Bài 1: Cho điểm M nằm ngoài đường tròn (O; R). Vẽ tiếp tuyến MA ( A là tiếp điểm), cát tuyến MBC ( B nằm giữa M và C) và O nằm trong góc AMC. Lấy I là trung điểm của BC. Tia OI cắt cung nhỏ BC tại N, AN cắt BC tại D.
a) Chứng minh AD là phân giác của góc BAC.
b) Chứng minh : MD2 = MB.MC.
c) Gọi H, K là hình chiếu của N lên AB và AC. Chứng tỏ ba điểm H, I, K thẳng hàng ( đường thẳng Sim-Sơn).
Bài 2: Cho đường tròn (O; R) và (O’; R’) tiếp xúc ngoài nhau tại A. Qua A vẽ đường thẳng cắt (O) tại B và cắt (O’) tại C.
a) Chứng tỏ OB // O’C.
b) Chứng tỏ tỉ số diện tích hai hình quạt nằm trong góc ở tâm \(\widehat {AOB}\) và \(\widehat {AO'C}\) của hai hình tròn không đổi khi cát tuyến BAC quạt quanh A.
Bài 1:
a) I là trung điểm BC \(\Rightarrow OI \bot BC \Rightarrow \overparen{ NB} = \overparen{ NC}\)
Do đó \(\widehat {BAN} = \widehat {CAN}\) hay AD là phân giác của góc \(\widehat {BAC}\).
b) Xét ∆MAB và ∆MCA có:
+) \(\widehat M\) chung,
+) \(\widehat {MAB} = \widehat {MCA}\) (góc giữa tiếp tuyến và một dây bằng góc nội tiếp cùng chắn cung AB)
Do đó ∆MAB và ∆MCA đồng dạng (g.g)
\( \Rightarrow \dfrac{{MA}}{ {MC}} = \dfrac{{MB} }{{MA}}\)
\( \Rightarrow MA^2= MB.MC\) (1)
Lại có \(\widehat {MDA} = \dfrac{{sđ\overparen{AB} +sđ\overparen{ NC}}}{2}\) ( góc có đỉnh bên trong đường tròn)
\(\widehat {MAN} = \dfrac{{sđ\overparen{AB} + sđ\overparen{BN}}}{2}\) ( góc giữa tiếp tuyến và một dây)
Mà \(\overparen{ NC} = \overparen{ NB} \)\(\,\Rightarrow \widehat {MDA} = \widehat {MAN}\) hay ∆MAD cân tại M
\( \Rightarrow MA = MD\) (2)
Thay (2) vào (1), ta có : \(MD^2 = MB.MC.\)
c) Tứ giác HBIN nội tiếp ( \(\widehat {NHB} + \widehat {NIB} = 180^\circ ),\)
\(\widehat {HBN} = \widehat {HIN}\) (1) ( các góc nội tiếp cùng chắn cung HN)
mà \(\widehat {HBN} = \widehat {ACN}\) (2) ( cùng bù với \(\widehat {ABN}\))
Mặt khác tứ giác NIKC nội tiếp ( \(\widehat {NIC} = \widehat {NKC} = 90^\circ \))
\( \Rightarrow \widehat {ACN} + \widehat {NIK} = 180^\circ \) (3)
Từ (1), (2) và (3) \( \Rightarrow \widehat {HIN} + \widehat {NIK} = 180^\circ \) chứng tỏ ba điểm H, I, K thẳng hàng.
Bài 2:
a) Ta có \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{A_2}}\) ( đối đỉnh)
∆BOA cân \( \Rightarrow \widehat {{A_1}} = \widehat B\).
Tương tự \(\widehat {{A_2}} = \widehat C \Rightarrow \widehat B = \widehat C\)
Do đó OB // O’C ( cặp góc so le trong bằng nhau).
b) Ta có : \({S_{\overparen{AOB}}} = \dfrac{{\pi {R^2}n} }{ {360}}\)
\({S_{\overparen{AO'C}}} = \dfrac{{\pi R{'^2}n} }{{360}}\)
\( \Rightarrow \dfrac{{{S_{\overparen{AOB}}}}}{{{S_{\overparen{AO'C}}}}} = \dfrac{{{R^2}} }{ {R{'^2}}}\) ( không đổi).
Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK