Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Vật lý Trắc nghiệm Vật lí 11 Từ Trường !!

Trắc nghiệm Vật lí 11 Từ Trường !!

Câu hỏi 9 :

Treo đoạn dây dẫn MN có chiều dài l = 25 cm, khối lượng của một đơn vị chiều dài là 0,04 kg/m bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ có chiều như hình vẽ, có độ lớn B = 0,04 T. Cho g = 10 m/s2Xác định chiều và độ lớn của I để lực căng dây bằng 0.

A. Dòng điện có chiều từ M đến N, có độ lớn 10 A.

B. Dòng điện có chiều từ N đến M, có độ lớn 10 A.

C. Dòng điện có phương vuông góc với MN, chiều từ trong ra, có độ lớn 10 A.

D. Dòng điện có phương vuông góc với MN, chiều từ ngoài vào, có độ lớn 10 A.

Câu hỏi 17 :

Cho một dây dẫn thẳng dài vô hạn. Cường độ dòng điện trong dây là 5A, môi trường ngoài là không khí. Tìm quỹ tích điểm N biết cảm ứng từ tại N là 10-5T.

A. Quỹ tích những điểm N là đường thẳng dài 10 cm.

B. Quỹ tích những điểm N là mặt trụ dài vô hạn có bán kính r = 10 cm, nhận dây dẫn làm trục đối xứng.

C. Quỹ tích những điểm N đường tròn có bán kính r = 10 cm, nhận dây dẫn làm trục đối xứng.

D. Quỹ tích những điểm N là hình trụ dài vô hạn có bán kính r = 10 cm, nhận dây dẫn làm trục đối xứng.

Câu hỏi 59 :

Hãy tìm vị trí điểm M để cảm ứng từ tổng hợp tại M bằng 0. Biết: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, đặt song song trong không khí, mang dòng điện cùng chiều, dòng điện I1 có cường độ 3A, dòng điện I2 có cường độ 1A, đặt cách nhau 8 cm.

A. Trong không gian, tập hợp các điểm M là đường thẳng d nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách dòng I1 đoạn 6 cm và dòng I2 đoạn 2 cm.

B. Trong không gian, tập hợp các điểm M là đường thẳng d nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách dòng I1 đoạn 2 cm và dòng I2 đoạn 6 cm.

C. Trong không gian, tập hợp các điểm M là đường thẳng d nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách dòng I1 đoạn 4 cm và dòng I2 đoạn 4 cm.

D. Trong không gian, tập hợp các điểm M là đường thẳng d nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách dòng I1 đoạn 4 cm và dòng I2 đoạn 12 cm.

Câu hỏi 60 :

Hãy tìm vị trí điểm M để cảm ứng từ tổng hợp tại M bằng 0. Biết: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, đặt song song trong không khí, mang dòng điện ngược chiều, dòng điện I1 có cường độ 1A, dòng điện I2 có cường độ 4A, đặt cách nhau 12 cm.

A. Trong không gian, tập hợp các điểm M là đường thẳng d nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách dòng I1 đoạn 9,6 cm và dòng I2 đoạn 2,4 cm. 

B. Trong không gian, tập hợp các điểm M là đường thẳng d nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách dòng I1 đoạn 2,4 cm và dòng I2 đoạn 9,6 cm. 

C. Trong không gian, tập hợp các điểm M là đường thẳng d nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách dòng I1 đoạn 16 cm và dòng I2 đoạn 4 cm.     

D. Trong không gian, tập hợp các điểm M là đường thẳng d nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn, cách dòng I1 đoạn 4 cm và dòng I2 đoạn 16 cm.

Câu hỏi 61 :

Một vòng dây có bán kính R = 10 cm, mang dòng điện I1 = 10A và một dây dẫn thẳng dài đặt đồng phẳng. Dây dẫn thẳng mang dòng điện I2 = 8 A. Xác định chiều của I2 và khoảng cách d từ tâm O của vòng dây đến dây dẫn thẳng để cảm ứng từ tổng hợp tại O bằng 0?

A. Chiều của dòng I2 hướng từ trái sang phải; d = 5,5 cm.

B. Chiều của dòng I2 hướng từ trái sang phải; d = 2,55 cm

C. Chiều của dòng I2 hướng từ phải sang trái; d = 2,55 cm.

D. Chiều của dòng I2 hướng từ phải sang trái; d = 5,5 cm.

Câu hỏi 68 :

Ba dây dẫn thẳng dài và song song cách đều nhau một khoảng a = 10 cm (hình vẽ). Cường độ dòng điện chạy trong 3 dây lần lượt là I1 = 25A, I2 = I3 = 10A. Xác định phương, chiều và độ lớn của lực từ F tác dụng lên 1 m của dây I1.

A. F vuông góc với I2I3, hướng ra xa I2I3 và có độ lớn 

B. F vuông góc với I2I3, hướng về I2I3 và có độ lớn 

C. F song song với I2I3, hướng sang trái và có độ lớn 103N

D. F song song với I2I3, hướng sang phải và có độ lớn 103N

Câu hỏi 69 :

Cho điện tích q > 0 bay vào trong từ trường B theo hướng từ Tây sang Đông thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có chiều hướng từ Nam đến Bắc. Xác định chiều của vectơ cảm ứng từ.

A. Chiều của vectơ B hướng từ trên xuống dưới

B. Chiều của vectơ B hướng từ dưới lên.

C. Chiều của vectơ B hướng từ Đông sang Tây

D. Chiều của vectơ B hướng từ Tây sang Đông.

Câu hỏi 71 :

Cho điện tích q < 0 bay theo hướng từ Tây sang Đông trong từ trường B (B có hướng Nam Bắc). Theo quy tắc bàn tay trái, lực Lorenxơ có

A. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên.

B. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.

C. Phương nằm ngang, chiều hướng về phía đông.

D. Phương nằm ngang, chiều hướng về phía tây.

Câu hỏi 72 :

Một electron có vận tốc v = 2.105 m/s đi vào trong điện trường đều E vuông góc với đường sức điện. Để cho electron chuyển động thẳng đều trong điện trường, ngoài điện trường còn có từ trường. Hãy xác định vectơ cảm ứng từ. Biết chiều của các vectơ v và E được cho như hình vẽ.

A. Cảm ứng từ B cùng chiều với E .

B. Cảm ứng từ B ngược chiều với E .

C. Cảm ứng từ B có chiều từ trong ra ngoài mặt phẳng hình vẽ.

D. Cảm ứng từ B có chiều từ ngoài vào trong mặt phẳng hình vẽ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK