về phân công lao động trong sản xuất.

D. Liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực.

Câu hỏi 4 :

Tiêu cực của quá trình khu vực hóa đòi hỏi các quốc gia như thế nào?

A. Góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế.

B. Tự do hóa thương mại toàn cầu.

C. Kìm hãm sự phát triển kinh tế.

D. Tự chủ về kinh tế, quyền lực.

Câu hỏi 5 :

Việc suy giảm và thủng tầng ô – dôn gây hậu quả gì sau đây?

A. Gia tăng hiện tương mưa axít.

B. Băng tan ở hai cực.

C. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

D. Mất lớp bảo vệ Trái Đất.

Câu hỏi 6 :

Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi là cảnh quan?

A. Hoang mạc và rừng cận nhiệt đới khô.

B. Hoang mạc, bán hoang mạc và xavan.

C. Xavan và rừng xích đạo.

D. Rừng cận nhiệt đới khô và xavan.

Câu hỏi 7 :

Loại khoáng sản nổi bật của Mĩ Latinh là gì?

A. Dầu mỏ, khí đốt.

B. Kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.

C. Kim loại đen, kim loại quý.

D. Than đá, dầu khí.

Câu hỏi 8 :

Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?

A. Âu – Á – Phi.

B. Âu – Á – Úc.

C. Á – Âu – Mĩ.

D. Á – Mĩ – Phi.

Câu hỏi 9 :

Tài nguyên giàu có nhất ở Tây Nam Á là gì?

A. Kim cương.

B. Quặng đồng.

C. Dầu khí.

D. Kim loại màu.

Câu hỏi 10 :

Tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là?

A. Tan băng ở hai cực Trái Đất.

B. Mực nước biển dâng cao hơn.

C. Nhiệt độ toàn cầu nóng lên.

D. Xâm nhập mặn vào sâu nội địa hơn.

Câu hỏi 11 :

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

A. Khô nóng

B. Lạnh khô

C. Nóng ẩm

D. Lạnh ẩm

Câu hỏi 12 :

Tài nguyên đất và khí hậu của Mĩ La- tinh rất thuận lợi cho phát triển?

A. Chăn nuôi gia cầm, thâm canh lúa nước.

B. Thâm canh lúa nước, cây ăn quả cận nhiệt.

C. Chăn nuôi đại gia súc, cây công nghiệp nhiệt đới.  

D. Cây ăn quả nhiệt đới, cây dược liệu.

Câu hỏi 13 :

Hình dạng cân đối của lãnh thổ Hoa Kì ở phần đất trung tâm Bắc Mĩ thuận lợi cho đặc điểm nào?

A. Phân bố dân cư và khai thác khoáng sản.

B. Phân bố sản xuất và phát triển giao thông.

C. Thuận lợi giao lưu với Tây Âu qua Đại Tây Dương.

D. Dễ dàng giao thông giữa miền Tây và miền Đông đất nước.

Câu hỏi 14 :

Đặc điểm nổi bật của dãy núi A-pa-lat ở phía Đông Hoa Kì là gì?

A. Núi trẻ, đỉnh nhọn, sườn dốc, cao trung bình.

B. Sườn thoải, nhiều thung lũng rộng cắt ngang.

C. Gồm nhiều dãy núi song song chạy theo hướng bắc – nam.

D. Cao đồ sộ, sườn dốc, xen các bồn địa và cao nguyên.

Câu hỏi 15 :

Ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì là gì?

A. Nông nghiệp.

B. Ngư nghiệp.

C. Tiểu thủ công nghiệp.

D. Công nghiệp.

Câu hỏi 16 :

Ngành công nghiệp khai khoáng của Hoa Kì đứng đầu thế giới về khai thác?

A. Vàng, bạc.

B. Đồng, chì.

C. Phốt phát, môlipđen.

D. Dầu mỏ.

Câu hỏi 17 :

Gây trở ngại lớn nhất cho việc phát triển của EU là sự khác biệt về điều gì?

A. Chính trị, xã hội.

B. Dân tộc, văn hóa.

C. Ngôn ngữ, tôn giáo.  

D. Trình độ phát triển.

Câu hỏi 18 :

Trụ sở của Liên Minh châu Âu hiện nay được đặt ở đâu?

A. Brúc – xen (Bỉ).

B. Béc-lin (Đức).

C. Pa-ri (Pháp).

D. Mát-xcơ-va (Nga).

Câu hỏi 19 :

Nhờ sử dụng đồng tiền chung châu Âu, các nước thành viên EU hạn chế được?

A. Sức cạnh tranh của hàng nhập.

B. Thời gian khi chuyển giao vốn.

C. Hàng rào thuế quan của các nước.

D. Rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

Câu hỏi 20 :

Việc hình thành thị trường chung châu Âu tạo thuận lợi gì cho các hãng vận tải hoạt động ở châu Âu?

A. Tiết kiệm nhiên liệu khi vận chuyển.

B. Giảm thời gian qua các biên giới.

C. Bắt buộc nhằm tránh nguy cơ xung đột.

D. Tự nguyện vì mục đích bảo vệ hòa bình.

Câu hỏi 21 :

Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất Liên Bang Nga là một đất nước rộng lớn?

A. Nằm ở cả châu Á và châu Âu.

B. Đất nước trải dài trên 11 múi giờ.

C. Giáp với Bắc Băng Dương và nhiều nước châu Âu.

D. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

Câu hỏi 22 :

Ranh giới tự nhiên phân chia phần phía đông và phần phía tây của  Liên Bang Nga là?

A. Sông Ô-bi.

B. Dãy U-ran.

C. Sông Lê-na.  

D. Sông Ênitxây.

Câu hỏi 23 :

Liên Bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết?

A. Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới.

B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới.

C. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.

D. Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất.

Câu hỏi 24 :

Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 là?

A. Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.

B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.

C. Hạn chế mở rộng ngoại giao.

D. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.

Câu hỏi 25 :

Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?

A. Đông Á.

B. Nam Á.

C. Bắc Á.

D. Tây Á.

Câu hỏi 26 :

Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếu của gió nào sau đây?

A. Gió mùa.

B. Gió Tây.

C. Gió Tín phong.  

D. Gió phơn.

Câu hỏi 27 :

Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là?

A. Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

B. Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.

C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.

D. Có tới 80% lao động hoạt động trong ngành công nghiệp.

Câu hỏi 28 :

Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là?

A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.

B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.

C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.

D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.

Câu hỏi 29 :

Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là gì?

A. Núi cao và hoang mạc.

B. Núi thấp và đồng bằng.

C. Đồng bằng và hoang mạc.

D. Núi thấp và hoang mạc.

Câu hỏi 30 :

Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là gì?

A. Hồng Công và Thượng Hải.

B. Hồng Công và Ma Cao.

C. Hồng Công và Quảng Châu.

D. Ma Cao và Thượng Hải.

Câu hỏi 31 :

Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là gì?

A. Dầu mỏ và khí tự nhiên.

B. Kim cương và than đá.

C. Than đá và khí tự nhiên.  

D. Than đá, dầu mỏ, quặng sắt.

Câu hỏi 32 :

Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của?

A. Công cuộc đại nhảy vọt.

B. Cách mạng văn hóa và các kế hoach 5 năm.

C. Công cuộc hiện đại hóa.

D. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.

Câu hỏi 33 :

Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc về mặt xã hội là?

A. Đời sống nhân dân được cải thiện.

B. Gia tăng dân số giảm.

C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.  

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Câu hỏi 34 :

Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Câu hỏi 35 :

Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì sao?

A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.

B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.

C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.

Câu hỏi 36 :

Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu?

A. Xích đạo.

B. Cận nhiệt đới.

C. Ôn đới.  

D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu hỏi 37 :

Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng?

A. Tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.

B. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ.

C. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.  

D. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ.

Câu hỏi 38 :

Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là?

A. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.

B. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

C. Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại.

D. Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.

Câu hỏi 39 :

5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là?

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.

D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

Câu hỏi 40 :

Mục tiêu tổng quát của ASEAN là gì?

A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK