Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Sinh học Đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Ngô Gia Tự

Đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Ngô Gia Tự

Câu hỏi 1 :

Trong các thực vật sau, đối tượng nào không có hiện tượng sinh sản vô tính?

A. Cây rêu

B. Cây tre

C. Cây gừng

D. Cây ngô

Câu hỏi 3 :

Trong sinh sản hữu tính ở thực vật, các cây con được sinh ra mang đặc tính gì?

A. Giống nhau và có sự thích nghi với môi trường sống thay đổi

B. Khác nhau và có sự thích nghi với môi trường sống thay đổi

C. Giống nhau và có sự thích nghi tốt với môi trường sống ổn định

D. Khác nhau và có sự thích nghi với môi trường sống ổn định

Câu hỏi 4 :

Trong hình thức trinh sinh ở ong không có sự tham gia của yếu tố nào?

A. Không cần sự tham gia của giao tử đực

B. Không cần sự tham gia của giao tử cái

C. Chỉ sinh ra những cá thể ong thợ

D. Không có quá trình giảm phân

Câu hỏi 6 :

Cho các biện pháp sau:(1). Thụ tinh nhân tạo

A. (1), (2) và (3)

B. (2), (3) và (4)

C. (1), (3) và (4)

D. (1), (2) và (4)

Câu hỏi 7 :

Điều không đúng với sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh yếu tố nào?

A. Khoảng cách sinh con

B. Sinh con trai hay con gái

C. Thời điểm sinh con

D. Số con

Câu hỏi 8 :

Sử dụng bao cao su nhằm mục đích nào sau đây?

A. Không cho tinh trùng gặp trứng và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

B. Không cho trứng chín, rụng và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

C. Cản trở hình thành hợp tử và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

D. Cản trở sự phát triển của phôi thai và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Câu hỏi 9 :

Điều nào dưới đây không đúng khi nói về nuôi cấy mô tế bào thực vật?

A. Tạo ra thế hệ sau có thêm nhiều tính trạng tốt

B. Dựa trên tính toàn năng của tế bào

C. Sản xuất ra các giống cây sạch bệnh

D. Có thể nhân nhanh các giống cây

Câu hỏi 13 :

Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm ra sao?

A. đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.

B. đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.

C. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.

D. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.

Câu hỏi 15 :

Thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là vì sao?

A. Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

B. Khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

C. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

D. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

Câu hỏi 16 :

Hình thức sinh sản nảy chồi gặp ở nhóm động vật nào?

A. Ruột khoang, giun dẹp

B. Bọt biển, giun dẹp

C. Nguyên sinh

D. Bọt biển, ruột khoang

Câu hỏi 17 :

Tirôxin được sản sinh ra ở đâu?

A. Tuyến yên

B. Tuyến giáp

C. Tinh hoàn

D. Buồng trứng.

Câu hỏi 18 :

Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hóa hơn sinh sản vô tính là vì sao?

A. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

B. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

C. Thế hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trước sự thay đổi của điều kiện môi trường.

D. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Câu hỏi 19 :

Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào?

A. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.

B. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử →  1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực.

C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn →  Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực.

D. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử →  1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân1 lần tạo 2 giao tử đực.

Câu hỏi 20 :

Tại sao sâu bướm phá hại cây trồng nghiêm trọng hơn bướm trưởng thành?

A. Vì sâu bướm có cấu tạo kiểu miệng nghiền nên có thể sử dụng hầu hết các bộ phận của cây.

B. Vì sâu bướm chưa có cánh, không di chuyển đi xa nên thức ăn chủ yếu phải lá cây.

C. Vì ống tiêu hóa của sâu bướm thiếu enzim xenlulaza nên hiệu quả tiêu hóa thấp, đòi hỏi phải ăn nhiều lá cây để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.

D. Vì ống tiêu hóa của sâu bướm có đầy đủ các loại enzim nên khả năng sử dụng các bộ phận của cây rất lớn.

Câu hỏi 22 :

Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều thức ăn hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?

A. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ để cung cấp năng lượng cho sự phát triển bộ xương - hệ cơ.

B. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ chất để phát triển bộ xương do ít ánh sáng.

C. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá gây mất nhiều nhiệt, nếu không tăng khẩu phần ăn sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng.

D. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá ăn nhiều mới đủ năng lượng để chống rét.

Câu hỏi 23 :

Sinh trưởng thứ cấp là gì?

A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.

B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.

D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.

Câu hỏi 24 :

Điện thế hoạt động là gì?

A. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực.

B. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

C. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực.

D. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực.

Câu hỏi 26 :

Người ta đã nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da. Đây là hình thức:

A. Sinh sản nảy chồi.

B. Nuôi mô sống.

C. Nhân bản vô tính.

D. Sinh sản phân mảnh.

Câu hỏi 27 :

Ý nghĩa của sự biến thái trong vòng đời sinh vật là gì?

A. biến đổi sâu sắc về hình dạng và cấu tạo cơ thể của sinh vật.

B. sự biến đổi cấu tạo cơ thể cho phù hợp với điều kiện môi trường.

C. sự thích nghi cao độ với môi trường sống trong từng giai đoạn thích hợp.

D. tác động của môi trường làm biến đổi sâu sắc cấu tạo cơ thể một số loài sinh vật.

Câu hỏi 28 :

Kết quả của sinh trưởng thứ cấp ở thực vật là gì?

A. Hình thành tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp.

B. Hình thành biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp.

C. Hình thành tầng biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp.

D. Hình thành gỗ sơ cấp, tầng sinh bần, mạch rây thứ cấp, gỗ lõi, gỗ dác.

Câu hỏi 29 :

Con người có thể thúc đẩy sự ra hoa của thực vật bằng cách nào?

A. ngắt ngọn.

B. bón phân đạm.

C. tưới nước.

D. làm tươi xốp đất.

Câu hỏi 32 :

Cho các hiện tượng ở ếch như sau:(1) Mọc chân sau.

A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6) → (7) → (8).

B. (2) → (4) → (5) → (1) → (6) → (7) → (8) → (3).

C. (2) → (4) → (5) → (7) → (1) → (6) → (3) → (8).

D. (1) → (6) → (4) → (5) → (7) → (8) → (3) → (2).

Câu hỏi 33 :

Những biến đổi xảy ra trong hạt khi hạt nảy mầm là gì?

A. các chất đơn giản tổng hợp thành chất phức tạp.

B. hạt vẫn còn trong giai đoạn ngủ.

C. lượng enzim trong hạt gia tăng.

D. lượng enzim trong hạt giảm xuống.

Câu hỏi 34 :

Tại sao các cây cau, mía, tre,... có đường kính ngọn và gốc ít chệnh lệch so với các cây thân gỗ?

A. Cây cau, mía, tre,... không có mô phân sinh bên, cây thân gồ thì có mô phân sinh bên.

B. Mô phân sinh của cây cau, mía, tre,..., chi hoạt động đến một giai đoạn nhất định thì dừng lại.

C. Cây thân gỗ có chu kì sống dài nên kích thước gốc càng ngày càng lớn.

D. Cây cau, mía, tre,... có giai đoạn ngừng sinh trưởng còn cây thân gỗ thì không.

Câu hỏi 35 :

Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng bộ phận nào?

A. lóng

B. đỉnh sinh trưởng

C. rễ phụ

D. thân rễ

Câu hỏi 36 :

Nguyên nhân gây ra sự biến đổi màu sắc và thành phần hoá học trong quá trình chín của quả là do đâu?

A. do nồng độ auxin trong quả.

B. do sự tác động của nhiệt độ môi trường.

C. do hàm lượng CO2 trong quả cao.

D. do sự tống hợp êtilen trong quả.

Câu hỏi 38 :

Sâu có hại nhưng bướm có lợi cho con người vì sao?

A. sâu ăn lá, sâu đục thân ; bướm hút mật giúp hoa thụ phấn.

B. sâu ăn lá, sâu đục thân ; bướm hút mật hại hoa không thụ phấn.

C. sâu cho cảm giác ghê sợ ; bướm tạo cảm giác thích thú.

D. bướm đẻ trứng, trứng nở ra sâu nên cả sâu và bướm đều có hại.

Câu hỏi 39 :

Vì sao nòng nọc có thể phát triển thành ếch, nhái?

A. Tuyến yên tiết tirôxin biến nòng nọc thành ếch nhái.

B. Tuyến giáp tiết tirôxin biến nòng nọc thành ếch nhái.

C. Tuyến giáp tiết juvenin biến nòng nọc thành ếch nhái.

D. Tuyến yên tiết juvenin biến nòng nọc thành ếch nhái.

Câu hỏi 40 :

Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng ghép cành, mục đích quan trọng nhất của việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép là để làm gì?

A. cành ghép không bị lung lai và không bị rơi khi bị tác động của gió.

B. nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài.

C. dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.

D. dòng mạch rây dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK