Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Sinh học Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Đại Mỗ

Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Đại Mỗ

Câu hỏi 1 :

Bộ phận nào sau đây là thành phần của ống tiêu hoá ở người?

A. Thực quản.

B. Gan.

C. Túi mật.

D. Tuyến tụy.

Câu hỏi 2 :

Các cây Nho quấn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?

A. Hướng sáng.

B.  Hướng đất.

C. Hướng tiếp xúc.

D. Hướng nước.

Câu hỏi 4 :

Trong hệ dẫn truyền tim ở người, nút xoang nhĩ nằm ở cấu trúc nào sau đây?

A. Tâm nhĩ phải 

B. Tâm thất phải 

C. Tâm nhĩ trái

D. Tâm thất trái

Câu hỏi 5 :

Trong hô hấp tế bào, giai đoạn nào sau đây cần cung cấp năng lượng ATP?

A. Đường phân.

B. Chu trình Crep.

C. Chuỗi truyền electron.

D. Đường phân và chu trình Crep.

Câu hỏi 7 :

Trong tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây có ADN xoắn kép vòng trần?

A. Bộ máy Gôngi.

B. Ti thể.

C. Lưới nội chất.

D. Ribôxôm.

Câu hỏi 9 :

Ở người, máu được chuyển trực tiếp vào động mạch phổi từ tâm nào sau đây?

A. Tâm thất trái.

B. Tâm nhĩ phải.

C. Tâm thất phải.

D. Tâm nhĩ trái.

Câu hỏi 10 :

Diều là thành phần cấu tạo của ống tiêu hóa của loài động vật nào sau đây?

A. Rắn hổ mang.

B. Người.

C. Thủy tức.

D. Giun đất.

Câu hỏi 11 :

Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?

A. Thủy tức.

B. Thỏ.

C. Người.

D. Voi.

Câu hỏi 12 :

Chất nào sau đây không được tạo ra ở chu trình Canvin?

A. CO2.

B. AlPG.

C. APG.

D. RiDP.

Câu hỏi 13 :

Trong quang hợp, ôxi được giải phóng ra có nguồn gốc từ đâu?

A. phân tử C6H12O6.

B. phân tử CO2

C. phân tử APG.

D. phân tử nước.

Câu hỏi 15 :

Cây hấp thụ đồng ở dạng nào sau đây?

A. Cu2+.

B. Cu2O.

C. Cu(OH)2.

D. CuO.

Câu hỏi 16 :

Trong quá trình nguyên phân bình thường, giai đoạn nào sau đây nhiễm sắc thể có trạng thái xoắn cực đại?

A. Kì giữa, kì sau.

B. Kì đầu, kì cuối.

C. Kì sau, kì cuối.

D. Kì đầu, kì giữa.

Câu hỏi 17 :

Nhóm động vật nào sau đây có phương thức hô hấp bằng mang?

A. Giun đất, giun dẹp, chân khớp.

B. Cá, ếch, nhái, bò sát.

C. Giun tròn, trùng roi, giáp xác.

D. Cá chép, ốc, tôm, cua.

Câu hỏi 20 :

Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?

A. Phổi và da của ếch nhái.

B. Phổi của bò sát.

C. Phổi của chim.

D. Phổi người.

Câu hỏi 21 :

Khi nói về tuần hoàn của cá, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tim 2 ngăn, hệ tuần hoàn đơn.

B. Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu O2.

C. Tâm thất không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 với máu giàu CO2.

D. Tâm nhĩ bơm máu lên động mạch để đưa máu đến mang.

Câu hỏi 22 :

Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng gì?

A. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.

B. làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.

C. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

D. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

Câu hỏi 24 :

Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng từ cao đến thấp?

A. Tiêu hoá nội bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào.

B. Tiêu hoá ngoại bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá nội bào.

C. Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào→ Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.  

D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào.

Câu hỏi 25 :

Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Rễ chỉ hấp thụ muối khoáng theo cơ chế vận chuyển chủ động.

B. Sản phẩm quang hợp được vận chuyển trong mạch rây là đường sacarôzơ.

C. Ở cây thân gỗ, áp suất rễ là động lực chính của quá trình vận chuyển nước trong thân.

D. Lông hút được hình thành do sự kéo dài của tế bào mô mềm rễ.

Câu hỏi 26 :

Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực như thế nào?

A. thấp, tốc độ máu chảy chậm.

B. cao, tốc độ máu chảy nhanh.

C. thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

D. cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu hỏi 27 :

Ở châu chấu, hệ tuần hoàn hở không thực hiện chức năng vận chuyển yếu tố nào?

A. máu và dịch 

B. sản phẩm bài tiết.

C. khí trong hô hấp.

D. chất dinh dưỡng.

Câu hỏi 28 :

Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây?

A. Tuyến ruột và tuyến tụy.

B. Gan và thận.

C. Phổi và thận.

D. Các hệ đệm pH.

Câu hỏi 29 :

Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?

A. Dạ cỏ – dạ lá sách – dạ tổ ong – dạ múi khế.

B. Dạ cỏ – dạ múi khế – dạ lá sách – dạ tổ ong.

C. Dạ tổ ong – dạ cỏ – dạ lá sách – dạ múi khế.

D. Dạ cỏ – dạ tổ ong – dạ lá sách – dạ múi khế.

Câu hỏi 30 :

Ở người, phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tiêu hóa thức ăn trong đường tiêu hóa?

A. Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.

B. Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.

C. Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.

D. Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.

Câu hỏi 31 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hô hấp sáng ở thực vật?

A. Giải phóng năng lượng để tổng hợp ATP.

B. Dự trữ sản phẩm quang hợp.

C. Không giải phóng phân tử CO2.

D. Ba bào quan thực hiện là lục lạp, ti thể và perôxixôm.

Câu hỏi 32 :

Điểm giống nhau giữa quang hợp thực vật C4 và CAM là gì?

A. chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày.

B. có hô hấp sáng.

C. pha sáng và chu trình Canvin diễn ra trong cùng một lục lạp.

D. cố định CO2 đầu tiên diễn ra vào ban đêm.

Câu hỏi 33 :

Ở động vật, khi nói về trao đổi khí, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Bề mặt trao đổi khí mỏng, có diện tích bề mặt lớn.

B. Trao đổi khí ở tại bề mặt trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán.

C. Sắc tố hô hấp có chức năng làm tăng nồng độ oxi trong dịch tuần hoàn.

D. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và ẩm ướt.

Câu hỏi 34 :

Độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch máu trọng hệ mạch cơ thể động vật được thể hiện ở hình bên. Các đường cong trong hình này lần lượt là đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ lớn của:

A. (A) Huyết áp, (B) vận tốc máu, (C) tổng tiết diện của các mạch.

B. (A) Vận tốc máu, (B) tổng tiết diện của các mạch, (C) huyết áp.

C. (A) Tổng tiết diện của các mạch, (B) huyết áp, (C) vận tốc máu.

D. (A) Huyết áp, (B) tổng tiết diện của các mạch, (C) vận tốc máu.

Câu hỏi 35 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng lên quá trình quang hợp?

A. Tại điểm bão hòa ánh sáng, cường độ quang hợp là cực đại.

B. Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng.

C. Tại điểm bù ánh sáng, cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.

D. Tại điểm bù ánh sáng, cường độ quang hợp là thấp nhất.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK