Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Vật lý Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Tân An

Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Tân An

Câu hỏi 1 :

Phát biếu nào về sự nở vì nhiệt của chất khí sau đây không đúng?

A. Chất khí nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.

B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

D. Khi nung nóng khí thì khối lượng riêng của chất khí giảm.

Câu hỏi 2 :

Kết luận nào sau đây là sai khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của băng kép?

A. Khi nhiệt độ tăng, băng kép cong về phía kim loại dãn nở ít.

B. Khi nhiệt độ giảm, băng kép cong về phía kim loại dãn nở nhiều

C. Người ta sử dụng băng kép trong việc đóng ngắt mạch điện

D. Nhiệt độ càng tăng, khối lượng của băng kép càng lớn.

Câu hỏi 3 :

Chất lỏng nào sau đây không được dùng để chế tạo nhiệt kế?

A. Thủy ngân.

B. Nước pha màu đỏ.

C. Rượu pha màu đỏ.

D. Dầu công nghệ pha màu đỏ

Câu hỏi 4 :

Nhiệt kế dầu là một dụng cụ được chế tạo dựa trên nguyên tác nào sau đây?

A.  Sự nở vì nhiệt của chất rắn.

B.  Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

C. Sự nở vì nhiệt của chất khí.

D. Cả 3 đều đúng

Câu hỏi 5 :

Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

A. Bêtông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.

B. Bêtông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

C. Bêtông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.

D.  Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bêtông.

Câu hỏi 6 :

Đường kính của quả cầu đặc kim loại sẽ thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? Chọn câu trà lời đúng nhất.

A. Tăng lên.   

B. Giảm đi

C. Không thay đổi

D. Tăng lên hoặc giảm đi.

Câu hỏi 7 :

Một tấm sắt có lỗ tròn ở giữa và khi nung nóng toàn bộ tấm sắt thì

A.  đường kính của lỗ tăng.

B. đường kính của lỗ giảm vì sắt nở làm lỗ hẹp lại.

C.  đường kính của lỗ không thay đổi, chỉ có đường kính ngoài của đĩa tăng.

D.  đường kính của lỗ tăng hay giảm tùy theo kích thước lỗ.

Câu hỏi 8 :

Khi tăng nhiệt độ của một lượng nước từ 0°C đến 4°C thì

A. thể tích nước co lại.    

B. thể tích nước nở ra.

C. thể tích nước không thay đổi.

D. cả ba kết luận trên đều sai

Câu hỏi 9 :

Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì

A. không khí trong bóng nóng lên, nở ra.

B. vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt.

C.  nước nóng tràn vào bóng.

D. không khí tràn vào bóng.

Câu hỏi 10 :

Nước sôi ở bao nhiêu °F?

A. 100.

B. 212.      

C.  32.

D. 112

Câu hỏi 11 :

100°F ứng với bao nhiêu độ °c?

A. 32° C

B. 37,78°C.

C. 18°C.

D. 180°C.

Câu hỏi 12 :

Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của các chất khí khác nhau?Các chất khí khác nhau

A. nở vì nhiệt giống nhau.

B. nở vì nhiệt khác nhau.

C. không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu hỏi 13 :

Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều dưới đây, cách nào đúng?

A. Rắn, lỏng, khí    

B. Rẳn, khí, lỏng

C. Khí, lỏng, rắn.    

D. Khí, rắn, lỏng.

Câu hỏi 14 :

Nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt độ của nước sôi?

A. Nhiệt kế rượu.       

B. Nhiệt kế thuỷ ngân.

C. Nhiệt kế y tế.         

D. Dùng được cả 3 loại nhiệt kế trên.

Câu hỏi 15 :

Điền từ thích hợp ( nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt giai) vào chỗ chấm.Để đo ………………. Người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau như …………. Thủy ngân,……….. rượu, ……………. Kim loại. 

A. Nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt kế

B. Nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt kế

C. Nhiệt độ, nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt kế

D. Nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt giai, nhiệt kế

Câu hỏi 17 :

Một học sinh cho rằng ròng rọc hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy. Theo em điều đó có đúng không?

A. Đúng

B. Sai

C. Vừa đúng vừa sai

D. Không thể kết luận được

Câu hỏi 18 :

Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng vật rắn thay đổi thế nào?

A. giảm

B. tăng

C. không đổi

D. không thể xác định được

Câu hỏi 19 :

Khối lượng riêng của không khí ở 00C là bao nhiêu?

A. 4,298kg/m3.

B. 3,298kg/m3.

C. 2,298kg/m3.

D. 1,298kg/m3.

Câu hỏi 20 :

Khối lượng riêng của không khí ở 300C là bao nhiêu?

A. 1,169kg/m3.

B. 2,169kg/m3.

C. 3,169kg/m3.

D. 4,169kg/m3.

Câu hỏi 21 :

Trọng lượng riêng của không khí ở 00C là bao nhiêu?

A. 12,98N/m3.

B. 22,98N/m3.

C. 32,98N/m3.

D. 1,298N/m3.

Câu hỏi 22 :

Khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm vì khi đun…………… tăng lên làm cho nước trong ấm …………… và nước sẽ bị …………ra ngoài.

A.

 nhiệt độ ; Nở ra ;Trào.

B.  nhiệt giai ; Nở ra ;Trào.

C.  nhiệt độ ; co lại ;Trào.

D.  nhiệt giai ; co lại ;Trào.

Câu hỏi 24 :

Hoàn chỉnh câu sau: Chất lỏng nở ra khi ……………….. và co lại khi……………

A.

lạnh đi; nóng lên

B.

nóng lên; lạnh đi.

C. nóng lên; trời nóng

D. trời lạnh; lạnh đi

Câu hỏi 25 :

Các chất lỏng …………… thì …………… khác nhau.

A.

khác nhau, co vì nhiệt.

B.

giống nhau, co nở vì nhiệt.

C.

giống nhau, dãn nở vì nhiệt.

D.

khác nhau, dãn nở vì nhiệt.

Câu hỏi 26 :

Có các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào không coi là đòn bẩy?

A. Cái kìm.

B.  Máy tời.

C. Cái cân đòn.

D. Cái kéo.

Câu hỏi 27 :

Khi đưa vào làm lạnh một quả cầu bằng nhôm thì

A. Bán kính của quả cầu tăng.

B. Trọng lượng của quả cầu tăng.

C. Bán kính của quả cầu giảm.

D. Trọng lượng của quả cầu giảm.

Câu hỏi 28 :

Tại vì sao khi đun nước, không nên đổ nước thật đầy ấm?

A.  Vì đổ đầy, nước nóng, thể tích nước tăng tràn ra ngoài.

B. Lâu sôi.

C. Để bếp không bị đè nặng.

D.  Tốn củi.

Câu hỏi 29 :

Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.

C. Khối lượng của chất lỏng giảm.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

Câu hỏi 30 :

Người thợ trong lúc xây nhà muốn đưa gạch lên cao, người đó dùng

A. Lực kế.

B. Đòn bẩy.

C. Ròng rọc.

D. Mặt phẳng nghiêng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK