Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Trắc nghiệm GDCD 12 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc,tôn giáo bình đẳng giữa các dân tộc !!

Trắc nghiệm GDCD 12 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc,tôn giáo bình đẳng giữa các dân tộc !!

Câu hỏi 2 :

Nguyên tắc tôn trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là

A. các bên cùng có lợi.

B. bình đẳng.

C. đoàn kết giữa các dân tộc.

D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.

Câu hỏi 10 :

Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc thiểu số đối với tiếng nói chữ viết của mình thì

A. không được dùng.

B. tùy lúc mà được dùng.

C. có quyền dùng.

D. phải xin phép mới được dùng.

Câu hỏi 11 :

Một trong các nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

A. đều có số đại biểu bằng nhau trong các cơ quan nhà nước.

B. đều có đại biểu trong tất cả các cơ quan nhà nước ở địa phương.

C. đều có người giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước.

D. đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước.

Câu hỏi 13 :

Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là

A. bình đẳng, các bên cùng có lợi.

B. đoàn kết giữa các dân tộc.

C. đảm bảo lợi ích của thiểu số.

D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.

Câu hỏi 14 :

Số lượng các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay là

A. 54 dân tộc.

B. 55 dân tộc.

C. 56 dân tộc.

D. 57 dân tộc.

Câu hỏi 15 :

Dân tộc được hiểu theo nghĩa, là

A. một bộ phận dân cư của quốc gia.

B. một dân tộc thiểu số.

C. một dân tộc ít người.

D. một cộng đồng có chung lãnh thổ.

Câu hỏi 18 :

Nội dung quyền bình đẳng về văn hoá giữa các dân tộc là các dân tộc có quyền

A. dùng tiếng nói, chữ viết, bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hoá tốt đẹp của mình.

B. tự do ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói trong quá trình phát triển văn hoá của mình.

C. dùng tiếng địa phương, lưu giữ các giá trị, truyền thống văn hoá của mình.

D. dùng tiếng phổ thông và giữ gìn các tập quán, hủ tục lạc hậu của mình.

Câu hỏi 19 :

Các dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước. Điều đó không trái với nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng về chính trị.

B. Bình đẳng về kinh tế.

C. Bình đẳng về văn hóa.

D. Bình đẳng về giáo dục.

Câu hỏi 20 :

Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của vấn đề nào sau đây?

A. Đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết giữa các dân tộc.

B. Sự thống nhất giữa văn minh và nhân đạo.

C. Đảm bảo quyền năng của công dân.

D. Định hướng cho con người phát triển toàn diện.

Câu hỏi 21 :

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục.

B. Bình đẳng về chính trị.

C. Bình đẳng về xã hội.

D. Bình đẳng về kinh tế.

Câu hỏi 22 :

Phương án nào sau đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế?

A. Các dân tộc đều được tham gia các thành phần kinh tế.

B. Các dân tộc đều được vay vốn ngân hàng.

C. Những dân tộc ở vùng sâu vùng xa được Nhà nước quan tâm hơn trong phát triển kinh tế.

D. Những dân tộc ở vùng thuận lợi mới được quan tâm hơn trong phát triển kinh tế.

Câu hỏi 23 :

Phương án nào sau đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị?

A. Các dân tộc đều được bầu cử, ứng cử.

B. Các dân tộc đều được tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Các dân tộc đều được góp ý các vấn đề chung của cả nước.

D. Các dân tộc đều được vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế.

Câu hỏi 26 :

Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Bình đẳng giữa các địa phương.

C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

D. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.

Câu hỏi 27 :

Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện quyền bình đẳng

A. giữa các dân tộc.

B. giữa các công dân.

C. giữa các vùng, miền.

D. trong công việc chung của nhà nước.

Câu hỏi 30 :

Phương án nào dưới đây sai khi bàn về việc sử dụng phong tục, tập quán và văn hóa tốt đẹp của các dân tộc?

A. Không được sử dụng.

B. Luôn được phát huy.

C. Khuyến khích phát triển.

D. Nhà nước tạo điều kiện phát triển.

Câu hỏi 31 :

Huyện X tại tỉnh Y là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, có đời sống khó khăn vì vậy được Nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. Chính sách này thể hiện quyền bình đẳng nào sau đây?

A. Bình đẳng giữa các vùng miền.

B. Bình đẳng giữa các tôn giáo.

C. Bình đẳng giữa các dân tộc.

D. Bình đẳng giữa các công dân.

Câu hỏi 35 :

Sau giờ học trên lớp, X (dân tộc Kinh) giảng bài cho Y (dân tộc Ê- đê). Hành vi của X thể hiện

A. quyền tự do, dân chủ.

B. sự bình đẳng giữa các dân tộc.

C. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.

D. sự tương thân tương ái.

Câu hỏi 36 :

Trong ngày hội đoàn kết các dân tộc, để thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc mình, em sẽ lựa chọn trang phục nào để thể hiện nét văn hóa của vùng miền mình?

A. Trang phục truyền thống của dân tộc mình.

B. Trang phục truyền thống của dân tộc khác.

C. Trang phục hiện đại.

D. Trang phục theo ý thích cá nhân của mình.

Câu hỏi 39 :

Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ giữa các dân tộc. Mọi hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc đều bị xử lí nghiêm minh. Điều này nhằm đảm bảo

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

C. quyền bình đẳng giữa các quốc gia.

D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc thiểu số.

Câu hỏi 41 :

Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất.... được gọi chung là 

A. các cơ sở vui chơi.

B. các cơ sở họp hành tôn giáo.

C. các cơ sở truyền đạo.

D. các cơ sở tôn giáo.

Câu hỏi 43 :

Việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giáo là

A. tôn giáo.

B. tín ngưỡng.

C. cơ sở tôn giáo.

D. hoạt động tôn giáo.

Câu hỏi 44 :

Nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tôn giáo được gọi là

A. tôn giáo.

B. tín ngưỡng.

C. cơ sở tôn giáo.

D. hoạt động tôn giáo.

Câu hỏi 47 :

Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo

A. tín ngưỡng cá nhân.

B. quan niệm đạo đức.

C. quy định của pháp luật.

D. phong tục tập quán.

Câu hỏi 50 :

Bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở 

A. đảm bảo trật tự xã hội và an toàn xã hội.

B. thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, hợp tác.

C. tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

D. nguyên tắc để chống diễn biến hoà bình.

Câu hỏi 52 :

Công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều phải

A. đấu tranh với nhau.

B. tôn trọng lẫn nhau.

C. ủng hộ lẫn nhau.

D. chăm sóc lẫn nhau.

Câu hỏi 53 :

Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Công dân có quyền theo hoặc không theo bất kì tôn giáo nào.

B. Công dân theo các tôn giáo khác nhau đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân.

C. Người theo tôn giáo có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

D. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được hoạt động tự do không cần theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 54 :

Phương án nào sau đây không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

B. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.

C. Các hoạt động tôn giáo được tự do hoạt động theo giáo lí của mình.

D. Các tôn giáo có quyền hoạt động theo pháp luật.

Câu hỏi 55 :

Phương án nào dưới đây không thuộc nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Các tôn giáo đuợc Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo qui định của pháp luật.

B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm.

C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo qui định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm.

Câu hỏi 56 :

Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?

A. Thắp nhang cho người đã khuất.

B. Yểm bùa.

C. Không ăn trứng trước khi đi thi.

D. Xem bói.

Câu hỏi 57 :

Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh hành vi theo tôn giáo trái với quy định của pháp luật?

A. Buôn thần bán thánh.

B. Tốt đời đẹp đạo.

C. Kính chúa yêu nước.

D. Đạo pháp dân tộc.

Câu hỏi 58 :

Phương án nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Công dân có quyền không theo bất kì một tôn giáo nào.

B. Người đã theo tôn giáo không có quyền bỏ để theo tôn giáo khác.

C. Người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

D. Người theo các tôn giáo khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật.

Câu hỏi 60 :

Các cơ sở tôn giáo được pháp luật thừa nhận dù lớn hay nhỏ được Nhà nước đối xử

A. không bình đẳng.

B. có sự phân biệt.

C. bình đẳng như nhau.

D. tùy theo từng tôn giáo.

Câu hỏi 61 :

Ông A không đồng ý cho M kết hôn với K vì do hai người không cùng tôn giáo. Ông A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa

A. các dân tộc.

B. các tôn giáo.

C. các tín ngưỡng.

D. các vùng, miền.

Câu hỏi 64 :

Ngày 27/7 hằng năm, nhà trường tổ chức cho học sinh đến viếng nghĩa trang các anh hùng liệt sĩ ở địa phương. Hoạt động này là biểu hiện của

A. hoạt động tín ngưỡng.

B. hoạt động mê tín dị đoan.

C. hoạt động tôn giáo.

D. hoạt động công ích.

Câu hỏi 65 :

Hằng ngày, gia đình bà A đều thắp nhang cho ông bà tổ tiên. Việc làm của gia đình bà A là biểu hiện của

A. hoạt động tín ngưỡng.

B. hoạt động mê tín dị đoan.

C. hoạt động tôn giáo.

D. hoạt động công ích.

Câu hỏi 67 :

Ở địa phương em xuất hiện một số người lạ mặt cho tiền và vận động mọi người tham gia một tôn giáo lạ. Trong trường hợp này, em sẽ xử sự như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật?

A. Nhận tiền và vận động mọi người cùng tham gia.

B. Không nhận tiền và báo chính quyền địa phương.

C. Không quan tâm cũng không nhận tiền.

D. Nhận tiền nhưng không tham gia.

Câu hỏi 68 :

Gia đình ông X ngăn cản việc con trai mình kết hôn với chị Y vì lí do hai người không cùng tôn giáo. Nếu là Y, em sẽ xử sự như thế nào cho phù hợp với pháp luật?

A. Nghe theo lời ông X và chia tay người yêu đường ai nấy đi.

B. Giả vờ chia tay vói người yêu rồi âm thầm đăng kí kết hôn để sống với nhau.

C. Đưa nhau đi trốn thật xa để được sống với nhau.

D. Giải thích cho ông X hiểu việc ngăn cản kết hôn vì lí do tôn giáo là trái pháp luật.

Câu hỏi 69 :

Nếu thấy những hành động phá hoại trụ sở Phật giáo ở địa phương. Em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để đúng vói quy định của pháp luật?

A. Báo với chính quyền địa phương để xử lí.

B. Tự mình ngăn cản những hoạt động đó.

C.ng hộ, cổ vũ những hoạt động đó.

D. Coi như không biết vì mình không theo tôn giáo.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK